Quy trình tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Liên doanh Xây dựng VIC (Trang 68)

Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý. Thành phần của giá thành gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP MTC và CP SXC. Căn cứ vào bảng tổng hợp vật liệu, Bảng tổng hợp lương nhân công trực tiếp thi công, Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công, Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp lập các bút toán kết chuyển các tài khoản chi phí 621, 622, 627, 623 vào bên Nợ tài khoản 154 chi tiết theo công trình và lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng công trình theo quý.

Cụ thể, chi phí sản xuất được tập hợp trong quý IV/2013 của công trình Xây dựng Trường mầm non Sao Mai – Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa. như sau:

Biểu 2.37: Trích bảng tổng hợp CPSX thực tế

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THỰC TẾ (Trích)

Công trình Xây dựng Trường mầm non Sao Mai – Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa.

Quý IV/2013

STT Khoản mục chi phí Số tiền

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12.425.635.972

2 Chi phí nhân công trực tiếp 3.482.592.419

3 Chi phí sử dụng máy thi công 67.132.039

4 Chi phí sản xuất chung 841.314.676

Cộng 16.816.675.106

Căn cứ vào các sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627 ta tính được giá thành thực tế của công trình Xây dựng Trường mầm non Sao Mai – Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa.:

Giá thành thực tế = 12.425.635.972+ 3.482.592.419 + 67.132.039 + 841.314.676

= 16.816.675.106 (đồng) Kế toán định khoản vào máy tính:

Nợ TK 63214: 16.816.675.106

Có TK 15414: 16.816.675.106

Máy sẽ tự động lên Nhật ký chung và các Sổ chi tiết liên quan, Sổ cái liên quan, báo cáo chi phí giá thành.

Biểu 2.38: Trích báo cáo giá thành

BÁO CÁO GIÁ THÀNH XÂY LẮP

CT Xây dựng Trường mầm non Sao Mai – Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa.

Quý IV/2013 Đơn vị tính: đồng

Khoản mục chi phí Tổng phát sinh trong kỳ Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ Giá thành NVL trực tiếp 2.820.306.100 9.605.329.872 0 12.425.635.972 NC trực tiếp 585.400.000 2.897.192.419 0 3.482.592.419

Máy thi công 6.050.000 61.082.039 0 67.132.039

SX chung 228.111.534 613.203.142 0 841.314.676

Tổng 3.639.867.634 13.176.807.472 0 16.816.675.106

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LDXD VIC

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN.

Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy thử thách như hiện nay, tìm được hướng đi đúng đắn, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả là điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể tồn tại. Nhận thức được điều này, Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của toàn Công ty nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm xây lắp để từng bước chiếm lĩnh thị trường và nâng cao uy tín của Công ty.

Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý kinh tế mà các doanh nghiệp xây dựng luôn quan tâm là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, để thu lợi nhuận các doanh nghiệp luôn phải chủ động tìm kiếm thị trường, tăng cường năng lực sản xuất. Do đó, công tác kế toán chi phí và giá thành ngày càng đòi hỏi khắt khe . Kế toán phải hoạch toán chi tiết tới từng khoản chi phí phát sinh dù là nhỏ nhất và tập hợp chi phí, tính giá thành kịp thời để có những thông tin kinh tế quan trọng, cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được thực tế công tác sản xuất tại doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty.

Việc linh hoạt ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán tại Công ty đã phát huy hiệu quả, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép hạch toán và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty. Giúp ban lãnh đạo đưa ra được những quyết định đúng đắn trong điều hành hoạt động kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Liên doanh Xây dựng VIC, được tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty có những ưu điểm nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể như sau:

3.1.1. Ưu điểm

* Về bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức linh hoạt, gọn nhẹ, làm việc khoa học bố trí hợp lý và phân công trách nhiệm phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi người.

Nhân viên phòng kế toán đều là những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, am hiểu luật kế toán do đó có khả năng đảm đương được những khối lượng công việc tương đối lớn của Công ty. Các phần hành kế toán được phân công tương đối rõ ràng cho từng nhân viên trong phòng nhưng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc của từng người, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp hạch toán.

Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán phù hợp với Công ty, tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại. Bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Về tổ chức công tác kế toán

Công ty đã tuân thủ các quy định của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, áp dụng đúng các chế độ, chính sách kế toán hiện hành.

Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, đúng mẫu biểu quy định, chặt chẽ và phù hợp với yêu cầu quản lý, đảm bảo ghi chép, phản ánh được toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được cập nhật, theo dõi đầy đủ. Thường xuyên đảm bảo đối chiếu giữa Phòng kế toán và các bộ phận liên quan.

Việc lựa chọn hình thức "Nhật ký chung" trong tổ chức hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô hoạt động, đặc thù sản xuất của công ty. Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán CisAccount. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty đã được kế toán phản ánh và quản lý thông qua việc mã hóa các đối tượng cần theo dõi. Các loại sổ sách như: Sổ Cái, Sổ chi tiết các tài khoản đều được thực hiện trên máy tính.

* Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công tác này luôn được Công ty rất chú trọng. Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các Xí nghiệp, đội xây dựng và thi công. Đây là một hình thức quản lý hợp lý, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công tăng năng suất lao động, đồng thời 64

tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm; phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng của đội ngũ cán bộ, nhân viên Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn theo dõi chặt chẽ tiến độ công việc thi công tại từng công trình nhằm đảm bảo thi công đúng chất lượng và tiến độ công trình. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý, giám sát về tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình. Phòng Kế toán giám sát về mặt tài chính phối hợp với Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập thủ tục thanh toán với bên A. Sự phối hợp như trên giữa các phòng ban Công ty với đội đã đảm bảo cho việc tính đầy đủ giá thành công trình, giải quyết mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, chủ đầu tư,...

- Hạch toán CP NVL trực tiếp: Việc ủy quyền cho các Xí nghiệp, đội, chủ công trình chủ động trong quá trình mua bán vật tư đã góp phần đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ thi công công trình, giảm thiểu được chi phí thu mua ,những hao hụt trong bảo quản, cất giữ NVL cũng được hạn chế tối đa.

- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Việc Công ty thực hiện việc kết hợp trả lương thời gian và lương sản phẩm đã góp phần vào việc sử dụng lao động hợp lí và nâng cao năng suất lao động, kích thích tinh thần làm việc tự giác của công nhân theo tiêu chí: “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.Công tác quản lý chi phí nhân công được kế toán tổng hợp dựa vào các Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm khoán, Biên bản nghiệm thu khối lượng, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương,… đảm bảo được tính chặt chẽ, rõ ràng đối với từng khoản chi phí phát sinh.

- Hạch toán chi phí máy thi công: Việc hạch toán các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công được thực hiện theo đúng quy định kế toán. Bên cạnh đó, máy thi công được các đội theo dõi chặt chẽ từng giờ, từng ca hoạt động giúp tạo thuận lợi cho công tác kế toán trong kiểm tra, tổng hợp số liệu trong hạch toán chi phí.

* Phương pháp tính giá thành:

Phương pháp tính giá thành tại Công ty là phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng vì hoạt động xây lắp tại Công ty là hoạt động sản xuất từng sản phẩm đơn chiếc theo từng hợp đồng nhận thầu thi công xây lắp. Đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình và đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Công việc tính giá thành như vậy sẽ chỉ phải tập hợp khi nào công trình hoàn thành. Tuy vậy, hàng tháng Công ty vẫn lập bảng tính giá thành cho công trình để tiện lợi cho việc tính giá thành sau này.

3.1.2. Nhược điểm

* Bộ máy kế toán:

Đội ngũ nhân viên Phòng kế toán còn hạn chế nên một kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán. Do đó, nhân viên kế toán rất vất vả trong công tác hạch toán, đặc biệt là thời điểm cuối kỳ, gây áp lực trong công việc. Từ đó, có thể dẫn đến sai sót trong quá trình ghi chép, phản ánh thông tin.

* Về tổ chức công tác kế toán:

Do địa bàn hoạt động rộng, công trình thi công nằm rải rác trên khắp cả nước mà Công ty lại tiến hành hạch toán hoàn toàn tập trung ở phòng kế toán của Công ty. Mặc dù Công ty đã có quy định là định kỳ vào cuối tháng các xí nghiệp gửi hóa đơn, chứng từ về phòng kế toán của Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển lên chậm. Mặt khác vì khối lượng chứng từ quá nhiều nên khi chứng từ được chuyển lên làm cho công việc hạch toán bị dồn dập, các chi phí xây lắp cho các công trình thường không kịp thời được phản ánh. Từ đó việc so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán thiếu chính xác, ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của nhà quản trị.

* Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Đối với hạch toán NVL : Do các công trình ở xa Công ty, khối lượng NVL sử dụng thường là lớn, đa dạng về chủng loại nên điều kiện kho bãi không đảm bảo. Việc bảo quản sử dụng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện thi công (thời tiết, mặt bằng 66

thi công…), trình độ quản lý thị trường, tay nghề công nhân. Mặt khác, giá cả trên thị trường biến động thường xuyên do đó đôi khi công ty không có kế hoạch mua sắm ở thời điểm đó. Chính vì vậy Công ty chưa quản lý tốt NVL xuất kho cho công trình, NVL dùng không hết không được nhập lại kho, NVL chủ yếu được xuất từ kho của công ty dẫn tới các đội xây lắp nhiều khi hết NVL phải chờ NVL của công ty chuyển xuống. Hơn nữa, nhiều khi Công ty không có kế hoạch, dự toán mua sắm vật tư, nguyên vật liệu. Chính vì thế công ty bị động với việc mua sắm nguyên vật liệu, làm ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành cũng như tiến độ thi công của Công ty.

- Đối với chi phí nhân công: Công ty giao khoán cho đội trưởng chấm công, chia lương vì vậy trong khâu này có thể xảy ra tình trạng thiếu trung thực trong công tác hạch toán và chi trả tiền thuê nhân công. Mặt khác, do đặc thù của ngành xây dựng nên lượng nhân công thuê ngoài, lao động ngắn hạn là rất lớn nhưng họ không được hưởng chế độ BHXH, BHYT khi đó công nhân chịu rủi ro và thiệt thòi trong công việc.

* Phương pháp tính giá thành:

Công ty chưa linh hoạt hơn trong việc vận dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau trong những công trình khác nhau.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI CÔNG TY. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về công tác tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.

Để thuận lợi cho việc tính giá thành, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng( áp dụng cho các hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình có thời gian thi công ngắn) ngoài phương pháp tính giá thành trực tiếp truyền thống của Công ty. Phương pháp này vừa tính toán đơn giản, nhanh chóng lại vừa cho phép quản lý chi phí và giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng một cách chi tiết, chặt chẽ, đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý.

Mặt khác trong công tác kế toán tính giá thành sản phẩm, do yêu cầu quản lý đối với một công trình trong doanh nghiệp xây lắp rất nghiêm ngặt mới đảm bảo giảm thiểu những chi phí phát sinh bất hợp lý và khống chế giá thành trong định mức dự toán, để thực hiện những yêu cầu này bộ phận kết toán nên lập thêm bảng phân tích giá thành áp dụng đối với những phần việc hay công trình đã hoàn thành và lập thêm báo cáo tình hình thực hiện giá thành đối với những công trình chưa hoàn thành để làm cơ sở theo dõi tiến độ thi công và chất lượng công tác xây lắp. Những bảng này mang tính chất như một báo cáo quản trị cần thiết với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mẫu bảng có thể được lập như sau:

BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH

Công trình:... Thời gian:...

Khoản mục giá thành Dự toán Thực tế Chênh lệch so với dự toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí máy thi công Chi phí sản xuất chung

Cộng

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH

Công trình:... Thời gian:...

Khoản mục giá thành Dự toán Số thực hiện

(luỹ kế) % Hoàn thành Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí máy thi công Chi phí sản xuất chung

Cộng

* Về việc luân chuyển chứng từ

Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội thông qua mặt tài chính.

Xuất phát từ hình thức khoán của Công ty là Công ty tiến hành tạm ứng cho các đội để tự lo vật liệu, nhân công thuê ngoài,... Cho nên, để khắc phục những chậm chễ trong việc luân chuyển chứng từ, Công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: đội phải thanh toán dứt điểm chứng từ lần này mới được tạm ứng lần tiếp theo và mức độ tạm ứng cho mỗi lần phải được sự xem xét cẩn thận của các phòng ban liên quan. Qui định trên sẽ buộc các đội phải thực hiện trách nhiệm luân chuyển chứng từ đúng thời hạn.

* Đối với chi phí vật tư

Thứ nhất, do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, vì vậy doanh nghiệp cần quản lý nguyên vật liệu thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Liên doanh Xây dựng VIC (Trang 68)