V ệi sệ i, giệy, thệy tinh C ác vệt liệu khác (hóa
3.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp KCN Thụy Vân
Hiện tại các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong KCN Thụy Vân đều thuê công ty Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Trì làm nhiệm vụ phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Công ty Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Trì là một công ty cổ phần về môi trường đã trải qua 10 năm làm việc với cơ cấu tổ chức thể hiện ở hình 3.5
Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Giám đốc Công ty Môi
trường Đô thị và Công nghiệp Việt Trì Ban kiểm soát Hội đồng thẩm định Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng tài chính kế hoạch Phòng tài chính kinh doanh Phòng vật liệu phế liệu Xí nghiệp công nghiệp và vật liệu Xí nghiệp xây lắp số 1 (công nghệ đốt) Xí nghiệp số 3 (công nghệ khử) Xí nghiệp xây lắp số 2 (công nghệ hóa lý)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Hình 3.5 cho thấy công ty có tất cả 4 xí nghiệp xử lý:
Xí nghiệp công nghiệp và xây lắp: đây là xí nghiệp chuyên chịu trách nhiệm về các hoạt động xây lắp của công ty.
Xí nghiệp xử lý số 2 ( công nghệ đốt): đây là xí nghiệp xử lý có sử dụng công nghệ đốt để xử lý các loại chất thải công nghiệp nguy hại.
Xí nghiệp xử lý số 2 ( công nghệ hóa lý): là xí nghiệp chuyên xử lý các loại chất thải lỏng của các nghành công nghiệp.
Xí nghiệp số 3 ( công nghệ khử): là xí nghiệp chuyên sử dụng các loại hóa chất để xử lý chất thải.
Công ty có 6 tổ gồm 2 tổ chịu trách nhiệm về cơ khí, 1 tổ cơ khí điện, 1 tổ xử lý môi trường, 1 tổ bảo vệ, 1 tổ hậu cần.
Hiện nay, công ty có 210 công nhân, trong đó cán bộ quản lý gồm 3 người, cán bộ văn phòng có 37 người, công nhân làm việc là 160 người
3.2.2.1. Sơ đồ quản lý chất thải của công ty
Hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tổng quát được thể hiện ở hình 3.6 Từ hình 3.6 ta thấy, chất thải được thu gom ở các doanh nghiệp trong KCN, chúng được phân loại tại nguồn để phân loại ra được các chất thải có thể tái chế hoặc những chất thải nguy hại. Tại đây sẽ lập các phương án xử lý đối với các loại chất thải đã phân loại đó. Sau đó công ty sẽ tiến hành trao đổi với các doanh nghiệp và ký hợp đồng. Khi đã thỏa thuận xong và ký hợp đồng công ty tiến hành thu gom vận chuyển về công ty. Chất thải được đưa về kho chứa chất thải của công ty và phân loại. Tại đây sẽ có các nhân viên kiểm soát, giám sát chất thải xem khối lượng chất thải được đưa về là bao nhiêu. Sau khi chất thải được phân loại sẽ được chuyển đến các xí nghiệp xử lý. Xử lý xong chất thải được lưu giữ có sự kiểm soát trong công ty để đánh giá hiệu quả xử lý chất thải sau đó sẽ nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Hình 3.6. Sơđồ quản lý chất thải của công ty Nguồn phát thải Phân loại Khảo sát, lập phương án xử lý Trao đổi, dự thảo hợp đồng, thống nhất hợp đồng Tổ chức, thu gom, vận chuyển Nhập xuất kho chất thải Phân loại, xử lý trung gian chất thải Xử lý đốt Xử lý hóa lý Xử lý hóa lý Lưu giữ có kiểm soát, chôn lấp hợp vệ sinh
Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
Kiểm soát, giám sát, vận hành xử lý, quan trắc môi trường Hồ sơ quản lý chất thải (đánh giá hiệu quả xử lý)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
3.2.2.2. Thực trạng hoạt động thu gom
- Thời gian thu gom: hầu hết các xe vận chuyển rác trong khu công nghiệp hoạt động một ngày 2 ca:
+ Ca 1: Từ 5h đến 8h + Ca 2: Từ 15h đến 18h.
Phương tiện để thu gom rác là các xe chở rác chuyên dụng của công ty. Hiện nay công ty có khoảng 21 xe chuyên dùng để chở rác.
- Phương pháp thu gom: hầu hết các doanh nghiệp đã hợp đồng với công ty nên khi thu gom rác thì do doanh nghiệp đó đảm nhiệm, công ty chỉ cần có một lái xe đưa xe đến tận nơi và vận chuyển rác về công ty. Xe chuyên dùng có thùng chứa rác theo từng loại rác, ví dụ như chất thải lỏng thì xe phải có thùng kín
3.2.2.3. Thực trạng hoạt động vận chuyển
- Chất thải sau khi đưa lên xe được vận chuyển về công ty, sau đó chúng được xử lý theo phương pháp mà công ty đã thực hiện.
- Phương tiện vận chuyển là các xe chở rác. Hiện nay, công ty có 21 xe chuyên dùng để chở rác thải, có dung tích từ 6-8 m3, các xe này đều có hệ thống thủy lực để nâng các xe đẩy tay hoặc các thùng rác nhỏ, trong đó có khoảng 40 xe có bộ phận nén rác.
- Địa điểm tập kết rác là công ty môi trường đô thị và công nghiệp Việt Trì.
- Thời gian vận chuyển của các xe là một ngày 2 chuyến, mỗi xe được phân công đi cho nhiều doanh nghiệp trong KCN. Chuyến thứ nhất là từ lúc 5h sáng, chuyến thứ 2 là từ 15h.
- Các xe được quy định địa điểm cụ thể và phải làm theo tuyến đường mình được giao.
- Phương pháp tiến hành: xe được công nhân lái xe đưa đến địa đểm thu rác, tại đây rác đã được tập kết thành bãi, sau đó dùng các công cụ để cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 rác vào thùng xe, rác được ép chặt trong thùng, việc này làm giảm kích thước của rác do đó sẽ chứa được nhiều rác hơn. Sau đó rác được chuyển tới công ty theo tuyến đường đã quy định.
3.2.2.4. Xử lý rác thải tại công ty
Chất thải sau khi thu gom được vận chuyển về công ty. Tại cổng chính có lắp đặt một cân mà các xe chở rác vào phải đi qua được đưa vào khu phân loại. Sau đó chúng được xử lý theo những phương pháp của công ty. Khâu đầu tiên là xử lý sơ cấp, đây là khâu đầu tiên và cơ bản trong xử lý chất thải. Chất thải được cắt, nghiền, sàng, tuyển … sau đó chúng có thể được tái chế hoặc xử lý, ví dụ, các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hòa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt…phương pháp này làm tăng hiệu quả tái chế hoặc xử lý ở các khâu tiếp theo.
Các chất thải mà có thể tái chế như nhựa, giấy, …. được vận chuyển sang xưởng tái chế để tái chế thành các sản phẩm như bao bì, gạch. Hiện nay, công ty đã tái chế ra gạch để xây nhà, hiện tại là khu nhà dành cho cán bộ và công nhân làm việc trong công ty. Hàng ngày công ty thu gom được khoảng 600 tấn rác trong số đó số lượng rác thải tái chế được khoảng 5- 7 tấn.
Các chất thải rắn nguy hại được đưa sang xí nghiệp số 1 để xử lý, còn một phần đưa sang xí nghiệp số 2 để xử lý hóa lý. Tại xí nghiệp số 1 công ty đã đầu tư hai thiết bị xử lý là lò đốt. Các chất thải như cao su, cặn dầu... thì sử dụng lò đốt để xử lý, tức là oxy hóa chúng ở nhiệt độ cao. Đối với các chất thải như dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi dùng phương pháp hóa lý để xử lý, sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi tính chất nguy hại của chúng. Đối với một số chất thải nguy hại được lưu giữ trong hầm lưu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 giữ chất thải của công ty. Một số chất thải nguy hại khó xử lý thì dùng phương pháp hầm lưu giữ để xử lý.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, các biện pháp xử lý chất thải nói chung tại công ty bao gồm:
- Phương pháp đốt: là phương pháp thông thường để xử lý chất thải nguy hại.
- Phương pháp hóa rắn: Là phương pháp xử lý chất thải bằng cách thêm vật liệu vào chất thải để tạo thành khối rắn.
- Phương pháp hóa lý: Là phương pháp xử lý chất thải lỏng công nghiệp, sử dụng các hóa chất để làm giảm tính độc hại của chất thải.
- Phương pháp hầm lưu giữ: Là phương pháp lưu giữ các chất thải nguy hại mà không xử lý được bằng các phương pháp khác.
- Phương pháp chôn lấp: là phương pháp dùng để xử lý các chất thải dễ phân hủy, chủ yếu là chất thải hữu cơ.
Đối với chất thải rắn, công ty đã sử dụng 4 phương pháp xử lý chủ yếu sau: