Mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kiểm soát rủi ro lãi xuất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25)

Mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phải duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cốđịnh. Đây là hệ số giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Hệ số này cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn.

Thu nhập lãi – Chi phí lãi Hệ số chênh lệch lãi

thuần (NIM) = Tổng TSC sinh lời *100

Trong đó:

Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi

đầu tư chứng khoán,…

Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay,..

Tổng TSC sinh lời = Tổng TSC – Tiền mặt & Tài sản cốđịnh

Như vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng chịu sự tác động của nhiều yếu tố như:

Những thay đổi trong lãi suất

Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu từ TSC và chi phí phải trả lãi cho TSN.

Những thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng nắm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động của mình.

Những thay đổi về giá trị TSN phải trả lãi mà ngân hàng sử dụng để

tài trợ cho danh mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động. Những thay đổi về cấu trúc của TSC và TSN mà ngân hàng thực hiện khi tiến hành chuyển đổi TSC, TSN giữa lãi suất cốđịnh và lãi suất thay đổi, giữa kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang lại mức thu nhập thấp với tài sản mang lại mức thu nhập cao.

Thông qua việc duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chúng ta thấy rằng, việc phối hợp giữa quản trị TSN và TSC phải luôn luôn được thực hiện song song, hỗ trợ lẫn nhau mới có thể bảo vệ thu nhập dự kiến của Ngân hàng khỏi rủi ro lãi suất. Để có thể thấy rõ hơn quan hệ giữa quản trị TSN và quản trị TSC, chúng ta xem xét cách phòng chống rủi ro lãi suất thông qua việc xác định - kiểm soát khe hở nhạy cảm lãi suất và việc quản lý khe hở kỳ hạn của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kiểm soát rủi ro lãi xuất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)