Quản lý theo nguyên tắc “4 mắt”, cụ thể:
Phải có sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và theo dõi; giữa tinh thần chịu trách nhiệm và kiểm soát lợi nhuận/ lỗ lã.
Duy trì sự kiểm tra và cân bằng trong quá trình quản lý rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với một số giải pháp, kiến nghị và mô hình quản trị TSN – TSC tham khảo trong chương 3, tôi hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện mô hình quản trị
TSN – TSC, giúp các NHTMCP có thể xây dựng một mô hình quản trị TSN – TSC phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng nhằm hạn chế ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động của NHTMCP nói riêng và của toàn hệ
thống Ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Kiểm soát rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” đã giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:
Một là, Nêu rõ những cơ sở lý luận về quản trị TSN – TSC tại các Ngân hàng; Và mối quan hệ giữa quản trị TSN – TSC để kiểm soát rủi ro lãi suất.
Hai là, Đưa ra thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp đã được thực hiện trong công tác kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc quản trị TSN – TSC tại các NHTMCP nhằm bảo vệ lợi nhuận ngân hàng tránh rủi ro lãi suất.
Ba là, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp, đề xuất đối với NHNN và NHTMCP, đồng thời đề xuất một mô hình quản trị TSN – TSC nhằm giúp các Ngân hàng hạn chế những rủi ro lãi suất thông qua quản trị TSN – TSC.
Với những giải pháp và mô hình Luận văn đã đề xuất, có thểứng dụng ngay vào thực tế, góp phần nâng cao năng lực của các NHTMCP Việt Nam nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả
năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn
đưa ra sẽ còn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và trao đổi thêm. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy PGS.TS Trần Huy Hoàng, các đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của các anh/chị và các bạn đểđề tài này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của các NHTMCP Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB tài chính, Hà Nội.
3. Hồ Diệu (2002), “Quản trị Ngân hàng”, NXB Thống kê.
4. Trần Huy Hoàng (2006), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Lao động Xã hội.
5. Nguyễn Văn Tiến (1999), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê.
6. Việt Bảo (2007), “Phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh ở Việt Nam”,Tạp chí ngân hàng,(số 22), trang 37-39.
Các tài liệu tham khảo khác
7. Báo cáo thường niên của các NHTMCP. 8. Website www.vneconomy.vn.
9. Website Ngân hàng nhà nước www.sbv.gov.vn, và của một số NHTMCP
Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Phụ lục 4: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của HDB Phụ lục 5: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của TCB Phụ lục 6: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của STB Phụ lục 7: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của SGB Phụ lục 8: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của HBB Phụ lục 9: Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của SeaB Phụ lục 10: Lãi suất huy động BQ VNĐ tại các NHTMCP
Phụ lục 11: Lãi suất huy động BQ USD tại các NHTMCP
Phụ lục 12: Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn tại các NHTMCP
Phụ lục 13: Tiền gửi tại các TCTD khác và tiền gửi của TCTD khác tại các NHTMCP
Phụ lục 14: Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng
Phụ lục 15: Tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động tại một số ngân hàng