Vai trò của các cấp lãnh đạo, quản lý trong công tác thư viện: 4.1 Vai trò của GVT

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU tập HUẤN THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN (Trang 31)

4.1 Vai trò của GVTV

- Thực hiện các quyết định, chỉ thị của cấp trên về công tác thư viện, tổ chức các hoạt động của thư viện trường phổ thông theo kế hoạch từng tháng, học kỳ và cả năm.

- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về ngành Giáo dục và Đào tạo, nhất là đối với cấp học, bậc học phổ thông, các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện.

- Thực hiện đầy đủ quy chế và nguyên tắc nghiệp vụ quản lý thư viện, có biện pháp tăng cường nguồn sách báo, hướng dẫn đọc, tuyên truyền giới thiệu sách.

- Tham gia công tác hướng dẫn phương pháp sử dụng sách báo tư liệu và giảng dạy kiến thức thư viện cho học sinh.

- Tổng kết, phổ biến và áp dụng kinh nghiệm thư viện tiên tiến, tổ chức lao động khoa học trong thư viện.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, giáo viên phụ trách công tác thư viện phải tốt nghiệp sư phạm từ trung học trở lên và được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện. Nếu là người phụ trách thư viện được đào tạo từ các trường nghiệp vụ thư viện, thông tin văn hoá thì phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên phụ trách công tác thư viện.

4.2 Vai trò của BGH, giáo viên và các đoàn thể nhà trường

Giáo viên

Cung cấp nội dung trọng điểm để nhờ đó mà bổ sung tài liệu, sách báo kịp thời.

Từ kế hoạch bài giảng, chương trình chuẩn bị của GV, thư viện có thể nắm bắt và biết cách lồng ghép hay phát triển thêm nội dung chương trình

Có thể GV không thể thu xếp cùng tham gia nhưng có thể góp ý cho thư viện về các tình huống kinh nghiệm, kỹ thuật trình bày,…Cho dù thế nào, chính tính tích cực chủ động làm GV tìm hiểu về TV, quan tâm đến những gì TV có và làm.

BGH Và các đoàn thể

- Tổ chức, điều hành hoạt động tổ công tác thư viện trường.

- Cần có sự chỉ đạo lên kế hoạch cụ thể của BGH cho các đoàn thể tham gia hoạt động. - BGH, đoàn thể của các trường ký liên tịch hợp tác hoạt động thư viện.

- Mỗi năm tạo dựng nề nếp bằng ít nhất từ 2-3 chương trình tổ chức cùng nhau(kể chuyện sách, vẽ tranh theo sách, triển lãm sách,..)

4.3 Vai trò của lãnh đạo các cấp Sở, Phòng :

Sở GD&ĐT Quan tâm chỉ đạo công tác thư viện như điều 11 QĐ61

Phòng GD&ĐT chỉ đạo định kỳ họp các thư viện trường học theo cụm, giữa các cụm với nhau để chia sẻ kinh nghiệm

Phòng GD&ĐT nên kết hợp chặt chẽ với TV huyện ; Sở GD&ĐT ký liên tịch với TV tỉnh thành để có cơ chế và kế hoạch rõ ràng để hỗ trợ lẫn nhau (biên mục tập trung, tập huấn, tham quan, đưa học sinh đến TVCC trong các giờ ngoại khoá, tiết học tự do)

Phòng GD&ĐT chỉ đạo tổ chức các hoạt động, hội thi cấp huyện cho các phong trào thư viện, tạo đi ều kiện để TV các trường tham gia

4.4 Vai trò của địa phương, xã hội

Phụ huynh thường rất nhiệt tình hỗ trợ nhưng không thể cam kết lâu dài được; chỉ tham gia 1 chương trình nào đó.

Có thể mời như là diễn giả để chia sẻ trải nghiệm, thú vui giải trí, kinh nghiệm du lịch hay là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.

Phụ huynh cũng có thể giúp chuẩn bị tài liệu, vật dụng,…

Cần phải trình bày về nhu cầu cộng tác của ban đại diện phụ huynh học sinh với thư viện ngay từ đầu năm học với sự cho phép của BGH.

Gửi phụ huynh phiếu điều tra khảo sát về ý muốn tham gia của họ. Qua phiếu điều tra chúng ta biết kinh nghiệm của họ, lĩnh vực họ hoạt động, thú vui, kỹ năng. Từ đó nhắm đến việc các nhóm tình nguyện viên phù hợp với chương trình.

Tóm lại: Các yếu tố quyết định tính bền vững cho thư viện

- Ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện, dốc lòng ủng hộ và chỉ đạo chặt chẽ.

- Giáo viên đồng thuận & hợp tác - CB-CNV nhà trường hỗ trợ - Học sinh tích cực tham gia

- Phụ huynh học sinh tình nguyện giúp đỡ

- GVTV cam kết, nhiệt tình, có kỹ năng và kiến thức

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU tập HUẤN THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w