1.2.1 Bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC (Trang 31)

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quản lý doanh nghiệp

Ghi chú:

: Quan hệ chỉ đạo

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý ở công ty:

Ban giám đốc gồm có Giám đốc, Phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của công ty.

- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Là người phụ trách chung, chỉ đạo quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phó Giám đốc kinh doanh: Phụ trách về kinh doanh, bán hàng đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng : + Phòng kế hoạch sản xuất + Phòng kỹ thuật Giám đốc công ty P. Giám đốc kinh doanh P. Giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng nhân sự Phân xưởng sản xuất Tổ Cắt A Tổ

Cắt B Thủ quỹ Đội bảo Hậu cần vệ

Thủ kho

- Phó Giám đốc tài chính: Phụ trách về tài chính đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng : + Phòng kế toán

+ Phòng nhân sự Các phòng ban:

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường, dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thi trường, mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh.

- Phòng kế hoạch: Định kỳ phải cân đối nguyên liệu để sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng; lập kế hoạch sản xuất cho phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo phân xưởng sản xuất.

- Phòng kỹ thuật :

Chịu trách nhiệm toàn bộ về kỹ thuật trước Ban Giám đốc về kỹ thuật của các lô hàng sản xuất tại công ty, thiết kế chế thử mẫu mã theo kế hoạch sản xuất, xây dựng các đường truyền công nghệ cho các đơn hàng sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng và kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm soát và quản lý các thiết bị của các phân xưởng.

- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính, nguồn vốn hoạt động, lập kế hoạch quản lý vốn, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời, trung thực về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời lập báo cáo tài chính phục vụ tốt yêu cầu quản trị của ban lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng.

+ Lập phiếu thu chi hàng ngày.

+ Theo dõi công nợ: phải thu, phải trả.

+ Có kế hoạch kinh phí chi trả công nợ, tiền lương cho nhân viên. + Xuất nhập hàng.

- Phòng nhân sự: Phụ trách các công việc về khối văn hóa- xã hội, đời sống vật chất, xây dựng các định mức lao động, tiền lương của công nhân viên trong công ty. Lập kế hoạch lao động phục vụ sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, trợ giúp Giám đốc trong việc bổ nhiệm và tuyển dụng lao động của công ty.

- Tổ cắt:

Nhận nguyên phụ liệu từ kho nguyên liệu, kiểm tra khổ vải, xác định mặt vải trước khi cắt, viết phiếu thanh toán bàn cắt cho từng đơn, từng mã hàng, từng loại nguyên liệu theo đúng số lượng của phòng kế hoạch, cắt theo yêu cầu kỹ thuật, đánh số bó hàng, phối kiện để giao cho tổ sản xuất, thanh toán bàn trải.

- Tổ sản xuất:

Nhận kế hoạch sản xuất các mã hàng theo kế hoạch phân công của quản đốc phân xưởng, quản lý lao động trong tổ, điều hành sản xuất phạm vi tổ, phân công bố trí lao động theo đường truyền công nghệ, chịu trách nhiệm về thời gian giao hàng và chất lượng sảm phẩm về đơn hàng mà tổ nhận sản xuất, nhắc nhở công nhân thực hiện nội quy, quy chế của công ty, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật với các tổ viên trong tổ.

Với bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến, các bộ phận phòng ban đều chịu sự quản lý điều hành thống nhất từ trên xuống nên công việc được thống nhất, nhanh gọn. Công ty đã tổ chức một phòng kế toán duy nhất. Chính vì vậy công tác kế toán được tập trung và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w