Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX Trả lờ

Một phần của tài liệu Đề thi lịch sử lớp 12 - sưu tầm đề và đáp án thi sử tham khảo (41) (Trang 30)

- Nguyên nhân chiến tranh lạnh chấm dứt:

44. những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX Trả lờ

Trả lời

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

* Hoàn cảnh: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nên tìm mọi cách để bù đắp. Vì vậy thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam.

* Nội dung chương trình khai thác lần hai

- Trong cuộc khai thác này, Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam( 1924 - 1929, số vốn đầu tư lên tới 4 tỉ phrăng).

+ Nông nghiệp là ngành có số vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su. Diện tích đồn điền cao su được mở rộng, nhiều công ty cao su ra đời.

+ Công nghiệp: Pháp chú trọng khai thác mỏ than, đầu tư thêm vào khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt…, mở mang một số ngành công nghiệp như dệt, muối, xay xát ....

+ Thương nghiệp : có bước phát triển mới nhất là ngoại thương, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

+ Giao thông vận tải được phát triển, đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn. + Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương.

+ Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế, do vậy ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần năm 1912.

* Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

Sau chiến tranh, thực dân Pháp tăng cường chính sách cai trị ở Đông Dương

- Chính trị: Tăng cường chính sách cai trị, bộ máy đàn áp và thi hành một số cải cách

chính trị – hành chánh như đưa thêm người Việt vào công sở, lập Viện dân biểu ở Trung kì và Bắc kì để đối phó với những biến động xã hội.

- Văn hóa - giáo dục: Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng tới các cấp học, . Sách báo được xuất bản ngày càng nhiều cổ vũ chủ trương Pháp - Việt đề huề ; các trào lưu văn học nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật có điều kiện tràn vào Việt Nam. Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và văn hóa nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.

* Chuyển biến về kinh tế: Nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới: Kỹ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, phụ thuộc vào kinh tế pháp.

Sự chuyển biến chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của Pháp.

* Về xã hội: Xã hội VN có sự phân hóa sâu sắc, bên cạnh những giai cấp cũ đã xuất

hiện những tầng lớp giai cấp mới với những lợi ích riêng khác nhau nên thái độ chính trị cũng khác nhau

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa chủ yếu của đế quốc, ra sức bóc lột về kinh tế và đàn áp đối với nông dân. Tuy nhiên có một bộ phận địa chủ (vừa và nhỏ) có tinh thần yêu nước tham gia phong trào chống thực dân Pháp khi có điều kiện.

+ Giai cấp nông dân : Chiếm trên 90% dân số, chịu hai tầng áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn, một bộ phận đi làm ở nhà máy, xí nghiệp trở thành công nhân. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

+ Giai cấp tiểu tư sản : Tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.

Bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên có tinh thần hăng hái cách mạng, là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cách mạng dân tộc dân chủ.

+ Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp, bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh, kìm hãm. Giai cấp tư sản VN dần bị phân hoá thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Tư sản mại bản : Có quyền lợi gắn với đế quốc, nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

Tư sản dân tộc : có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc và dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

+ Giai cấp công nhân : Ra đời trước chiến tranh thế giới, ngày càng phát triển nhanh về số lượng. Ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng : bị 3 tầng áp bức, bóc lột là đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt ; có quan hệ tự nhiên và gắn bó với nông dân ; kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc

Sớm tiếp thu và ảnh hưởng phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhất là chủ nghĩa Mac - Lenin và cách mạng tháng Mười Nga, do đó giai cấp công nhân VN sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc và phong kiến, là giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta.

Những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với Đế quốc Pháp và bọn phản động tay sai.

Câu 45. Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến năm 1925.

Trả lời

Một phần của tài liệu Đề thi lịch sử lớp 12 - sưu tầm đề và đáp án thi sử tham khảo (41) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w