6. Kết cấu Luận văn
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP
3.2.1. Hoàn thiện mô hình quản trị nội bộ CTCP ở Việt Nam
Về mô hình quản trị, LDN 2014 đã quy định mở rộng sự linh hoạt cho CTCP trong việc để DN tự lựa chọn một trong hai mô hình quản trị đơn hội đồng và đa hội đồng để phù hợp với thực tế điều hành hoạt động của DN. Tuy nhiên, lựa chọn phát triển mô hình bỏ BKS nhưng lại hình thành ra một bộ máy khác là ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT mà không có giải thích cụ thể rõ ràng về vai trò và chức năng của bộ máy thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng không rõ ràng khi áp dụng. Mặt khác, về bản chất, kiểm toán liên quan đến kế toán, còn kiểm soát là kiểm soát chung mọi hoạt động. Liên quan đến kế toán đã có công cụ khác có thể thay thế hiệu quả hơn, như quy định của pháp luật về kiểm toán, chứng khoán, cơ quan thuế, các đơn vị tư vấn kế toán ngoài DN. Như vậy, mảng kiểm soát hoạt động chung của công ty không được thực hiện, mà mảng kiểm toán lại quá nhiều, có thể gây chồng chéo. Khi quy định pháp luật không đầy đủ, chặt chẽ thì việc bỏ BKS nhưng lại phát sinh bộ máy mới là thành viên độc lập và ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT, vừa khiến bộ máy nặng nề, vừa gây hệ lụy tiêu cực nếu hoạt động không hiệu quả. Do đó, pháp luật vẫn cần xây dựng khung cơ bản điều chỉnh hoạt động của cơ quan này không nên bỏ lửng cho Điều lệ DN tự quy định như phương án tại LDN 2014 hiện nay.
Việc xây dựng những quy định luật pháp mới phải đảm bảo giải quyết yêu cầu thiết kế được một cấu trúc nội bộ đảm bảo sự phân định rõ ràng trách nhiệm giữa người sở hữu, người quản lý và người điều hành công ty, đồng thời đảm bảo được sự chế ước giữa các bộ phận này. Theo đó, đối với những quy định về ĐHĐCĐ, luật cần quy định những điều kiện cụ thể để đảm bảo sự công bằng hơn giữa các cổ đông , không có sự phân biệt giữa các cổ đông đa số và cổ đông thiểu số. Đồng thời, quy định của luật cần xác định rõ những cơ chế để đảm bảo cổ đông được thực hiện mọi quyền cơ bản của mình trên thực tế, tránh trường hợp luật có quy định nhưng thiếu tính thực tiễn nên không đảm bảo việc thực hiện quyền của cổ đông trên thực
88
tế, hoặc quy định của luật có nhiều kẽ hở, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người quản lý, điều hành công ty “lách luật” để vi phạm quyền lợi của các cổ đông.
Đối với những quy định về người quản lý, điều hành công ty, nên thu hẹp quyền can thiệp trực tiếp của HĐQT vào việc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của GĐ, TGĐ. Ngoài ra, thời gian tới, LDN cần thiết phải quy định rõ hơn về khái niệm “Thành viên HĐQT độc lập”. Bởi trong các CTCP luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn. Những người quản lý có thể không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại là người điều hành mọi hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đông. Do đó, pháp luật về quản trị CTCP của các quốc gia cũng như những quy định của các thị trường niêm yết thường yêu cầu trong cơ cấu HĐQT công ty phải có sự tham gia của các thành viên độc lập HĐQT. Các thành viên này có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý công ty, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, nhất là những cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, ở LDN 2014 chưa có quy định cụ thể về thành viên HĐQT, mà chỉ mới là quy định ở dạng “điểm danh”, thiếu tính thực tế áp dụng. Vì vậy, LDN cần bổ sung quy định về thành viên độc lập HĐQT, trong đó xác định rõ khái niệm thành viên HĐQT độc lập, trách nhiệm của thành viên HĐQT độc lập trong việc thực hiện hoạt động giám sát đối với HĐQT và các người quản lý cao cấp khác trong CTCP, số lượng tối thiểu các thành viên HĐQT độc lập của công ty niêm yết và công ty không niêm yết, cũng như làm rõ các tiêu chuẩn của thành viên HĐQT độc lập và thủ tục đề cử thành viên HĐQT độc lập.
Đối với những quy định về BKS, để BKS có thể hoạt động hiệu quả hơn trong thực tế chứ không phải chỉ trên mô hình, luật cần quy định cụ thể và thiết kế cơ chế để đảm bảo BKS có tính độc lập cao hơn nữa, tạo ra một địa vị ngang bằng với HĐQT chứ không phải là một cơ quan đứng dưới, chịu sự quản lý điều hành của HĐQT. Các thành viên BKS phải là thành viên độc lập, thực hiện được vai trò giám
89
sát lập BCTC và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Bên cạnh đó, luật cũng nên quy định những đòi hỏi cao hơn về các tiêu chuẩn đối với thành viên BKS trong việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên BKS để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp và đầy đủ hơn.
Tóm lại, trong bối cảnh thực trạng quản trị CTCP ở Việt Nam hiện nay vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả thì yêu cầu xây dựng một cơ chế chặt chẽ hơn trong các quy định của LDN về cấu trúc nội bộ công ty là rất cần thiết để hạn chế sự lũng đoạn cố tình của HĐQT, Ban GĐ trong CTCP. Việc xây dựng được một mô hình quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần cải thiện chất lượng và hiệu lực thực tế của tình hình thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty ở nước ta.
3.2.2. Ngƣời đại diện theo pháp luật CTCP
Để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác trong việc giao dịch với CTCP có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần bổ sung hướng dẫn: Thứ nhất, trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật, công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của DN. Đây cũng là những nội dung phải công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 108, 109 LDN 2014. Thứ hai, Trong trường hợp DN có hơn một người đại diện theo pháp luật thì thẩm quyền của từng người đại diện theo pháp luật phải được thông báo với cơ quan ĐKKD trong thời hạn… ngày, kể từ ngày có quyết định cử người đại diện theo pháp luật. Thứ ba, Xác định rõ trách nhiệm của DN trong giao dịch với chủ thể khác, Trường hợp người đại diện theo pháp luật xác lập giao dịch vượt ngoài thẩm quyền đại diện được phân công theo quy định của công ty với người thứ ba, thì giao dịch đó vẫn có giá trị đối với DN được đại diện, người đại diện sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với DN, trừ trường hợp, người thứ ba biết hoặc phải biết người đại diện đó không có thẩm quyền xác lập giao dịch với mình.
90
3.2.3. ĐHĐCĐ
3.2.3.1. Điều kiện tiến hành cuộc họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ
Đánh giá về các quy định đối với điều kiện tiến hành họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, có thể thấy LDN 2014 đã có sự thay đổi phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo đó mở rộng tỷ lệ về điều kiện tiến hành họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ cho tất cả các CTCP tại Việt Nam, đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh; đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cơ quan cao nhất trong CTCP, khắc phục các quy định có thể gây bế tắc trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, các việc giảm đồng thời cả hai loại tỷ lệ tối thiểu trong điều kiện tiến hành họp và thông qua quyết định của ĐHĐCĐ lại không có tác dụng bảo vệ cổ đông thiểu số, khiến nhóm cổ đông này không có được ảnh hưởng thực sự đến các quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ, không tạo điều kiện và khuyến khích các cổ đông tham gia tích cực và có hiệu quả vào quá trình ra quyết định ở công ty; qua đó làm giảm hiệu lực giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông. Khi điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ chỉ đòi hỏi một tỷ lệ cổ đông đại diện cho số cổ phần biểu quyết tham dự thấp như quy định của LDN 2014, và tỷ lệ biểu quyết để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ cũng thấp, thì tỷ lệ chấp thuận trên tổng số cổ phần biểu quyết của một công ty sẽ là rất thấp. Vì vậy, nên có quy định hài hòa giữa hai nhóm điều kiện này.
Về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ, vẫn giữ nguyên quy định tại Điều 141 LDN 2014: cuộc họp ĐHĐCĐ lần thứ nhất được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai là 33%. Tỷ lệ biểu quyết để nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua đối với các nội dung quan trọng quy định tại Khoản 1 Điều 141 LDN 2014 là 65%, đối với các nội dung thông thường là 51%. Tuy nhiên, nên có một quy định bổ sung là trường hợp số cổ đông có quyền biểu quyết dự họp ĐHĐCĐ ít hơn 51% thì tỷ lệ thông qua quyết định của ĐHĐCĐ đối với các nội dung quan trọng quy định là 75%, đối với các nội dung thông thường là 65%.
91
3.2.3.2. Thống nhất tỷ lệ phần trăm tổng số biểu quyết chấp thuận thông qua quyết định của ĐHĐCĐ giữa thể thức họp ĐHĐCĐ và lấy ý kiến bằng văn bản.
Bên cạnh việc thông qua các quyết định tại phiên họp, các quyết định của ĐHĐCĐ có thể được thông qua bằng thể thức lấy ý kiến bằng văn bản. Đây là quy định hợp lý, có thể giảm thiểu được những khoản chi phí cho CTCP cũng như đảm bảo việc lấy ý kiến nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến bằng văn bản có nhược điểm là các vấn đề không được rõ ràng, có tính tranh luận, phản biện so với họp ĐHĐCĐ, vì vậy quy định về việc thông qua quyết định ĐHĐCĐ bằng văn bản phải chặt chẽ hơn. Tỷ lệ thông qua quyết định của ĐHĐCĐ khi thực hiện bằng văn bản của LDN 2005 là 75% quá cao, trong khi đó tỷ lệ theo LDN 2014 lại quá thấp 51%, có xu hướng khuyến khích lấy ý kiến bằng văn bản. Bên cạnh đó, việc LDN 2014 vẫn quy định một tỷ lệ chung để thông qua tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ khi thông qua quyết định bằng thể thức lấy ý kiến bằng văn bản thể hiện sự không thống nhất với phương thức thông qua quyết định của ĐHĐCĐ tại cuộc họp. Cụ thể: cũng là việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ nhưng đối với các quyết định quan trọng quy định tại Khoản 1 Điều 144 LDN 2014 sẽ được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ với tỷ lệ là 65% nhưng nếu được lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thì chỉ đòi hỏi phải được 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp nhận. Vì vậy, để có một tỷ lệ đảm bảo được sự thống nhất về tỷ lệ phần trăm số ý kiến tán thành giữa các thể thức thông qua quyết định của ĐHĐCĐ và đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các cổ đông, LDN nên quy định sửa đổi theo tỷ lệ là 65%.
3.2.3.4. Thống nhất quy định về thời gian họp ĐHĐCĐ thƣờng niên theo pháp luật kế toán
Vấn đề vướng mắc phát sinh trong trường hợp này LDN 2014 quy định thời hạn ĐHĐCĐ thường niên phải ho ̣p trong thời ha ̣n 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính (Khoản 2 Điều 136 LDN 2014), như vậy là có sự mâu thuẫn với thời hạn họp ĐHĐCĐ để thông qua báo cáo tài chính của CTCP là chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (Điều 31 Luật kế toán). Theo quan điểm của tác
92
giả, nên áp dụng thống nhất theo luật kế toán, bởi các mốc thời gian trên đều được tính theo thời gian kế toán (năm tài chính, kỳ kế toán), và quy định về thời hạn nộp BCTC đã hình thành được thông lệ trong hoạt động kế toán , liên quan đến nhiều văn bản, tờ khai kế toán khác rất khó sửa đổi . Vì vậy, Khoản 2 Điều 136 LDN 2014 nên được sửa đổi là: “ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính”.
3.2.3.5. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ
Thứ nhất, Để hạn chế việc TAND hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ vì những vi
phạm nhỏ nhặt, đơn giản không ảnh huởng đến kết quả cuộc họp ĐHĐCĐ cũng như lợi ích của công ty và các cổ đông, Điều 147 LDN 2014 nên có quy định hướng dẫn bổ sung theo hướng Tòa án chỉ hủy các quyết định có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục, trình tự mà pháp luật và điều lệ quy định. Các vi phạm được coi là nghiêm trọng phải được quy định cụ thể trong Luật hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quan điểm của tác giả nếu vấn đề triệu tập hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng các quy định của LDN và điều lệ của công ty thì các quyết định đã được đại hội cổ đông thông qua phải bị hủy bỏ, ĐHĐCĐ phải tổ chức lại phiên họp và biểu quyết thông qua vấn đề theo đúng trình tự, quy định pháp luật. Trường hợp phiên họp đại hội cổ đông triệu tập chỉ có một số nội dung quyết định đã được thông qua là vi phạm quy định pháp luật, hoặc Điều lệ công ty thì chỉ hủy bỏ hiệu lực của phần quyết định vi phạm, các nội dung khác của quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua hợp pháp vẫn có hiệu lực và được thi hành. Bên cạnh đó, LDN 2014 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng không quy định quá chi tiết về thủ tục triệu tập họp và thể thức họp ĐHĐCĐ mà nên để vấn đề này cho Điều lệ công ty điều chỉnh bởi lẽ mỗi CTCP có số lượng và cơ cấu cổ đông khác nhau, do đó cần phải có quy định mềm dẻo, linh hoạt để việc áp dụng quy định pháp luật được hiệu quả.
Thứ hai, yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ cần phải được xem như một yêu
cầu về xem xét tính hợp pháp của một quyết định, nó cần được giải quyết theo thủ tục tố tụng việc dân sự đối với yêu cầu về kinh doanh, thương mại (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự) chứ không phải là tranh chấp kinh doanh, thương mại (Điều 29 của
93
Bộ luật Tố tụng dân sự). Để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần có hướng dẫn cụ thể về việc này. Theo đó cũng nên quy định cụ thể, việc tranh chấp liên quan đến yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ được Trọng tài giải quyết trong trường hợp Điều lệ công ty quy định lựa chọn phương thức giải quyết bằng Trọng tài, hoặc giữa công ty và bên tranh chấp có thỏa thuận chọn Trọng tài.
Thứ ba, đối với quy định mới của LDN 2014: Trong thời gian quyết định của
ĐHĐCĐ đang bị Tòa án xem xét hủy bỏ thì quyết định đó vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi có quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ quyết định đó có hiệu lực. Nên có hướng dẫn bổ sung thêm, trong trường hợp quyết định của ĐHĐCĐ bị hủy bỏ, những người thực tế đang quản lý, điều hành công ty phải chịu trách nhiệm bồi