KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC CỦA CAO TOÀN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị gút trên thực nghiệm của hạt cần tây (apium graveolens l , apiaceae) (Trang 36)

PHẦN HẠT CẦN TÂY

Chuột nhắt đƣợc nuôi ổn định trong phòng thí nghiệm và đƣợc chia ngẫu nhiên thành 4 lô:

- Lô chứng: uống dung môi pha thuốc Na-CMC 0,5%. - Lô đối chiếu: uống allopurinol 10 mg/kg.

- Lô cao toàn phần 1: uống cao toàn phần hạt cần tây liều 250 mg/kg pha trong Na-CMC 0,5%.

- Lô cao toàn phần 2: uống cao toàn phần hạt cần tây liều 500 mg/kg pha trong Na-CMC 0,5%.

Chuột đƣợc uống thuốc với cùng thể tích 0,1ml/10g vào một giờ nhất định hàng ngày trong vòng 5 ngày trƣớc khi làm thí nghiệm. Trƣớc khi dùng dung môi hoặc thuốc 1,5 giờ, chuột không đƣợc ăn nhƣng đƣợc uống nƣớc bình thƣờng. Ngày thứ 5, chuột ở các lô đƣợc tiêm màng bụng kali oxonat với liều 500 mg/kg 1 giờ trƣớc khi uống thuốc lần cuối. Sau khi uống thuốc 2 giờ, lấy máu từ xoang hốc mắt của chuột, để lắng tự nhiên ở nhiệt độ phòng 1 giờ trƣớc khi đem ly tâm với tốc độ 3500 vòng trong 10 phút để lấy huyết thanh. Xác định nồng độ acid uric trong huyết thanh chuột thí nghiệm.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tác dụng hạ acid uric của cao toàn phần hạt cần tây trên mô hình gây tăng acid uric cấp

Liều dùng ( mg/kg) n Nồng độ acid uric (μmol/l) Tỷ lệ giảm so với chứng bệnh (%) Chứng bệnh - 15 259,01 ± 22,87 Allopurinol 10 17 52,56 ± 4,75** 79,7 Cao toàn phần 1 250 17 105,41 ± 10,41** 59,3 Cao toàn phần 2 500 15 122,81 ± 12,87** 52,5

**, p < 0,01 khi so sánh với lô chứng bệnh

Hình 3.1. Kết quả đánh giá tác dụng hạ acid uric của cao toàn phần hạt cần tây trên mô hình gây tăng acid uric cấp, ** p < 0,01 khi so sánh với lô chứng bệnh

Nhận xét:

- Cao toàn phần cần tây với liều 250 mg/kg và 500 mg/kg có tác dụng giảm nồng độ acid uric huyết thanh chuột nhắt trắng thí nghiệm trên mô hình gây

tăng acid uric cấp bằng kali oxonat, tỷ lệ giảm so với lô chứng bệnh lần lƣợt là 59,3% và 52,5% (p < 0.01).

- Thuốc đối chiếu allopurinol liều 10 mg/kg có tác dụng hạ acid uric huyết thanh rõ rệt tỷ lệ giảm so với chứng bệnh là 79,7% (p < 0,01).

- Khi so sánh nồng độ acid uric huyết thanh giữa hai lô thử dùng liều 250 mg/kg và 500 mg/kg, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị gút trên thực nghiệm của hạt cần tây (apium graveolens l , apiaceae) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)