Những nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) , chi nhánh tại Đà Nẵng. (full) (Trang 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Những nhân tố bên trong

- Tính chất sở hữu của ngân hàng: yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp

đến mô hình quản lý, cơ chế quản lý và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tạo lập và quản lý các nguồn vốn. Tác động của yếu tố này đặc biệt rõ nét trong điều kiện nước ta những năm vừa qua và hiện nay.

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: ngân hàng cần xác định vị

trí hiện tại của mình trong hệ thống ngân hàng, thấy được những điểm mạnh,

điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Đồng thời ngân hàng cũng phải dự đoán thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lược phát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn nói chung là một bộ

phận. Do đó, cơ cấu nguồn vốn sẽ thay đổi theo chiến lược kinh doanh từng thời kỳ và gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.

- Quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, đảm bảo lòng tin cho người gửi tiền. Tổng nguồn vốn huy động của NHTM bị giới hạn theo mức độ của vốn chủ sở hữu. Theo luật tổ chức tín dụng thì các ngân hàng chỉ được phép huy động tối đa 20 lần vốn chủ sở hữu.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Một ngân hàng có trụ sở khang trang, mạng lưới các chi nhánh, các điểm giao dịch thuận lợi cùng với các trang thiết bị và công nghệ hiện đại… sẽ là một trong những yếu tố uy tín đối với người gửi tiền.

- Tài sản vô hình: Đó là uy tín của mỗi ngân hàng trong hệ thống. Uy tín này phải được tạo dựng qua nhiều năm hoạt động hiệu quả.

- Chiến lược cạnh tranh khách hàng: Ngày nay, do những đổi mới trong chính sách tài chính - tiền tệ - ngân hàng ở mỗi quốc gia, xu hướng toàn cầu hóa nên không chỉ riêng có các NHTM mới tham gia vào lính vực kinh doanh tài chính - tiền tệ còn có thêm sự góp mặt của rất nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán… Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, làm giảm thị phần của NHTM trong việc thu hút những lượng vốn nhàn rỗi. Khi đó quyền lựa chọn đầu tư lại thuộc về

những người có tiền và sẽ có sự so sánh giữa chính sách thu hút vốn mà mỗi một tổ chức mời chào. Do đó, các dịch vụ cung ứng cho người gửi tiền ngày càng hoàn thiện hơn với mức phí thấp hơn trong khi lãi suất huy

động rất hấp dẫn. Trong điều kiện canh tranh rất khó khăn đó, đòi hỏi mỗi NHTM phải cải thiện hơn trong phương thức làm việc, lãi suất phù hợp hơn và các dịch vụ đưa ra phải thuận tiện hơn. Có nghĩa là, NHTM phải thực thi các giải pháp, các chính sách linh hoạt nhất để cung ứng dịch vụ

thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đó là: tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại dịch vụ ngân hàng phù hợp với thị hiếu và tiện lợi trong quá trình sử dụng: dùng các biện pháp kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất, không ngừng tác động vào cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần của con người.

- Trình độ, thái độ của nhân viên ngân hàng: Khi khách hàng đến ngân hàng thì những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng chính là nhân viên giao dịch. Có thể nói, hình tượng của nhân viên ngân hàng cũng chính là hình tượng

của ngân hàng. Nếu thái độ của nhân viên ngân hàng thân thiện, niềm nở sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái khi đến ngân hàng, làm khách hàng hài lòng và từ đó tăng lượng khách hàng đến gửi tiền. Nhưng ngược lại, nếu thái độ của nhân viên phục vụ thiếu thân thiện sẽ gây phản cảm với khách hàng. Chỉ cần một khách hàng cảm thấy thái độ của nhân viên không tốt có thể sẽ ảnh hưởng đến hình tượng của cả ngân hàng với nhiều người khác nữa và sẽ khiến cho lượng hàng khách đến với ngân hàng sụt giảm.

Các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, cũng như các kế hoạch, biện pháp thu hút tiền gửi đều được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên ngân hàng. Trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng càng cao thì sẽ khiến cho số

lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm của ngân hàng cũng tăng lên tỷ lệ thuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại và huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại; trình bày những khái niệm, nội dung cơ bản về huy động vốn từ khách hàng cá nhân, các hình thức huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến những tiêu chí đánh giá hiệu quả huy

động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại và các yếu tố cơ

bản ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động.

Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương mại, tạo cơ sở để chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế trong quá trình huy

động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2

THC TRNG HOT ĐỘNG HUY ĐỘNG VN T

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MI C PHN ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng

a. S hình thành và phát trin ca Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Đà Nng

Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ

nông dân trên địa bàn nông thôn Hải Dương.

Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng Cổ phần đô thị

theo quyết định 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của ngân hàng Nhà Nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đai Dương (Oceanbank).

Oceanbank được NHNN Việt nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006. Ngày 18/01/2009, Oceanbank ký kết và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Viết Nam. Tháng 4/2009, Oceanbank được tăng vốn điều lệ

lên 2.000 tỷđồng. Số vốn điều lệ của Oceanbank lên 3.500 tỷ đồng đến năm 2010 và đến năm 2013 là 5.000 tỷđồng.

Mạng lưới Oceanbank liên tục được củng cố và mở rộng, hiện Oceanbank có tất cả 80 chi nhánh và các phòng giao dịch trên cả nước, phát

triển đồng bộ, đa dạng hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng, hiện

đại. Oceanbank đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói cho nhiều đối tác lớn như: Công ty CP chứng khoán dầu khí, Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bỉnh Sơn, thu xếp vốn, tài trợ,

đồng tài trợ cho nhiều dự án lớn của Tổng công ty Sông Hồng, Công ty CP

Đầu tư và PT xây dựng Invesco, dự án mua tàu chở xăng dầu trọng tải lớn, xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học Bio Ethanol… Hoạt động thanh toán

được đẩy mạnh, đặc biệt là thanh toán quốc tế, quan hệ với mạng lưới ngân hàng đại lý lớn trên thế giới nhanh chóng được thiết lập và mở rộng. Năm 2008, Oceanbank được vinh dự đón nhận cúp vàng giải thưởng “Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển” do Phó thủ tường Nguyễn Sinh Hùng trao tặng. Năm 2009, Oceanbank được UBND tỉnh Hải Dương trao bằng khen với thành tích trong hoạt động kinh doanh tiêu biểu và những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra, Oceanbank còn được trao bảng vàng, cúp vàng Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu 2009, cúp vàng Thương hiệu chứng khoán Việt Nam uy tín 2009.

Hiện nay, Oceanbank đang tiếp tục thực hiện quá trình tăng vốn để

nâng cao nội lực, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường với hội nhập quốc tế. Mạng lưới các đơn vị kinh doanh của Oceanbank đã tăng thêm cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Oceanbank Đà Nẵng chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 03/2007 có trụ sở chính đặt tại 80-82 Hàm Nghi Đà Nẵng. Oceanbank Đà Nẵng cùng với hệ thống Oceanbank toàn quốc cung cấp và gia tăng tiện ích ngân hàng, góp phần phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.

b. Chc năng, nhim v và cơ cu t chc ca Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Đà Nng Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Oceanbank Đà Nẵng) Hình 2.2 Sơ đồ cơ cu t chc ca Ngân hàng TMCP Đại Dương

Phòng Thông tin điện toán

Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Kế toán PGD Ông Ích Khiêm PGD Sơn Trà PGD Dầu Khí PGD Cẩm Lệ Phòng dịch vụ khách hàng Phòng Tổ chức hành chính Phó giám đốc Phó giám đốc Giám đốc

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Đà Nẵng

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, trong những năm qua Oceanbank ĐN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận thông qua các hoạt

động chủ yếu như sau: a. Tình hình huy động vn Bng 2.1. Ngun vn ca Oceanbank - CN Đà Nng (2011 - 2013) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 (±%) 2013/2012 (±%) Tổng nguồn vốn 960.442 1.081.385 1.182.292 12,59 9,33 1.Vốn chủ sở hữu 173.264 187.404 195.551 8,16 4,35 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn 18,04 17,33 16,54 2.Vốn huy động 787.178 893.981 986.741 13,57 10,38 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn 81,96 82,67 83,46 + Từ dân cư 416.372 501.366 661.449 20,41 31,93 + Từ các TCKT 324.362 338.976 264.874 4,51 -21,86 + Từ đối tượng khác (TCTD) 46.444 53.639 60.418 15,49 12,64

Nguồn vốn huy động tại chỗ của Oceanbank ĐN chiếm trên 80% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn được NH chú trọng nên hằng năm vốn huy động đều có tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong những năm trở lại đây, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều NH mới được thành lập, mạng lưới NH của các NHTM liên tục được mở rộng, các NHTM thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn cho khách hàng… Với việc đầu tư mạnh về công nghệ, mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch cùng những chính sách chăm sóc khách hàng và những cải tiến liên tục về thu hút nguồn tiền gửi, Oceanbank ĐN đã từng bước xây dựng hình ảnh và khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống NHTM tại Đà Nẵng. b. Tình hình hot động tín dng Bng 2.2 Mt s ch tiêu phn ánh hot động tín dng ca Oceanbank - CN Đà Nng (2011 – 2013) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 (±%) 2013/2012 (±%)

Doanh số cho vay 1.448.264 1.285.083 1.392.259 -11,27 8,34 Doanh số thu nợ 778.196 938.581 1.546.481 20,61 64,77 Dư nợ tín dụng 1.029.716 930.400 928.637 -9,64 -0,19 Nợ xấu 17.917 19.724 15.323 10,09 -22,32 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,74 2,12 1,65

Hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí quan trọng, mang lại cho Oceanbank một nguồn thu nhập đáng kể. Mảng hoạt

động tín dụng luôn được NH quan tâm, chú trọng đầu tư về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh, với chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại danh mục nợ vay, đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng. Vì thế tổng dư nợ của Oceanbank

ĐN ổn định qua các năm.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp toàn ngành ngân hàng, vì vậy năm 2012 Oceanbank đã cắt giảm tỷ lệ

tăng trưởng cho vay xuống, dư nợ tín dụng chỉ đạt 930.400 triệu đồng, giảm 9,64% so với năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu năm 2012 lại tăng lên 2,12% mặc dù dư nợ của ngân hàng giảm. Nguyên nhân chung là do năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kém hiệu quả, dẫn đến nợ xấu tăng lên.

Năm 2013 thì doanh số cho vay đạt 1.392.259 triệu đồng tăng 8,34% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đi, chỉ chiếm 1,65% trong tổng dư nợ

năm 2013. Cơ cấu khách hàng đã được chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng lớn nhất và tiềm năng trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Oceanbank đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận

được nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh.

Cho vay theo ngành nghề cũng dần đẩy mạnh sang các lĩnh vực sinh lời cao, hạn chế cho vay trong lĩnh vực nhiều rủi ro như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản, thay vào đó là cho vay

trong các ngành nghề nhiều tiềm năng. Các ngành nghề kinh doanh có tốc độ

phát triển cao và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trong năm qua

được Oceanbank chú trọng thiết lập quan hệ và đầu tư bao gồm: ngành thép, ngành xây dựng, ngành xăng dầu, ngành điện...

Bên cạnh việc tích cực triển khai công tác tín dụng, các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng cũng được Oceanbank quan tâm, Năm 2013, Oceanbank đã thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng tín dụng như: đánh giá khách hàng và thực hiện phân loại nợ chính xác, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng, hạn chế cho vay những khách hàng có nợ xấu, tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu. Vì vậy, các chỉ tiêu về

chất lượng, cơ cấu tín dụng đều đạt kết quả tốt hơn so với năm 2013.

c. Kết qu kinh doanh

Bng 2.3 Hot động kinh doanh ca Oceanbank - CN Đà Nng (2011 - 2013) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/201 1 (±%) 2013/2012 (±%) Nguồn vốn huy động 787.178 893.981 986.741 13,57 10,38 Dư nọ tín dụng 1.029.716 930.400 928.637 -9,64 -0,19 Nợ xấu 17.917 19.724 15.323 10,09 -22,32 Tỷ lệ nợ xấu 1,74 2,12 1,65 Tổng thu nhập 131.807 153.039 167.844 16,108 9,674 Chi phí 111.637 107.789 102.293 -3,447 -5,099 LN (chênh lẹch thu chi) 20.170 35.250 65.551 74,765 85,960

Kinh doanh ngân hàng hay bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, lợi nhuận chính là mục tiêu cuối cùng và cũng là yếu tốđể NH tồn tại và phát triển.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Oceanbank tăng trưởng khá tốt, tổng thu luôn lớn hơn tổng chi và vượt kế hoạch của ngân hàng cấp trên giao. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2012 đạt 35,250 triệu đồng tăng 75% so với năm 2011, năm 2013 tăng 86% so với năm 2012.

Trong cơ cấu tổng thu của Oceanbank thì nguồn thu hoạt động lãi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) , chi nhánh tại Đà Nẵng. (full) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)