Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm:

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm về xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT (Trang 26)

4. Đa dạng hoá các nội dung và hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

4.2.3.Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm:

- Đoàn kết tập thể luôn tạo ra một sức mạnh tổng hợp đảm bảo mọi sự thành công của tổ chức trong nhà trường, đoàn kết trong tập thể sư phạm vừa tạo nên sức mạnh tập thể vừa là nhiệm vụ tâm lý xã hội đặc biệt quan trọng của người quản lý thực tế đã chứng minh đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng

không nhỏ đến uy tín và hiệu quả công tác của nhà trường muốn vậy người quản lý cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Xây dựng đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo sự đoàn kết trong Ban giám hiệu chi uỷ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Bí thư Đoàn TN là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường. Muốn có sự đoàn kết cần phải có sự phân công phân nhiệm rõ ràng phù hợp với mọi người thống nhất hướng về mục tiêu có sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau mỗi người đều cần phải chủ động sáng tạo, nhiệt tình với công việc được giao.

+ Xây dựng mối quan hệ nhân ái trong tập thể: Trong tập thể mỗi thành viên sống trong hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mỗi cá nhân có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của tập thể tạo ra sự hài hoà giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng là bản chất của tập thể chân chính trong xã hội ngày nay.

+ Muốn có mối quan hệ tốt đẹp trước hết người quản lý phải tin tưởng chân trọng khách quan dân chủ có trách nhiệm giúp đỡ tạo cơ hội cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức Công đoàn nhà trường có nhiệm vụ quan trong trong việc xây dựng tập thể sư phạm thành tổ ấm gia đình thứ hai, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui nỗi buồn hoặc thất bại với nhau.

+ Chủ đông giải quyết các mẫu thuẫn xung đột trong tập thể sư phạm trong quá trình sống và thực hiện nhiệm vụ. Người quản lý cần chủ động xử lý kịp thời khi xử lý cần tìm hiểu kỹ càng và phân tích các nguyên nhân gây ra mâu thuẫn đó. Thường là mỗi mâu thuẫn đều là có nguyên nhân chung nhưng đều phát sinh từ những nguyên nhân sau:

• Phong cách quản lý quan liêu, mệnh lệnh, tham quyền, cố vị, ích kỷ, đánh giá không công bằng khen thưởng thiếu khách quan hay tham ô lãng phí

• Sự liên kết rời rạc của tập thể dẫn đến tập thể yếu, mục tiêu của cá nhân và tập thể không thống nhất các cá nhân không chấp thuận nhau, không tôn trọng và phục tùng nhau.

• Một số thành viên thiếu tinh thần trách nhiệm thậm trí vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Tính đa dạng phức tạp của các thành viên về nhu cầu lợi ích, tính cách năng lực và hoàn cảnh gia đình.

• Sau khi tìm hiểu đúng nguyên nhân thì người Hiệu trưởng phải tích cực giải quyết kịp thời triệt để tránh tình trạng “cái nảy xảy cái ung” tuỳ theo mức độ, phạm vi mâu thuẫn Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức, cá nhân để giải quyết làm cho đương sự hiểu được cái đúng cái sai và định hướng sửa chữa làm cho các đương sự vui vẻ bắt tay thiện chi, bình thường hoá quan hệ.

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm về xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT (Trang 26)