Vận chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72)

V ệi sệ i, giệy, thệy tinh C ác vệt liệu khác (hóa

b.Vận chuyển

Đây là phương tiện chở rác thải công nghiệp nên chủ yếu đi trên các đường quốc lộ, ít đi qua các khu dân cư nên xe có thể có tải trọng lớn từ 10- 12 tấn, xe có thể chở được nhiều, sử dụng ít xe lớn thay vì dùng nhiều xe nhỏ để giảm chi phí nhân công, chi phí bảo trì. Xe 10 – 12 tấn thích hợp di chuyển các loại đường lớn, đường quốc lộ băng qua các quận các cầu lớn.

Với lượng rác công nghiệp phát sinh hiện tại, việc chọn xe 10 – 12 tấn là thích hợp vì có thể lưu giữ chất thải ở trạm trung chuyển của KCN từ 2 – 14 ngày cho đầy tải và vận chuyển đi.

Xe phải thường xuyên được bảo trì và sữa chữa để tránh hỏng xe trên đường khi đang vận chuyển rác.

Xe phải đảm bảo thiết kế đúng tiêu chuẩn sau (Xem phụ lục, hình 3.12) Xe chở rác không bay mùi hay rác rơi vãi dọc đường, phù hợp với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 đường vận chuyển. Xe thiết kế dễ dàng cho việc bảo trì, sữa chữa và phù hợp với tuyến đường sữa chữa.

Tuyến đường vận chuyển phải cố định cho các xe để tránh khỏi va chạm trên đường rừng vào công ty. Xe chạy đứng thời gian quy định để giảm sự cản trở giao thông. Số ca xe phải phù hợp để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

c. X

Chất thải khi được vận chyển từ trạm trung chuyển được đưa về bãi tập kết, tại công ty trước khi vào công ty phải đi qua bàn cân khối lượng, sau đó rác được đưa vào xưởng để phân loại. Tại đây, những chất thải tái chế được công ty sẽ liên hệ với đơn vị thu mua hoặc có thể tái chế thành các vật liệu như gạch...

Để tăng cường hiệu suất xử lý và giảm tải lượng xử lý chất thải cần tăng cường hoạt động phân loại và tái chế. Hoạt động tái chế cần được thực hiện và tiến hành khác nhau tùy theo loại chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại.

- Đối với CTR không nguy hại: tái chế bằng tuần hoàn trực tiếp : các hộp, chai lọ thủy tinh nguyên sẽ được súc rữa sạch và bán lại cho các hãng sản xuất nước tương để tái sử dụng chai, giấy vụn sạch có thể bán lại cho các cửa hàng dùng để gói đồ,… Tái chế bằng cách thu hồi vật liệu : giấy, kim loại, nhựa các loại, thủy tinh vụn, vải, sợi,… Phần lớn giấy vụn được bán cho các cơ sở tái chế giấy để sản xuất giấy cuộn vàng, giấy vệ sinh, giấy vàng mã, phế liệu nhôm sẽ được bán lại cho các cơ sở nấu nhôm để sản xuất nguyên liệu nhôm bán thành phẩm, bao bì nylon, nhựa phế liệu được các cơ sở tái chế thu gom để sản xuất các sản phẩm thứ cấp…

- Đối với chất thải nguy hại: nhiều phế thải nguy hiểm nhưng trong đó vẫn còn có những thành phần có thể thu hồi hay tái sử dụng được. Những chất này có thể là : axit hay kiềm, dung môi, dầu, kim loại nặng, kim loại quý,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 dung dịch ăn mòn. Một số loại phế thải hạ cấp từ quá trình này song lại có thể sử dụng cho một quá trình khác. Như phế thải axit từ một số cơ sở công nghiệp có thể sử dụng như một nguồn nguyên liệu ban đầu cho một đối tượng khác, dầu hay dung môi thải có thể sử dụng làm nhiên liệu đốt, dung môi có thể thu hồi bằng cách chưng cất, thu hồi các loại kim loại quý như bạc từ phế thải ngành ảnh, hay vàng từ công nghệ mạ.

Những chất thải không thể tái chế thì xử lý theo các phương pháp như hóa lý, chôn lấp vệ sinh, đốt, xử lý hóa sinh... Những chất thải dễ cháy được xử lý bằng phương pháp đốt, nhưng lò đốt chất thải của công ty hiện đang sử dụng ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng với khối lượng rác mà công ty vận chuyển được thì lò đốt không đủ để xử lý chất thải đó. Do vậy cần phải có sự đầu tư để có lò đốt hoạt động với hiệu suất cao hơn, chúng mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao. Đề tài đã tham khảo được một số lò đốt chất thải công nghiệp hiệu quả, như lò đốt chất thải do Tổ chức Phát triển Công nghệ công nghiệp và năng lượng mới sẽ thiết kế xâydựng, với công suất xử lý 75 tấn rác thải/ngày. Đây là lò đốt chất thải nằm trong dự án đầu tư của Nhật Bản, nhưng được xây dựng lắp đặt ở Việt Nam. Vì vậy, chi phí của nó không lớn lắm. Với công suất 75 tấn rác thải/ngày, nó đáp ứng được nhu cầu rác thải của thành phố Việt Trì và các vùng lân cận, phù hợp với điều kiện kinh tế và môi trường của công ty.

Những loại rác thải dễ phân hủy được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Hiện nay diện tích bãi chôn lấp của công ty đã gần đầy, do vậy cần phải mở rộng bãi chôn lấp chất thải. Thiết kế bãi chôn lấp rác phải ở xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Ở bãi chôn lấp phải có hệ thống xử lý nước thải để tránh gây ra các tác động xấu tới môi trường như gây ô nhiễm nước, mùi làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường thường xuyên để tránh những tác động tiêu cực và lâu dài đến môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Những loại rác thải nguy hại cũng được xử lý bằng phương pháp hóa rắn, các chất phụ gia thường dùng để hóa rắn là xi măng, silicat dễ tan... Đây là phương pháp xử lý chất thải có hiệu quả cao, vì vậy công ty cần đầu tư công nghệ và kỉ thuật cho phương pháp xử lý này. Phải thử nghiệm chất thải với các phụ gia trước khi đưa vào xử lý, để xem chất thải có thể ổn định với những phụ gia gì. Như vậy, khi xử lý sẽ dễ dàng hơn.

Sau mỗi công đoạn xử lý, chất thải được lấy mẫu để phân tích. Kết quả phân tích được dùng để đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của phương pháp xử lý đó. Sau đó, quá trình nghiệm thu kết quả sẽ tổng hợp lại và đánh giá chung cho toàn bộ quá trình xử lý.

Song song với việc xử lý và tái chế chất thải thì công tác giám sát và vận hành các hoạt động của KCN rất quan trọng. KCN cần phải có sự giám sát của nhà nước về hoạt động của mình để có được kết quả cao hơn, công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sẽ được thực hiện đúng theo quy trình của công ty Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Trì. Nhà nước phải nắm bắt được các hoạt động của công ty và hiệu quả của nó. Cơ quan giám sát công ty là bộ xây dựng thuộc quyền quản lý của nhà nước. Tất cả các hoạt động của công ty đều phải có sự giám sát của các cơ quan chức năng nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty.

Ngoài ra, công ty cần tăng cường hợp tác với nước ngoài, đặc biệt với các nước phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xử lý chất thải, đặc biệt là công nghệ lò đốt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72)