Từ việc tìm hiểu về các hình thức hô hấp, hãy rút ra những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 1 - Sinh học 11 (CTC) (Trang 50)

I. Khái quát về hô hấp ở động vật 1 Khái niệm hô hấp

Từ việc tìm hiểu về các hình thức hô hấp, hãy rút ra những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác

nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong điều kiện sổng khác nhau.

HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày câu trả lời: Các nhóm sẽ có các hướng trả lời khác nhau với câu hỏi mới của GV.

GY: Cho các nhóm nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm còn lại. GV nhận xét đánh giá câu trả lời của từng nhóm và hướng dẫn HS trả lời:

- Những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong điều kiện sống khác nhau:

* Giun đất: Hô hấp bằng qua bề mặt cơ thể (da). Da đáp ứng được nhu càu trao đổi khí của cơ thể:

+ Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn là nhờ cơ thể có kích thước nhỏ.

+ Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ khuếch tán qua. + Dưới da có nhiều mao mạch, sắc tố hô hấp.

* Côn trùng: Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

+ Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Ống khí thông với bên ngoài nhờ lỗ thở.

+ Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng ở côn trùng có kích thước lớn.

* Cá: Hô hấp bằng mang:

+ Mang gồm nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang, phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu.

+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.

+ Cách sắp xếp của mao mạch toong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

* Lưỡng cư: Hô hấp bằng phổi và da.

+ Phổi của lưỡng cư có cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. Vì vậy trao đổi khí của lưỡng cư thực hiện qua cả phổi và da.

+ Sự thông khí ở phổi là do thềm miệng nâng lên và hạ xuống.

* Bò sát: Phổi hoàn thiện hơn lưỡng cư. Sự thông khí qua phổi là do co dãn các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân.

*Chim: Hô hấp bằng phổi và hệ thống ống khí:

+ Phổi của chim không có phế nang mà cấu tạo bởi hệ thống ống khí. Các ống khí nằm dọc trong phổi và được bao quanh bởi hệ thống mao mạch dày đặc. Phổi chim thông với hệ thống túi khí.

+ Sự thông khí ở phổi chủ yếu là do cơ liên sườn co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng.

*Thú: Hô hấp bằng phổi:

+ Phổi có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. + Sự thông khí nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích nồng ngực.

4.

Một phần của tài liệu Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học chương 1 - Sinh học 11 (CTC) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w