+ Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam; Bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời gồm 7 thành viên
+ Thông qua Chính Cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo, đây là bản
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
Câu 51. Trình bày những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Trả lời
* Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam:
+ Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành tư sản Dân Quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
+ Xác định nhiệm vụ: Đánh đổ ĐQ Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng + Mục tiêu cáh mạng: Làm cho VN hoàn toàn độc lập, tự do, lập chính phủ công - nông - binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc, lấy lại ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.
+ Lực lượng cách mạng là công nhân – nông dân, tiểu tư sản trí thức. Công nông là gốc cách mạng còn phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. Đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới
+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt yếu của cương lĩnh này.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng.
- 24/2/1930 Đông dương cộng sản liên đoàn được gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Sau này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Câu 52. Tại sao nói: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
Trả lời
ĐCS Việt Nam ra đời là bước ngoặt của cách mạng VN vì:
- ĐCS Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh. ĐCS Việt Nam trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Việc hình thành Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối, về vai trò lãnh đạo trong cách mạng VN. Từ đây, cách mạng VN có đường lối đúng đắn, khoa học sáng tạo.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử cách mạng VN.
Chương II.
VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
Câu 53. Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931
54. hoạt động của Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 có ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm gì? nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm gì?
Trả lời
Phong trào cách mạng 1930-1931 :
* Phong trào cả nước.
- Từ tháng 2 đến 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra với mục tiêu đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế,...
- Từ tháng 5/1930 trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5.
- Tháng 6, 7, 8 /1930 phong trào tiếp tục nổ ra trên phạm vi cả nước.
* Ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
- Phong trào phát triển mạnh và quyết liệt nhất, với cuộc biểu tình của nông dân (tháng 9/1930) kéo đến huyện lị, tỉnh lị, đòi giảm sưu thuế, được công nhân Vinh – Bến Thủy hưởng ứng.
- Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/9/1930, kéo lên huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh...
+ Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan vỡ ở nhiều huyện, xã
* Thành lập: Tại nghệ An, Xô Viết ra đời tháng 9/1930 ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Anh Sơn, Diễn Châu, Hưng Nguyên. Ở Hà Tĩnh cuối năm 1930, Xô Viết cũng hình thành ở các xã thuộc các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê .... Các Xô viết thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi đời sống xã hội, với chức năng một chính quyền cách mạng.
* Chính sách của Xô viết.
- Chính trị:
+ Thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Thành lập các đội tự vệ mà nòng cốt là Tự vệ đỏ và lập tòa án nhân dân. - Kinh tế:
+ Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ + Thành lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất…
- Văn hoá - Xã hội:
+ Xóa bỏ nạn mê tín dị đoan, cờ bạc + Xây dựng nếp sống mới
+ Chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.
Chính sách của xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt (của dân, do dân, vì dân).
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931, tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, song đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.
* Ý nghĩa:
- Phong trào CM 1930-1931 khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp Công Nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
- Khối liên minh công - nông đã được hình thành. Công nhân và nông dân đoàn kết trong cuộc đấu tranh cách mạng.
- Phong trào CM 1930 -1931 ở VN được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc Tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc Tế Cộng sản.
- Phong trào có ý nghĩa như một cuộc tập dượt lần thứ nhất cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám sau này.
* Bài học kinh nghiệm:
- Đảng ta thu được nhiều kinh nghiệm quí báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối khối liên minh Công - Nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh v.v.
Câu 2. Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam
Trả lời
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930).
- Bối cảnh: Phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt