Thời gian: 10/1930 (Hương Cảng, Trung Quốc)

Một phần của tài liệu Đề thi lịch sử lớp 12 - sưu tầm đề và đáp án thi sử tham khảo (41) (Trang 36)

- Hội nghị quyết định đổi tên ĐCS Việt Nam thành ĐCS Đông Dương.

- Hội nghị bầu Ban chấp hành Trung ương chính thức, do Trần Phú làm Tổng bí thư. Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.

* Nội dung của Luận cương chính trị 10/1930: Xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương:

+ Đường lối cách mạng: lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì TBCN, tiến thẳng lên con đường XHCN.

+ Hai nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

+ Động lực cách mạng : Công nhân và nông dân

+ Lãnh đạo cách mạng : Giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản - Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Tuy vậy, Luận cương chính trị cũng bộc lộ rõ những hạn chế:

+ Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc.

+ Không thấy được khả năng lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

- Sau Hội nghị, Đảng tập trung lãnh đạo phong trào cách mạng chống lại cuộc khủng bố và các thủ đoạn thâm độc của kẻ thù; kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh ủng hộ và bảo vệ Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 55. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Trả lời

* Tình hình thế giới :

+ Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, ở Đức, Italia, Nhật Bản thế lực phát xít lên cầm quyền chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

+ 7/1935 Đại hội VII Quốc Tế Cộng sản xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình ; chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi

+ 6/1936 Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa, trong đó có Đông Dương.

* Tình hình trong nước :

- Chính trị :

+ Chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương có những thay đổi, một số tù chính trị được ân xá, nới rộng quyền tự do báo chí ... nên cách mạng có thêm điều kiện thuận lợi.

+ Ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị có cơ hội đẩy mạnh hoạt động, tranh giành

ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.

- Về kinh tế : Pháp tăng cường khai thác thuộc địa nhằm bù đắp thiệt hại cho kinh tế

« chính quốc » do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới .

- Nông nghiệp: Tư bản Pháp chiếm ruộng của nông dân lập đồn điền trồng chè, cao su, cà phê… làm cho 2/3 nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng. Nông nghiệp phần lớn độc canh trồng lúa

- Công nghiệp: Pháp đẩy mạnh ngành khai mỏ, sản lượng các nghành dệt, xi măng, rượu tăng. Các ngành điện, nước, cơ khí, đường... ít phát triển.

- Thương nghiệp: Pháp độc quyền buôn bán thuốc phiện và xuất khẩu

=> Những năm 1936 – 1939 là giai đoạn kinh tế VN phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và phụ thuộc vào kinh tế pháp.

- Xã hội : Các tầng lớp, giai cấp xã hội đều gặp nhiều khó khăn do chính sách tăng

thuế của chính quyền thuộc địa.

+ Số công nhân thất nghiệp ngày một tăng

+ Nông dân đa số mất ruộng, bị địa chủ bóc lột địa tô quá cao.

+ Tư sản dân tộc có ít vốn nên chỉ lập được công ti nhỏ và bị Tư bản Pháp chèn ép + Các tầng lớp khác cũng gieo neo vì các loại thuế, giá cả sinh hoạt đắt đỏ

=> Đời sống của đa số nhân dân gặp nhiều khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu

tranh đòi cải thiện điều kiện sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.

Câu 56. Trình bày những nét chính về phong trào dân chủ 1936 - 1939 Trả lời

Những nét chính về phong trào dân chủ 1936 - 1939 *Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

- Từ giữa năm 1936 diễn ra phong trào Đông Dương đại hội, Đảng vận động nhân dân thảo ra bản « dân nguyện », gởi phái đoàn Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương (8/1936). Mặc dù phong trào Đông Dương đại hội bị cấm hoạt động song phong trào đã có tác dụng giác ngộ và đoàn kết quần chúng đấu tranh. Đảng có thêm kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.

- Đầu năm 1937 diễn ra phong trào đón Gôđa và Toàn quyền mới Brevie, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh « đón rước », biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Phong trào dân sinh dân chủ trong những năm 1937 – 1939, với các cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc mít tinh ngày 01/5/1938 ở Hà Nội và nhiều thành phố khác đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

* Đấu tranh nghị trường.

+ Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã đưa người của Đảng ra tranh cử vào các cơ quan lập pháp: Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt, Hội đồng kinh tế ...

Đồng thời, Đảng sử dụng báo chí để tuyên truyền, vận động cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên này.

+ Đảng chủ trương tham gia đấu tranh công khai trên nghị trường nhằm mục đích mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.

* Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:

+ Đảng và Mặt trận đã ra nhiều tờ báo công khai ở các thành phố lớn như: Dân chúng, Tiền phong, Lao động, Tin tức … để tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, tập hợp quần chúng đấu tranh.

Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân sinh, dân chủ thời kì 1936 - 1939

+ Trong thời gian này, nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán và thơ cách mạng được xuất bản.

=> Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí đã thu được những kết quả to lớn, trước hết về văn hóa tư tưởng

Câu 57. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939

Trả lời * Ý nghĩa :

- Phong trào dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. - Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. Cán bộ được tập hợp và trưởng thành; Đảng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.

- Phong trào là cuộc tập dượt lần thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

* Bài học kinh nghiệm:

Phong trào dân chủ 36 – 39 để lại nhiều bài học về: - Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và các đảng phái chính trị phản động.

Câu 58. Trình bày khái quát tình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 Trả lời

Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 *Tình hình chính trị

- 1 – 9 – 1939, CTTG2 bùng nổ. Phát xít Đức tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa.

- Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách nhằm vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh.

- Cuối tháng 9 - 1940, Nhật vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng. Việt Nam đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp

Từ đó, ở Việt Nam bên cạnh các đảng phái thân Pháp có từ trước, nay xuất hiện thêm các đảng phái thân Nhật như Đại Việt, Phục quốc ... Quân Nhật và tay sai của chúng ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.

- Bước sang năm 1945, ở châu Âu Đức bị thất bại nặng nề; ở châu Á – Thái Bình Dương, quân Nhật thua to. Tại Đông Dương, ngày 9 – 3 – 1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa.

* Tình hình kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu Đề thi lịch sử lớp 12 - sưu tầm đề và đáp án thi sử tham khảo (41) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w