Yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán tiền lương và các khoản trích theo

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN SƠN THANH HÓA (Trang 29)

năm của công nhân, nhưng do việc của công nhân không đều đặn giữa các tháng, do đó để tránh khỏi đột biến trong giá thành thì doanh nghiệp có thể thực hiện trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Mức trích trước tiền lương

công nhân nghỉ phép = Tiền lương thực tế phải trả cho người lao động trong tháng X Tỷ lệ trích trước

Tỷ lệ trích trước được tính như sau:

Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiển chính kế hoạch của người lao độngTổng số tiền lương nghỉ phép kế hoạch

2.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THEO QUY ĐỊNH TRÍCH THEO LƯƠNG THEO QUY ĐỊNH

2.2.1. Yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương lương

a. Yêu cầu của kế toán tiền lương.

Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của kế toán tiền lương và BHXH trong quá trính sản xuất kinh doanh, yêu cầu của kế toán tiền lương và BHXH là phải dựa trên văn bản quy định của Nhà nước, các thông tư của bộ lao động, thương binh xã hội hướng dẫn để giải quyết các chế độ của người lao động như: Chế độ tiền lương, chế độ thanh toán BHXH khi người lao động nghỉ việc, ốm đau, tai nạn, thai sản…

- Dựa theo trình tự kế toán để thực hiện các khoản chi.

- Phải đảm bảo tính đúng, tính đủ theo các quy định của chế độ Nhà nước. - Chứng từ kế toán tiền lương và BHXH phải rõ ràng, cụ thể để đảm bảo

cho việc lưu chữ hồ sơ và thanh toán cho người lao động.

b. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương.

- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động, tính lương, các khoản phải trả, phải nộp, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng

- Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng, tổ đội các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ hạch toán ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ sách

cần thiết và hạch toán các nhiệm vụ về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.

- Lập báo cáo về lao động.

- Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan.

c. Nguyên tắc của tổ chức tiền lương

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách thu nhập thích hợp.

Ở nước ta khi xây dựng một chế độ tiền lương và tổ chức trả lương phải theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1:Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, theo nguyên tắc này thì bất kỳ ai dù có khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ mà có đóng góp sức lao động như nhau thì được trả lương như nhau. Đối với công việc khác nhau thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng mức, phân biệt công bằng, chính xác trong trả lương.

Đây là nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự công bằng trong trả lương. Điều này sẽ có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động.

Nguyên tắc 2: Bảo đảm NSLĐ tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Tức là có thể hiểu đơn giản như sau:

Năng suất lao động là sản phẩm, là cái được làm ra. Tiền lương là cái phải trả, đó là chi phí.

Vì vậy, để sản xuất có lợi nhuận, đạt hiệu quả cao thì cái làm ra phải lớn hơn tổng chi phí. Tức là tốc độ tăng NSLĐ phải lớn hơn tiền lương.

Nguyên tắc này dù xét trên phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc toàn xã hội đều thấy rõ tính khoa học hợp lý của nó phù hợp với tiến trình phát triển ngày càng đi lên của xã hội.

Nguyên tắc 3:Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân ( Tức là phải trả lương khác nhau cho lao động khác nhau).

này cho thấy, cùng một bậc thợ như nhau ở các nghành nghề khác nhau thì trình độ lành nghề khác nhau. Sự khác nhau này cần phải được phân biệt trong trả lương thông qua đó khuyến khích người lao động thông qua tay nghề, trình độ.

Điều kiện lao động khác nhau. Các doanh nghiệp khác nhau thì có điều kiện lao động khác nhau do đó dẫn đến NSLĐ khác nhau có nghĩa là tiêu hao phí sức lao động khác nhau do đó tiền lương phải khác nhau để bù đắp hao phí sức lao động khác nhau đó.

Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn của sự phát triển kinh tế thì ứng với nó mỗi ngành có một vị trí quan trọng thì tiền lương cao để thu hút lao động, tạo điều kiện tốt để ngành đó phát triển.

Sự phân bổ theo khu vực sản xuất giữa các vùng khác nhau thì tiền lương khác nhau, điều kiện khác nhau như khí hậu, điều kiện sinh hoạt…ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sức khỏe của con người, chi phí cho cuốc sống khác nhau, do đó để đảm bảo tái sản xuất lao động như nhau thì tiền lương khác nhau và được thực hiện thông qua phụ cấp như: Phụ cấp đắt đỏ, khu vực và một số ưu đãi.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN SƠN THANH HÓA (Trang 29)