Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trong phạm vi hoạt động của hợp tác xã thành công, hà nội (Trang 34)

a. Vị trí địa lý

Xã Xuân Sơn thuộc thành phố Sơn Tây, Hà Nội; có tổng diện tích tự nhiên là 13,33 km2, cách trung tâm thành phố hơn 4 km về phía tây. Trụ sở UBND xã Xuân Sơn có tọa độ 21°8′6″ vĩ độ bắc; 105°26′31″ kinh độ đông, giáp các phƣờng, xã:

+ Phía đông giáp xã Thanh Mỹ. + Phía tây giáp xã Tản Lĩnh.

+ Phía nam giáp phƣờng Xuân Khanh. + Phía bắc giáp xã Cam Thƣợng.

30

Cùng với các xã nhƣ Thanh Mỹ, Xuân Khanh, xã Xuân Sơn là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp của thị xã Sơn Tây, có nhiều đƣờng giao thông nối trung tâm, với các vùng huyện, xã lân cận nhƣ: đƣờng tỉnh lộ 413, 414 và 416, gần quốc lộ 32 chạy qua thành phố Sơn Tây. Thƣ̣c hiê ̣n chủ trƣơng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngoài việc tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp , hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiê ̣p - xây dựng trên đi ̣a bàn khu vực vẫn đang trong giai đoa ̣n đầu phát triển, hoạt động thƣơng mại - dịch vụ cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Theo quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến 2020, xã nằm trong khu vực quy hoạch đô thị Sơn Tây.

b. Địa hình

Địa hình chung khu vực là đồng bằng dạng gò thoải, đôi nơi có đồi sót xu hƣớng thấp dần từ bắc tới nam. Về bản chất, đây là địa hình bóc mòn tức là dạng đồng bằng bóc mòn nổi lên những gò đồi sót tƣơng đối thoải phân bố theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Bề mặt đỉnh có độ cao trong khoảng 25 - 60m, đỉnh cao đến gần 100m. Độ dốc là nguyên nhân xảy ra quá trình bào mòn vật chất từ đỉnh và sƣờn xuống phía dƣới hình thành bề mặt san bằng ở chân sƣờn (hay còn gọi là pediment) độ cao từ 20 - 30m. Trên bề mặt san bằng này, quá trình bóc mòn xảy ra tƣơng đối yếu, kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và phân bố chủ yếu ở phía Tây của xã Xuân Sơn. Ngoài ra, bề mặt sƣờn cũng đƣợc phân ra theo các cấp độ dốc khác nhau thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp.

c. Khí hậu

Xã Xuân Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Theo số liệu của trạm quan trắc khí tƣợng Sơn Tây, khu vực này có các đặc trƣng khí hậu sau: - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 22,3ºC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8ºC (tháng 6), thấp nhất là 15,9ºC (tháng 12), mùa đông từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí tƣơng đối cao, trung bình đạt 84%. Lƣợng mƣa trung bình là 1839 mm/năm, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 với tổng lƣợng mƣa là 833,8 mm, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2. Số ngày mƣa trung bình trong năm là 140,2 ngày. Mùa mƣa chiếm 91,5% tổng lƣợng mƣa cả năm.

31

- Chế độ gió: Hƣớng gió thay đổi theo mùa, vận tốc trung bình năm là 18 m/s. Mùa lạnh, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc, các tháng còn lại chủ yếu là gió mùa Tây Nam.

Những đặc trƣng ở trên phản ánh sự thay đổi thời tiết trong năm và nhiều năm. Điều này đã gây ảnh hƣởng nhất định đến sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân: có những năm hạn hán kéo dài, không đủ nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp; có những năm lại ngập úng kéo dài làm ảnh hƣởng đến sinh hoạt và sản xuất.

d. Thủy văn

- Dòng chảy mặt: Trong khu vực nghiên cứu có hồ Xuân Khanh với diện tích 4,07 km2, dung tích 6,12 triệu m3, trong đó dung tích có ích là 5,61 m3, cung cấp nƣớc cho các xã: Cam Thƣợng, Đƣờng Lâm, Trung Hƣng, Thanh Mỹ, Xuân Sơn và cụm công nghiệp Xuân Sơn. Ngoài ra là Đầm Đƣờng: cung cấp nƣớc cho các xã Thụy An, Xuân Sơn và Cam Thƣợng.

- Dòng chảy ngầm: Khu vực nghiên cứu tồn tại 2 dạng nƣớc dƣới đất:

Các tầng chứa lỗ hổng: Đất đá chứa nƣớc là các trầm tích bở rời, chiều dài của vùng phân bố nƣớc lớn hơn nhiều lần so với chiều rộng, tầng chứa nƣớc thứ nhất thƣờng có bề mặt tự do còn tầng thứ 2 thì có áp lực yếu, mực nƣớc thƣờng rất gần mặt đất. Nói chung, chất lƣợng nƣớc đạt tiêu chuẩn trừ một số nơi nƣớc bị nhiễm bẩn do hàm lƣợng sắt trong nƣớc quá cao.

Tầng chứa khe nứt: Các tầng này có diện phân bố rộng chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ. Nhìn chung, các tầng chứa nƣớc thƣờng trùng với các đá cacbonat, cát kết,… xen kẽ với đá sét, sét vôi, bột kết. Các đá cacbonat chứa nƣớc thƣờng nứt nẻ mạnh và phát triển hang hốc. Chiều dày của tầng chứa nƣớc thƣờng từ vài chục đến 100m, đôi khi lớn hơn.

Chất lƣợng nƣớc của các tầng đạt chất lƣợng nƣớc tốt, đạt tiêu chuẩn cung cấp cho sinh hoạt. Tuy nhiên, một số nơi nƣớc có hàm lƣợng sắt cao nên cần xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trong phạm vi hoạt động của hợp tác xã thành công, hà nội (Trang 34)