Kiến nghị với ngân hàng Nhàn ướ c

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) , chi nhánh tại Đà Nẵng. (full) (Trang 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng Nhàn ướ c

Đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước điều hành kinh doanh của các Ngân hàng thương mại bằng những cơ chế, chính sách để các Ngân hàng thương mại đi đúng quỹ đạo của cơ chế thị trường là cạnh tranh giảm chi phí nhiệm vụ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ có chất lượng ngày càng cao chứ không phải cạnh tranh tăng lãi suất huy động để huy động vốn. Cụ thể

bằng các biện pháp:

- NHNN cần điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả các công cụ

chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng, kết hợp chặt chẽ với thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

- Điều hành linh hoạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị

trường mở, hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất phù với quy định của luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kết hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác để kiểm soát lãi suất thị trường ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng đặc biệt đối với các trường hợp huy động vốn trái phép, cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng thương mại

- NHNN ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ chế như: Thông tư về lãi suất cơ bản, thông tư về lãi suất trong trường hợp thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, thông tư về áp dụng lãi suất không kỳ hạn trong trường hợp người gửi tiền rút trước hạn.

- Chủ động phối hợp với Bộ tài chính trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và quốc tế, điều hành thị trường vốn nhằm đảm bảo sự

thống nhất, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và đánh giá thực trạng huy

động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Oceanbank – chi nhánh Đà Nẵng trong chương 2, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp huy

động vốn nói chung và huy huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho Ngân hàng TMCP Oceanbank – chi nhánh Đà Nẵng. Bên cạnh đó, chương 3 còn

đưa ra những kiến nghịđối với cơ quan quản lý nhà nước và các kiến nghịđối với Chính phủ. Các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động từ khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Oceanbank – chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và các NHTM nói chung.

KT LUN

Hệ thống NHTM nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò trung gian điều hòa vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lượng vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tạo

động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, phục vụ các mục

đích tiêu dùng trong dân cư và nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác. Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời. Tuy nhiên khả

năng huy động vốn của các NHTM hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, tâm lý của khách hàng và những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng .. Do đó các NHTM nói chung, NHTM CP Đại Dương(CN Đà Nẵng) nói riêng rất cần những biện pháp , chính sách hợp lý để huy động , khai thác hiệu quả nguồn vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân cũng như cần có sự

hỗ trợ và tạo điều kiện đồng bộ, kịp thời từ Chính phủ, NHNN Việt Nam và các cơ quan ban ngành có liên quan.

Vốn trong nền kinh tế là hết sức cần thiết, vốn là cơ sở để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thiếu vốn nền kinh tế sẽ lâm vào trì trệ, suy thoái. Chính vì thế, hoạt động huy động vốn sao cho có hiệu quả trong các ngân hàng thương mại nói chung, chi nhánh Ngân hàng Đại Dương (CN Đà Nẵng) nói riêng là hết sức cần thiết, qua đó sẽ tạo dựng được nguồn vốn dồi dào, ổn

định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sự phát triển của đất nước. Việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM đóng góp một phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả

kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh.

chính nói riêng thì các hoạt động của ngân hàng có rất nhiều vấn đề mới cần

được nghiên cứu triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ

quốc tế. Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về huy động vốn là vấn đề

quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để NHTM Cổ Phần Đại Dương tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế thời kỳ mở cửa.Trên cơ

sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài luận văn này đã hoàn thành được một số nhiệm vụđặt ra:

-Hệ thống hóa lý luận về nguồn vốn, công tác huy động vốn tại các ngân hàng thương mại và những nhân tốảnh hưởng.

- Phân tích thực trạng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tại NHTM Cổ Phần Đại Dương về cả số lượng,cơ cấu, giá cả..trong mối quan hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với công tác sử dụng vốn. Từ đó chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân trong trong công tác huy động vốn của NHTM CP Đại Dương, CN Đà Nẵng.

-Trên cơ sở đó, luận văn đã nêu ra một số giải pháp huy động vốn nói chung và huy huy động vốn từ khách hàng cá nhân cho Ngân hàng TMCP Oceanbank – chi nhánh Đà Nẵng. Bên cạnh đó,luận văn còn đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các kiến nghị đối với Chính phủ. Các giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động từ khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Oceanbank – chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và các NHTM nói chung.

Hy vọng rằng với những giải pháp cơ bản trên, hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của NHTM CP Đại Dương, CN Đà Nẵng sẽ được cải thiện về quy mô, cơ cấu, kỳ hạn, phục vụ tốt hơn cho công tác sử dụng vốn tại NHTM CP Đại Dương, CN Đà Nẵng.

Vì thời gian có hạn và kiến thức chưa được đầy đủ, luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót , tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính, Đà Nẵng.

[2] Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đại Dương - chi nhánh Đà Nẵng các năm từ 2011 – 2013.

[3] David Cox (1994), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia.

[4] F. Rederic S.Myshkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

[5] Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[6] Học viện Ngân hàng (2001), Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[7] Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

[8] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định 1287/2002/QĐ-Ngân hàng Nhà nước của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước, Hà nội

[9] Peters. Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) , chi nhánh tại Đà Nẵng. (full) (Trang 87)