III. Tình hình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại tạ
1. Thực trạng
Nghiệp vụ bao thanh toán xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên thì hoạt động nghiệp vụ Bao thanh toán tại Việt nam còn khá mới mẻ nhưng tại nhiều nước trên thế giới đây là một công cụ tài chính hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các ngân hàng Việt Nam cung cấp dịch vụ Bao thanh toán tập trung vào các ngành xuất khẩu thế mạnh như: Dệt may, da giày, gỗ, điện tử và linh kiện, thủy hải sản đông lạnh… FCI cho biết, doanh số Bao thanh toán năm 2011 tại Việt Nam đạt 25 triệu EUR, đạt mức tăng trưởng bình quân 1,8 lần trong giai đoạn 2007-2011. Như vậy so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 là 203.6 tỷ USD thì doanh số bao thanh toán tại Việt Nam thật quả là khiêm tốn.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao nghiệp vụ bao thanh toán không phát triển ở Việt Nam? Để trả lời ta cần xem xét các lý do sau:
- Bao thanh toán không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay đối với người bán, mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị bao thanh toán có thể kiểm soát được cả bên mua bán và nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Chính đặc điểm này đã tạo ra rào cản ngăn trở quá trình đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn công khai tình hình hoạt động, càng không muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp vào quá trình kinh doanh của họ. Vì vậy, các đơn vị bao thanh toán gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị sản phẩm mới với khách hàng.
- Dù xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên thế chấp của tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế ở Việt Nam thì chưa hẳn vậy. Các
Trang 40 / 58
ngân hàng Việt Nam, và kể cả các ngân hàng nước ngoài, vẫn coi trọng tài sản đảm bảo. Về điều này cũng không thể trách các ngân hàng được vì đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro không cho phép họ mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có được từ việc phân tích các báo cáo tài chính không thể tin tưởng được.
- Lợi ích của bao thanh toán là không cần dùng thương phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại, mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Trong điều kiện Việt Nam chưa có Luật Thương phiếu để xử lý nợ thì hợp đồng bao thanh toán cũng như các hợp đồng thương mại khác sẽ được xem như là cơ sở pháp lý để trong trường hợp có tranh chấp, sẽ được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc tòa án thương mại để xét xử. Nhưng vấn đề ở đây là, ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí là hiệu lực kết quả xét xử của trọng tài kinh tế hay tòa án thương mại vẫn còn bị xem nhẹ. Rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng, không tuân thủ phán quyết của trọng tài và tòa án mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nói tóm lại, một nguyên nhân khiến bao thanh toán chậm được triển khai ở Việt Nam là do luật pháp của ta chưa nghiêm.
- Các doanh nghiệp vẫn quen dùng các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển tiền T/T, đặc biệt là L/C. Nhận thức của phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cộng với môi trường kinh tế không ổn định khiến rất khó thuyết phục được họ nhận biết được những lợi ích mà bao thanh toán có thể đem lại về lâu dài qua các dịch vụ phong phú, đa dạng của nó như tư vấn về khách hàng, thu nợ hộ, quản lý các khoản phải thu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro. Chính tâm lý dè đặt trước sản phẩm mới của doanh nghiệp cũng góp phần làm thui chột đi sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.
- Chưa có quỹ dự phòng bù đắp rủi ro và bảo hiểm tín dụng cho các ngân hàng. Bao thanh toán, cũng giống như các nghiệp vụ tín dụng khác, là loại hình kinh doanh có rủi
Trang 41 / 58
ro. Nhưng mức rủi ro so với khả năng sinh lời ở tỷ lệ nào là chấp nhận được, đó mới là vấn đề quan trọng. Cho đến nay, vẫn chưa có quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ bù đắp rủi ro cho từng loại nghiệp vụ ngân hàng và việc trích lập quỹ rủi ro như thế nào vẫn đang là vấn đề tranh cãi.
- Tính cho đến thời điểm hiện nay, NHNN vẫn chưa có một hành lang pháp lý vững chắc để các ngân hàng có thể triển khai hoạt động bao thanh toán có hiệu quả nhất, cụ thể là Pháp lệnh Thương phiếu vẫn chưa đi sâu vào thực tiễn. Hơn nữa, việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là một hình thức cấp tín dụng đã khiến toàn bộ nội dung này chệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán. Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng, bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thường.
- Môi trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hóa, cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn còn thiếu, yếu và chưa được tập trung. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, thông tin từ CIC vì một số lý do khách quan vẫn chưa phản ánh đúng mức độ an toàn tín dụng của khách hàng.
- Chưa có sự nhận thức đồng bộ giữa các cơ quan Bộ, ngành như Ngân hàng, Bộ Tài chính, Tòa án... Nếu xảy ra tranh chấp, ngân hàng sẽ rất vất vả để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Tóm lại, bao thanh toán chỉ có thể nhanh chóng trở thành sản phẩm tài chính hiệu quả khi và chỉ khi các Bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau và môi trường kinh tế phải thực sự thuận lợi. Hy vọng, trong tương lai, nghiệp vụ này sẽ thực sự được phát triển ở Việt Nam nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tài chính cho các tổ chức tài chính
Trang 42 / 58
Việt Nam cũng như tạo thêm công cụ cho các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn trong quá trình thực hiện kinh doanh của mình.