Cách tính các khoản trích theo lương tại Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN SƠN THANH HÓA (Trang 47)

Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp. Việc trích lập các khoản này là việc làm bắt buộc đối với các Doanh nghiệp vì lợi ích của người lao động theo quy định của nhà nước

a. Bảo hiểm xã hội (BHXH)

* BHXH là số tiền được trích để trả cho người lao động khi họ về hưu, ốm đau, tử tuất,... Căn cứ để tính và trích BHXH là:

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHXH = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu x 8%

- Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Số BHXH phải nộp = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu x 18 %

* Trợ cấp bảo hiểm xã hội

cấp = BHXH x bậc x BHXH

- Chế độ trợ cấp ốm đau:

+ Đã đóng BHXH dưới 15 năm: hưởng 30 ngày/năm. + Đã đóng 15 năm <BHXH <30 năm: hưởng 40 ngày/năm + Đã đóng BHXH trên 30 năm: hưởng 50 ngày/năm.

Cán bộ công nhân viên mắc chứng bệnh điều trị dài ngày theo Danh mục của Bộ Y Tế thì được hưởng BHXH trong thời gian điều trị

- Chế độ trợ cấp thai sản:

+ Trong thời gian có thai được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày. + Trong thời gian sẩy thai thì được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.

+ Nghỉ hộ sản 4 tháng để nuôi con + Mức lương cơ bản x 4 tháng

- Chế độ trợ cấp nuôi con ốm:

+ 20 ngày/năm đối với các con dưới 3 tuổi. + 15 ngày/năm đối với các con từ 4-7 tuổi.

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Người lao động bị tai nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:

+ Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm.

Các trường hợp trên tuỳ theo mức suy giảm khả năng lao động mà hưởng các mức trợ cấp theo quy định

- Chế độ hưu trí

Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng lúc nghỉ việc khi có một trong các điều kiện sau:

+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

hưu trí, người lao động đang hưởng lươnghưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết người lao động được hưởng tiền mai táng bằng 8 tháng lươngtối thiểu.

+ Đối với trườnghợp nghỉ việc chăm sóc con ốm thì mức trợ cấp trả lương BHXH với tỷ lệ hưởng là 75%.

Mức trợ cấp = Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc x 75% X Số ngày nghĩ 26

+ Đối với trường hợp sẩy thai, tai nạn lao động thì mức trợ cấp trả lương thay BHXH là 100%.

Mức trợ cấp = Lương cơ bản x Hệ số cấp bậc x Số tháng nghỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Bảo hiểm y tế (BHYT).

Khi người lao động đóng tiền BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT để phục vụ cho việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Quỹ BHYT thanh toán 80% tiền khám chữa bệnh người lao động chỉ phải trả 20%. Căn cứ để tính và trích BHYT là:

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHYT = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu x 1,5%

- Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Số BHYT = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiêu x 3%

Đối với các bộ phận quản lý của các đội xây dựng cũng được tính lương theo hình thức trả lương theo thời gian và cách tính cũng tính tương tự như cách tính lương cho bộ phận văn phòng của Công ty.

c. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

BHTN là số tiền được trích để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN là:

- Người lao động đã đóng BHTN 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi mất việc làm.

- Người lao động đã đăng ký BHTN với tổ chức BHXH.

- Số tiền khấu trừ vào lương của người lao động:

Số BHYT = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu x 1%

- Số tiền DN trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Số BHYT = Hệ số lương cơ bản + Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiêu x 1%

d. Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

KPCĐ được trích nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động về công đoàn trong doanh nghiệp.

Căn cứ để tính và trích KPCĐ là:

Tiền lương thực tế phải trả cho lương LĐ x 2%. Doanh nghiệp tính 2% này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TIÊN SƠN THANH HÓA (Trang 47)