- Ô nhiễm các khí khác: các khí này phát sinh do đặc thù của loại hình sản xuất như hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S, VOC, Nhìn chung các khí này
1.4.3. Quản lý chất thải rắn công nghiệp
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất
BTNVMT Bộ xây dựng UBND tỉnh, thành phố URENCO
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 là những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...
Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổng diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Thực hiện chủ trương bảo vệ môi trường, đặc biệt là tăng cường xử lý chất thải, 105 KCN đã xây dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới. Như vậy, so với những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành đã tăng lên đáng kể, từ gần 35% trong năm 2006 lên 60% năm 2011. Dự kiến Kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, 100% các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường (Việt Nga, 2012).
Ngoài việc tăng số lượng KCN xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, theo báo cáo của nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương tập trung nhiều KCN như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng như của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN cũng đã được cải thiện theo hướng tích cực. Các sở, ngành ở địa phương đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Bảng 1.1. Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại
Địa phương Khối lượng(tấn/năm)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 28.739
- Hà Nội 24.000
- Hải Phòng 4.620
- Quảng Ninh 119
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 4.117
- Đà Nẵng 2.257
- Quảng Nam 1.768
- Quảng Ngãi 92
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 80.332
- TP Hồ Chí Minh 44.413
- Đồng Nai 33.976
- Bà Rịa- Vũng Tàu 1.943
Tổng 113.188
Nguồn: Báo cáo của Cục Môi trường, 2010
Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp tăng nhanh trong những năm vừa qua, đặc biệt là chất thải nguy hại. Theo báo cáo của Cục Môi trường năm 2010 tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khoảng 113.118 tấn (bảng 1.1). Từ số liệu thống kê nêu trên cho thấy, lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lớn khoảng gấp ba lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Lượng chất thải nguy hại thống kê được vào năm 2003 tăng lên 160.000 tấn, tương ứng khoảng 40% so với năm 2002. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 ngành công nghiệp, chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Cũng như số liệu thống kê của những năm trước đó, phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh ở miền Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của cả nước, trong đó một nửa là lượng chất thải phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc, với lượng chất thải nguy hại phát sinh chiếm 31%.
1.4.3.1. Một số biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp đã thực hiện
Ở nước ta, tại các KCN đã thực hiện công tác quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều bên liên quan (hình 1.5).
Hình 1.5. Quản lý chất thải ở các KCN Chính phủ UBND cấp tỉnh Bộ, ngành khác Bộ Tài nguyên Môi trường Ban quản lý KCN KCN Chủđầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. KCN Chủđầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Hình 1.5 chỉ ra, cơ quan đứng đầu trong bộ máy quản lý chất thải công nghiệp là chính phủ, tiếp theo là UBND cấp tỉnh và các bộ nghành khác. Bộ TNMT là cơ quan trực tiếp quản lý môi trường và có trách nhiệm quản lý môi trường chung của các nghành nghề. Ở mỗi KCN đều có ban quản lý môi trường, có nhiệm vụ là xem xét và hướng dẫn cho các công ty trong KCN thực hiện các biện pháp BVMT. Sau đó là do các KCN tự thực hiện và có liên kết với UBND tỉnh và các bộ nghành khác.(Nguyễn Cao Lãnh, 2009)
Để có được những kết quả nêu trên, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường KCN đã nỗ lực xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách và triển khai thường xuyên nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số công việc cụ thể đã triển khai là:
+ BTNVMT đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
+ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và KKT, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN, KKT.
+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung cho KCN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 đốc, hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý môi trường KCN, KKT; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các KCN, KCX, KKT.
- Quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại cho các KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh – Trịnh Ngọc Đào, Nguyễn Văn Phước trường Đại học Bách khoa TPHCM.
Hệ thống thu gom vận chuyển này mang tính khả thi cao, được nghiên cứu thiết kế dựa trên cơ sở khoa học, đúng pháp quy, và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, nhằm thu gom tách biệt và triệt để các loại CTCN/CTNH ở các KCN-KCX, vận chuyển theo lộ trình thích hợp về các khu xử lý đã được quy hoạch, để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý CTCN/CTNH, phù hợp với chiến lược quản lý chất thải công nghiệp của thành phố trong những năm tới. Trên cơ sở đó, nội dung bài báo gồm các vấn đề chính yếu sau:
* Xác định phương án cho toàn hệ thống thu gom vận chuyển CTCN/CTNH từ các KCN – KCX về các khu xử lý
Tại các KCN và KCX, hằng ngày các cơ sở sản xuất phát sinh ra 3 loại chất thải. CTSH sẽ được Công ty Môi trường Đô thị, các Công ty Dịch vụ Công ích đảm nhiệm thu gom. Chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất gồm có CTCN không nguy hại (gọi tắt là CTCN) và CTCN nguy hại (gọi tắt là CTNH). CTCN được chia làm 2 phần: CTCN có thể tái sinh tái chế và CTCN không tái sinh.
CTCN có thể tái sinh tái chế một phần có thể trao đổi trực tiếp với các nhà máy có nhu cầu trong chính KCN đó, phần còn lại sẽ thông qua các đơn vị thu mua phế liệu cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu hoặc các đơn vị tái chế nằm ngoài KCN. CTCN không thể tái sinh tái chế được thu gom tập trung về trạm trung chuyển của KCN – KCX. Tại đây chất thải một lần nữa được phân loại, lưu giữ trong những điều kiện đạt tiêu chuẩn, thời gian lưu trữ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 không quá 30 ngày cho đến khi được vận chuyển về các khu xử lý.
CTNH được phân loại tại nhà máy, sau đó được đưa về trạm trung chuyển của KCN – KCX. Các thùng chứa, bao bì đựng CTNH, nơi lưu trữ và các nguyên tắc khác về việc lưu trữ CTNH sẽ được tuân thủ nghiêm túc theo các quy định an toàn đối với CTNH, và quyết định 155 của chính phủ. Từ trạm trung chuyển, CTNH sẽ được đưa về khu liên hợp xử lý, nơi có đầy đủ các chức năng xử lý CTNH
Hình 1.6: Mô hình hệ thống thu gom CTCN, CTNH từ các KCN, KCX
* Xây dựng mô hình trạm trung chuyển tại các KCN – KCX, đây cũng được coi là một phần quan trọng thiết yếu trong toàn hệ thống thu gom vận chuyển CTCN/CTNH
Trạm trung chuyển được thiết kế theo các tiêu chí sau: - Đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh
- Đạt các tiêu chuẩn an toàn trong thiết kế kho lưu giữ CTNH
- Đủ sức chứa toàn bộ CTCN/CTNH của KCN trong thời gian không quá 30 ngày.
- Đầy đủ trang thiết bị để vận hành trạm trung chuyển đạt tiêu chuẩn. KCN KCX CTSH CTCN CTNH Có thể tái chế Không còn giá trị thương mại Trạm trung chuyển
-Đơn vị thu mua phế thải không nguy hại -Các nhà máy trong và ngoài KCN có nhu cầu Khu liên hợp xử lý - Chôn lấp an toàn - Đốt - Tái chế - Các đơn vị có nhu cầu - Các đơn vị tái chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
* Xác định tuyến đường vận chuyển thích hợp để vận chuyển CTCN/CTNH từ các KCN – KCX đến các khu xử lý
Tác giả đề ra các tiêu chí sau cho việc quy hoạch tuyến vận chuyển CTCN/CTNH:
- Đi theo trục lộ giao thông chính
- Nên đi các đường vành đai khi quy hoạch mạng lưới giao thông thành phố.
- Đi theo các đường quốc lộ
- Sử dụng các tuyến đường hương lộ, tỉnh lộ ít tập trung dân cư. - Tránh băng ngang các khu vực trung tâm thành phố dân cư đông đúc, có trường học, bệnh viện
- Hạn chế băng cầu vượt sông
- Sắp xếp số ca số chuyến vận chuyển phù hợp để hạn chế khoảng cách vận chuyển, tận dụng được và giới hạn số lượng xe.
* Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp
Xe vận chuyển phải đảm bảo các tiêu chí:
− Thiết kế đạt tiêu chuẩn chất lượng
− Thùng chứa rác kín, không bay mùi hay rơi vãi dọc đường
− Xe có thiết kế dễ dàng cho việc bảo trì, sửa chữa
− Phù hợp với tuyến đường vận chuyển.
Đối với CTNH, phương tiện vận chuyển sẽ là các xe chuyên dùng. Đối với CTNH ở đây, thì không phải là chất nguy hại nguyên chất, mà chỉ là các vật liệu dính sót hóa chất, hoặc các loại hóa chất thừa thành cặn, không có giá trị sử dụng, nên chắc chắn hoạt tính không còn cao. Vì thế, có thể chọn loại xe có thùng chứa nhiều ngăn (box car mixed cargo), mỗi loại CTNH được để ở một ngăn khác nhau không tiếp xúc nhau (Nguyễn Văn Phước, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
* Sử dụng phần mềm Arcview – GIS thể hiện kết quả quy hoạch tuyến vận chuyển.
Đối với toàn hệ thống thu gom vận chuyển CTCN/CTNH đến khu xử lý, cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các đối trượng có liên quan và các cơ quan có thẩm quyền để công tác quản lý được chặt chẽ và có hiệu quả.
Với sự phức tạp của hệ thống, các dữ liệu, thông tin địa lý có thể được xây dựng vận hành và quản lý rất hiệu quả dựa vào GIS, với các chức năng hữu ích: kết nối các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính với nhau, giải các bài tóan phân tích mạng, giúp việc theo dõi thông tin, truy xuất dữ liệu được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật thông tin và theo dõi được rõ ràng toàn bộ hệ thống.
1.4.3.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp
Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là chất thải hữu cơ khó phân hủy chưa được quản lý, xử lý một cách phù hợp chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của nước ta. Các hoạt động phân loại chất thải rắn mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ và chưa có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phân loại tại nguồn (Lê Thế Giới, 2008).
Trên thực tế chưa có văn bản nào quy định các danh mục, quy chuẩn về chất thải rắn công nghiệp. Nhất là không rõ cơ quan đứng ra cấp phép việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Hiện cũng chưa có quy định về việc thông tin báo cáo định kỳ tình hình phát sinh chất thải rắn của các chủ nguồn thải, của các địa phương, các chủ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường, dẫn đến việc không nắm bắt được kịp thời tình hình phát sinh chất thải rắn tại các địa phương trên toàn quốc để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 có cơ sở tham mưu cho các cấp, ngành có giải pháp quản lý. Hơn nữa, việc phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn còn hạn chế, thường chỉ được thực hiện đối với những chất thải mang lợi ích kinh tế, còn lại những chất thải công nghiệp khác đều được thu gom và đem đổ thải chung cùng với chất thải sinh hoạt, thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở. Tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa chất thải rắn còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở. Việc thu gom chất thải rắn trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung.
Cả nước đang thiếu các khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là