IV. Ngân hàng tiêu biểu: Ngân hàng thương mại cổ phần ACB
3. Quy trình bao thanh toán tại ACB
Hiện nay ACB không áp dụng cách thức thực hiện sản phẩm BTT theo phương thức truyền thống (factoring) mà theo phương thức phi truyền thống (reverse factoring). Với cách thức thực hiện này, quy trình thực hiện sản phẩm BTT tại ACB sẽ có những điểm khác biệt so với cách thức thực hiện truyền thống của các NH trong khu vực và thế giới. Quy trình thực hiện sản phẩm BTT tại ACB bao gồm những công đoạn sau:
- Khối khách hàng doanh nghiệp tiến hành thẩm định và cấp hạn mức BTT cho bên mua hàng;
Trang 49 / 58
- Sở giao dịch, các chi nhánh phối hợp với khối khách hàng doanh nghiệp để xử lý các trường hợp phát sinh khác
Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước
3.1.
(1) Bên bán hàng và ACB ký kết hợp đồng BTT
(2) Bên bán hàng và ACB cùng gửi thông báo về hợp đồng BTT cho bên mua hàng, trong đó nêu rõ việc “chuyển nhượng khoản phải thu cho ACB”
(3) Bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho ACB.
(4) Bên bán hàng giao hàng cho bên mua
(5) ACB ứng trước cho bên bán hàng
(6) Bên mua hàng thanh toán khoản phải thu cho ACB khi đến hạn
Trang 50 / 58
Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu
3.2.
(1) Nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng BTT xuất khẩu với ACB
(2) Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ACB
(3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu
(4) Nhà xuất khẩu giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ACB (5) ACB ứng trước cho nhà xuất khẩu
(6) Nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu cho ACB khi đến hạn thông qua đơn vị BTT nhập khẩu – đối tác của ACB
(7) ACB thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xuất khẩu
4. Các điều khoản để được chấp nhận BTT trong nước từ ACB
Khoản phải thu được ngân hàng BTT phải phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hóa hợp pháp và trong hợp đồng phải có điều khoản chuyển nhượng khoản phải thu hoặc không có điều khoản chuyển nhượng khoản phải thu.
Ngân hàng không thực hiện dịch vụ BTT đối với các khoản phải thu phát sinh từ: - Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm
- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp - Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp
Trang 51 / 58
- Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức kí gửi
- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày
- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp
- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng
5. Hồ sơ BTT tại ACB
Giấy đề nghị BTT (mẫu của ngân hàng) Hồ sơ pháp lý của khách hàng
Hồ sơ về tài chính của khách hàng: các bản báo cáo tài chính và bảng thuyết minh Hồ sơ về khoản phải thu đề nghị BTT (Bao gồm: hợp đồng mua bán hàng, hóa
đơn bán hàng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng,…)
Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu có): tài sản đảm bảo không phải là điều kiện bắt buộc để bên bán hàng được ngân hàng BTT.
Các hồ sơ khác (nếu có).
6. Phương thức BTT tại ACB
Phương thức BTT ACB cung cấp: - BTT từng lần
- BTT theo hạn mức - Đồng BTT
Đối với phương thức thanh toán của doanh nghiệp:
Đối với hợp đồng mua bán trong nước: thanh toán trả chậm
Đối với hợp đồng ngoại thương: T/T trả chậm hoặc D/A
Bên bán hàng/nhà xuất khẩu chỉ cần kí kết 1 hợp đồng BTT với ACB cho tất cả các bên mua hàng/nhà nhập khẩu
Nhà nhập khẩu có thể sử dụng bất cứ phương thức thanh toán nào ngoại trừ L/C và phương thức thanh toán tiền ngay khi vận chuyển
Trang 52 / 58
Không quá 5 ngày đối với BTT trong nước và không quá 10 ngày đối với BTT xuất khẩu kể từ ngày bên bán hàng/nhà xuất khẩu cung cấp đủ thông tin cho ACB. Sau khi được cấp hạn mức BTT, các lần xuất trình chứng từ để được ứng trước chỉ trong một buổi làm việc.
7. Lãi suất và các mức phí
Lãi suất
7.1.
Lãi được tính trên số tiền mà ACB ứng trước cho bên bán hàng. Lãi mà bên bán hàng phải trả phải được tính theo công thức:
Lãi = Số tiền ứng trước * lãi suất * thời hạn BTT
+ Thời hạn BTT: tính từ ngày ACB ứng tiền trước đến ngày bên mua hàng hoặc bên bán hàng thanh toán khoản phải thu cho ACB
+ Trường hợp bên mua hàng không thanh toán khoản phải thu đúng hạn theo hợp đồng mua bán thì ACB sẽ tính lãi gia hạn, lãi quá hạn theo quy định.
+ Phí được tính trên giá trị khoản phải thu. Phí thực hiện BTT được thu 1 lần ngay khi ứng tiền cho bên bán hàng.
Mức phí thực hiện BTT
7.2.
- BTT trong nước
STT Giao dịch Mức phí Mức phí tối thiểu
1 Phí BTT 0.5% 500.000 đ
2 Phí gia hạn 0.5% 500.000 đ
- BTT xuất khẩu
Trang 53 / 58 k = 1: doanh số < 1 triệu USD/năm
k = 0.9: doanh số >1 triệu – 2 triệu USD/năm
k =0.8: doanh số >2 triệu – 3 triệu USD/năm
Mức phí của đơn vị BTT nhập khẩu: các đơn vị BTT nhập khẩu ở nước ngoài sẽ báo cụ thể khi trả lời hạn mức sơ bộ và mức phí tùy uy tín của bên mua hàng khoảng từ 0.8% - 1.5%
Hạn mức BTT của bên bán hàng
7.3.
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 ∗ 𝑡ℎờ𝑖 ℎạ𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ∗ (1 + 𝑥%) 360
Trong đó: x% là hệ số điều chỉnh (x<=50%)
x% được xác định vào tình hình bán hàng theo mùa vụ của bên bán hàng
Giá mua bán khoản phải thu
7.4.
- Giá mua bán khoản phải thu được xác định theo công thức sau:
Giá mua bán khoản phải thu = Giá trị khoản phải thu được BTT – (lãi BTT + Phí BTT) - Số tiền ứng trước:
Số tiền mà ACB ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận hợp đồng BTT xác định như sau:
Số tiền ứng trước = Tỷ lệ ứng trước * Giá trị khoản phải thu
Trong đó, tỷ lệ ứng trước là tỷ lệ phần trăm trên giá trị khoản phải thu mà ACB ứng trước cho khách hàng. Tỷ lệ này do ban tín dụng hoặc hội đồng tính dụng quyết định, tối đa là 80% giá trị thực của khoản phải thu.
Trang 54 / 58
8. Nhận xét về ngân hàng ACB
Ngân hàng ACB có thể được coi là một trong những ngân hàng thương mại có nghiệp vụ BTT phát triển nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước. ACB đã cấp hạn mức BTT bên mua cho nhiều công ty ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Trong những năm đầu tiến hành BTT, ACB đã gặt hái được một số thành tựu nhất định, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khẳng định đi đầu trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại hóa công nghệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với mức có thể. Theo ông Đỗ Minh Toàn, PGĐ ACB cho rằng: Mặc dù BTT là một sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam nhưng nó sẽ trở thành một phương thức thanh toán hữu hiệu, mang lại lợi ích cho cả khách hàng bên mua lẫn bên bán. Và ông hy vọng, dịch vụ này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy nhanh hoạt động thương mại trong nước và quốc tế.
Trang 55 / 58
KẾT LUẬN
Thật ra bao thanh toán không phải là một thuật ngữ hoàn toàn mới lạ. Những hình thức cơ bản của nó đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, và theo thời gian, theo đà phát triển của thương mại nói riêng và của loài người nói chung, bao thanh toán đã dần đạt đến trình độ ưu việt như hiện nay. Rất nhiều nước trên thế giới sử dụng bao thanh toán như một giải pháp tối ưu thúc đẩy quá trình buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức toàn cầu, sản phẩm bao thanh toán ra đời đã ngày càng khẳng định vị thế của mình, sẽ sớm thay thế các sản phẩm cho vay thế chấp bằng tài sản có. Vì thế, thách thức đặt ra cho các ngân hàng thương mại hiện nay là phải tìm ra lối đi riêng phù hợp với thị trường tài chính Việt nam nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp bao thanh toán tốt nhất. Và mang lại lợi ích tốt nhất cho nền kinh tế cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Dựa trên những cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ bao thanh toán, những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn, cùng với những giải pháp kiến nghị mà nhóm đã nghiên cứu đề ra nhằm hoàn thiện và nghiệp vụ bao thanh toán, tạo cơ sở để bao thanh toán trở thành nghiệp vụ tài chính chủ lực của các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam trong tương lai. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót khi thực hiện bài tiểu luận này!
Trang 56 / 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật các tổ chức tín dụng 2010
Quyết định 1096/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 6/9/2004 về việc ban hành quy chế bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.
Quyết định 30/2008/ QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 16/10/2008 về việc ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán sửa đổi bổ sung quy chế 1096
Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê.
Nguyễn Xuân Trường (2006) Bao Thanh Toán – Một dịch vụ tài chính đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 7/2006
Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB
Một số bài tiểu luận với tựa đề: Những vấn đề chung về bao thanh toán; Thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại cổ phần;Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) tại Việt Nam; …
Và các trang web:
- http://acb.com.vn/wps/portal - http://www.slideshare.net/blueocean3892/thc-trng-bao-thanh-ton - http://vietbao.vn/Kinh-te/ACB-voi-dich-vu-bao-thanh- toan/55064540/88/ - http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/bao-thanh-toancho-den-bao-gio- 2014091322294591010.chn - http://vi.wikipedia.org/wiki/Bao_thanh_to%C3%A1n - www.tapchiketoan.com - www.factors-chain.com