TÌNH HÌNH KÝ KẾT VỐN ODA.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Đã hơn 20 năm từ khi Việt Nam chính thức tiếp nhận nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ. Số vốn ODA ký kết là điều kiện quan trọng để các cơ quan Việt Nam tổ chức thực hiện, quản lý và giải ngân nguồn vốn ODA trong khuôn khổ các chương trình, dự án cụ thể.

Tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993 – 2012 đạt trên 56,05 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết. Trong đó vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,67 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%.

Trong tổng số các khoản ODA vay ưu đãi đã ký kết, phần lớn có lãi suất rất ưu đãi, thời gian vay và ân hạn dài.

+ Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1% năm, thời hạn vay từ 30 – 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn.

+ Khoảng 40% các khoản vay còn lại có lãi suất từ 1 – 3%/năm, thời hạn vay từ 12 – 30 năm, trong đó có 5 – 10 năm ân hạn.

+ Còn lại là các khoản vay kém ưu đãi hơn.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng ODA.

 Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng số ODA luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên theo các giai đoạn. Giai đoạn từ 1993 – 2000, ODA vốn vay chiếm 80% trong tổng vốn ODA. Giai đoạn 2001 – 2005, tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng vốn ODA có tăng nhẹ lên 81%. Sang giai đoạn 2006 – 2010, tỷ lệ ODA vốn vay có sự tăng mạnh từ 81% lên 93%, tăng 12% so với giai đoạn trước. Sang giai đoạn 2011 – 2012, tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng vốn ODA vẫn tiếp tục thể hiện đà tăng của mình, nhưng mức tăng ít đi, chỉ tăng 2,7 % so với giai đoạn trước. Tỷ lệ ODA vốn vay trong tổng nguồn ODA tăng lên cũng đồng nghĩa với tỷ lệ ODA không hoàn lại dành cho Việt Nam giảm dần. Nguyên nhân là do kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, đặc biệt từ năm 2010, Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Do vậy tỷ lệ ODA không hoàn lại dành cho Việt Nam ít đi và tỷ lệ ODA vốn vay tăng lên là điều tất yếu.

Một vấn đề đáng chú ý nữa là trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, chi phí vốn vay có xu hướng tăng lên, nhiều khoản ODA có điều kiện ràng buộc từ bên ngoài, làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến đầu tư và khả năng trả nợ trong trường hợp các dự án được vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 28)