2.1.1.1Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Đại Lục được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 4102008118 ngày 09/01/2001 do Sở đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
Tên công ty: Công ty TNHH Đại Lục. Tên giao dịch: Đại Lục CO.,LTD. Tên viết tắt: DL CO.,LTD.
Trụ sở chính của công ty: Số 21 đường số 28, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM Điện thoại: 84-08-39878443
Fax: 84-08-39878445
Email: dailuclabel@dailuclabel.com
Website: dailuclabel.com
Công ty TNHH Đại Lục ra đời và hoạt động với số vốn điều lệ là 3.500.000.000. Ngành nghề kinh doanh: In bao bì, nhãn, brochure, offset, mua bán vật tư ngành
in.
Một số sản phẩm công ty
Hộp giấy Thẻ treo Brochure
2.1.1.2 Quá trình phát triển
Sau khi thành lập công ty đã đi vào hoạt động một cách nhanh chóng bằng việc cạnh tranh với các công ty khác cùng ngành nghề, khi mới bước vào hoạt động số công nhân và nhân viên của công ty chỉ có 10 người, máy móc dùng cho việc sản xuất ít, tổ chức bộ máy đơn giản.
Nhưng hiện nay, do nhu cầu thị trường gia tăng và sự cạnh tranh lớn nên đầu năm 2005 công ty đã đầu tư trang bị máy móc hiện đại và tuyển những công nhân có tay nghề cao. Vì vậy, cho đến nay công ty vẫn hoạt động tốt, đang trên đà phát triển và thu nhập kinh tế ngày một tăng cao.
2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1.2.2 Yêu cầu quản lý
Ở công ty, số lượng và chủng loại các mặt hàng rất đa dạng, số lượng các nghiệp GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG SẢN XUẤT PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT BỘ PHẬN KCS
vụ mua vào bán ra xảy ra một cách thường xuyên với giá trị hợp đồng khác nhau. Do đó việc quản lý tất cả các hợp đồng, giấy tờ, sổ sách, hàng hóa và khách hàng là hết sức quan trọng. Vì vậy, công ty đòi hỏi phải theo dõi và quản lý chặt chẽ tất cả mọi mặt. Đặc biệt là số lượng và trị giá hàng nhập vào xuất bán để xác định mục đích cuối cùng là sinh lời.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: là người đại diện để thành lập công ty, có quyền hạn cao nhất và có trách nhiệm lớn nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, điều hành tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty, vạch ra kế hoạch và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kế toán: là nơi trực tiếp thực hiện công tác kế toán tại công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời cho cấp trên và chịu trách nhiệm tình hình tài chính của công ty. Cuối tháng lập báo cáo tài chính chuyển cho giám đốc, đóng thuế cho nhà nước và kiểm tra, đối chiếu vật liệu với thủ kho. Phòng sản xuất: là nơi điều hành, giám sát và quyết định mọi hoạt động sản xuất
của công ty. Cuối tháng, tiến hành lập báo cáo tổng hợp gửi lên và báo cáo với giám đốc theo định kỳ.
Phòng kinh doanh: quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty, cuối tháng tổng hợp báo cáo để báo cáo lên cấp trên. Tiếp xúc và ký kết hợp đồng với khách hàng. Phòng kỹ thuật: thiết kế các mặt hàng theo hợp đồng và chịu trách nhiệm lớn trong
công việc in ấn, kỹ thuậtt tại công ty.
Bộ phận KCS: chỉ đạo và giám sát hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm. Kiểm tra các mặt hàng theo đúng quy cách hợp đồng và thực hiện các nghiệp vụ thu, chi phát sinh. Cuối tháng lập báo cáo tình hình thu chi cho cấp trên và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty cũng như tình hình chất lượng của sản phẩm.
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán
2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các kế toán trong công ty
Kế toán trưởng:
•Phổ biến các chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm tra công tác chuyên môn của cấp dưới và trực tiếp ký duyệt các tài liệu kế toán.
•Tính tổng hợp hàng tháng công ty và chịu trách nhiệm với cấp trên về mọi vấn đề có liên quan đến tài chính.
•Kiểm tra xem xét các định khoản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
•Lập báo cáo tài chính. Kế toán tiền lương:
•Tổ chức ghi chép, phản ánh tập hợp về thời gian lao động và kết quả lao động. Tính lương cho công nhân căn cứ vào giờ công, sản phẩm của công nhân làm ra trong tháng, tính lương, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên theo đúng quy chế trả lương của công ty, chịu trách nhiệm chính trong vấn đề thanh toán lương cho công nhân viên trong mỗi kỳ phát lương.
Kế toán công nợ:
•Ghí chép, phản ảnh đầy đủ kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu, phải trả theo từng khách hàng, từng khoản phải thu, phải trả có kết hợp với thời hạn thanh toán.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TIỀN
Thủ quỹ:
•Theo dõi tiến hành thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã được giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt mới được tiến hành thu, chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ.
2.1.5 Chế độ kế toán tại công ty
2.1.5.1 Hình thức kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và đinh khoản các nghiệp vụ phát sinh đó, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các nghiệp vụ có liên quan.
2.1.5.2 Trình tự ghi sổ
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ
Ghi hàng ngày: Ghi vào cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra:
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký chung Sổ nhật ký
đặc biệt toán chi tiSổ thẻ kế ết
Sổ cái Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
2.1.5.3 Các chế độ kế toán tại công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao đương thẳng. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp thực tế đích danh.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán, nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Đồng Việt Nam.
2.1.5.4 Hệ thống tài khoản
Hiện tại kế toán công ty đang sử dụng các tài khoản trong “Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp” được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Ngoài ra để công tác hạch toán được thuận lợi và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán có mở thêm một số tài khoản chi tiết
2.1.6 Hệ thống thông tin kế toán
2.1.6.1 Mô tả hệ thống thông tin kế toán của công ty
Sơ đồ 2.4: Hệ thống phần mềm kế toán Accom
Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ, bảng kê Sổ kế toán: - Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp
- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán Máy tính Phần mềm kế toán Accom
2.1.6.2 Nhận xét về hệ thống thông tin kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản và phản ánh việc ghi chép từng tài khoản đúng theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, bên cạnh đội ngũ nhân viên kế toán thì Công ty còn sử dụng phần mềm kế toán Accom nhằm ghi nhận lại những nghiệp vụ phát sinh hằng ngày,lập các báo cáo, giúp cho công việc được giải quyết nhanh chóng, đạt hiệu quả.
Công tác kế toán trong công ty được thực hiện trên phần mềm Accom, mọi sổ sách đều được tổng hợp thiết kế tự động nên công việc được tiến hành tiện lợi và nhanh gọn, góp phần cho sự thành công trong công tác quản lý kế toán tại công ty.
2.1.7 Quy trình sản xuất
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm
Công ty TNHH Đại Lục chuyên sản xuất các sản phẩm từ giấy như bao thư, hộp giấy, name card,…Hoạt động mua bán của công ty chủ yếu thông qua điện thoại, theo đơn đặt hàng, qua websize.
Quy trình sản xuất của công ty do các bộ phận phối hợp nhịp nhàng với nhau. Bộ phận kinh doanh sau khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng sẽ nhanh chóng chuyển cho bộ phận sản xuất để bộ phận này chuẩn bị những vật liệu cần thiết cho
ĐƠN ĐẶT HÀNG
LỆNH SẢN
XUẤT VIN (GIẬT LIỆU ẤY) THEO KHỔ GIẤY MÁY CẮT, XÉN
MÁY IN BẾ, DÁN KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI GIAO HÀNG
quá trình sản xuất sản phẩm. Sau đó, bộ phận sản xuất sẽ tiến hành cắt , xén khổ giấy theo đúng yêu cầu của mặt hàng được đặt hàng. Những sản phẩm mà khách hàng yêu cầu sẽ được sản xuất theo thiết kế của họ, có khi chính bộ phận thiết kế của công ty sẽ thiết kế theo ý kiến của khách hàng. Sau khi những mẫu giấy đã được chuẩn bị sẵn sẽ được đem đi in theo đúng thiết kế, ở khâu này cần hết sức cẩn thận vì nếu như có sơ suất gì thì những mẫu hàng sẽ bị sai yêu cầu. Bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng của những mặt hàng này, nếu đúng yêu cầu thì chúng sẽ được đóng gói và chuyển cho khách hàng. Bộ phận kế toán sẽ ghi nhận số lượng hàng xuất kho theo yêu cầu từ phía khách hàng
2.1.8 Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Đại Lục trong những năm gần đây
2.1.8.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 37.541.828.460 31.274.439.307 2 Các khoản giảm trừ doanh
thu 124.871.533 61.548.968
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ( 10=01-02) 37.416.956.927 31.212.890.339 4 Giá vốn hàng bán 32.269.129.793 26.434.513.591 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ( 20=10-11) 5.147.827.134 4.778.376.748
6 Doanh thu hoạt động tài
chính 17.885.994 26.480.642
7 Chi phí tài chính 356.137.639 300.898.284 -Trong đó: chi phí lãi vay
2.1.8.2 Nhận xét về doanh số của công ty
Nhìn vào kết quả kinh doanh trong 2 năm gần đây của Công ty ta nhận thấy rằng: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm 6.267.389.153 đồng
tuyệt đối và 83,3% về số tương đối so với năm 2012 nguyên nhân là do:
Công ty đã không ngừng tìm kiếm khách hàng để có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn nữa nhằm tăng doanh thu.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh thu giảm điều này được đánh giá là không tốt.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 tăng 8.594.648 đồng về số tuyệt đối và 148,05% về số tương đối so với năm 2012 nguyên nhân là do:
Doanh thu phát sinh từ các khoản lãi tăng.
Được hưởng các khoản chiết khấu thương mại trong việc giao dịch buôn bán. Điều này được đánh giá là tốt.
9 Chi phí quản lý doanh
nghiệp 2.811.124.900 2.915.711.008
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25)) 1.286.363.584 1.061.784.284 11 Thu nhập khác 26.002.500 90.000.000 12 Chi phí khác 171.627.627 13 Lợi nhuận khác ( 40=31-32) 26.002.500 (81.627.627)
14 Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế( 50=30+40) 1.312.366.084 980.156.657
15 Chi phí thuế TNDN hiện
hành 328.091.521 171.527.415
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế
TNDN( 60=50-51-52) 984.274.563 808.629.242
Chi phí tài chính năm 2013 giảm 55.239.355 đồng về số tuyệt đối và 84,49% về số tương đối so với năm 2012 nguyên nhân là do:
Chi phí về các hoạt động liên quan giảm như sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, bù đắp các khoản lỗ trong kinh doanh.
Chi phí tài chính giảm điều này được đánh giá là tốt vì nó làm tăng doanh thu của Công ty.
Chi phí bán hàng năm 2013 giảm 186.623.191 đồng về số tuyệt đối và 73,93% về số tương đối so với năm 2012.
Điều này được đánh giá là tốt vì nó sẽ làm tăng lợi nhuận của Công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 giảm 104.586.108 đồng về số tuyệt đối và 103,72% về số tương đối so với năm 2012.
Điều này được đánh giá là tốt vì nó làm tăng lợi nhuận của Công ty.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 giảm 224.579.300 về số tuyệt đối và 82,54% về số tương đối so với năm 2012 nguyên nhân:
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, trong khi đó doanh thu tài chính tăng và chi phí tài chính giảm nhưng không đáng kể, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, điều này làm lợi nhuần thuần giảm.
Lợi nhuận thuần giảm được đánh giá là không tốt.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 giảm 332.209.427 đồng về số tuyệt đối và 74,69% về số tương đối so với năm 2012 nguyên nhân là do thu nhập khác tăng nhưng lợi nhuận thuần giảm nhiều hơn vì vậy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn giảm.
Chi phí thuế TNDN năm 2013 giảm 156.564.106 về số tuyệt đối và 52,28% về số tương đối so với năm 2012 nguyên nhân là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, lợi nhuận gộp cũng giảm nên làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm, điều này làm cho thuế TNDN giảm.
Lợi nhuân sau thuế năm 2013 giảm 175.645.321 về số tuyệt đối và 82.15% về số tương đối so với năm 2012 nguyên nhân là do lợi nhuận giảm và các loại chi phí tăng giảm không đáng kể.
2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH Đại Lục TNHH Đại Lục
2.2.1 Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Đại Lục
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất được phân loại như sau:
•Chi phí NVL trực tiếp: chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất dùng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng. Bao gồm: + Chi phí vật liệu chính: Giấy Duplex, giấy Ivory, màng BOPP
+ Chi phí vật liệu phụ:mực UV cán bóng, mực bestone vàng, mực in offset đỏ cờ, mực MG trắng trong, mực bestone xanh,…
•Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền thưởng phụ cấp, ….phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
•Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh tại phân xưởng (chi phí NVL, CCDC, tiền lương nhân viên quản lý…). Các chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo đơn đặt hàng.
+ Chi phí vật tư, công cụ dụng cụ + Chi phí vật liệu phụ
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định 2.2.3 Đối tượng hạch toán chi phí
Đối tượng: Dựa vào hợp đồng ký kết giữa Công ty với khách hàng, kế toán xác