Cổ đông CTCP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật việt nam về quản trị công ty cổ phần (Trang 69)

6. Kết cấu Luận văn

2.6. Cổ đông CTCP

Trong khuôn khổ quản trị công ty, OECD khuyến nghị cần phải đảm bảo các quyền của cổ đông và chức năng sở hữu chủ yếu, đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông như một yếu tố chủ yếu của quản trị CTCP.

Cổ đông theo pháp luật Việt Nam được hiểu là “cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của CTCP” (Khoản 2 Điều 4 LDN 2014). Liên quan đến thời điểm xác lập tư cách cổ đông, Khoản 4 Điều 124 LDN 2014 quy định cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Điều luật đã quá đề cao hình thức, thủ tục để quyết định thời điểm có hiệu lực của giao dịch, như vậy trong trường hợp người đã hoàn thành về mặt nội dung – nghĩa là đã thanh toán đủ tiền góp vốn, mua cổ phần, có lập hợp đồng hợp pháp theo quy định của pháp luật, nhưng nếu công ty gây khó khăn, kéo dài thời gian đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông thì quyền lợi của chủ sở hữu cổ phần sẽ bị ảnh hưởng. LDN đã không đã không quy định việc đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận ĐKKD tại cơ quan quản lý ĐKKD là điều kiện bắt buộc về hình thức, nhưng lại đề cao hình thức của việc đăng ký thông tin vào Sổ đăng ký cổ đông là bất hợp lý. Theo quan điểm của tác giả, nên đề cao nội dung giao dịch chứ không phải là hình thức, thủ tục để xác lập tư cách cổ đông CTCP, LDN đã quy định cho cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ cổ phần của cổ đông sáng lập), thì cũng nên tạo điều kiện để cổ đông mới hoàn tất quyền sở hữu cổ phần.

CTCP có nhiều loại cổ đông khác nhau tùy thuộc vào loại cổ phần mà họ nắm giữ, nếu phân loại cổ đông theo loại cổ phần mà họ sở hữu thì cổ đông được phân chia thành hai loại là cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Theo đó, người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi là người nắm giữ cổ phần ưu đãi. Một CTCP bắt buộc phải có cổ đông phổ thông và có thể có cổ đông ưu đãi, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi trong khi đó cổ phần

72

ưu đãi có thể được chuyển đổi thành công cổ phần phổ thông theo quyết định của ĐHĐCĐ. Về nguyên tắc, dù là cổ đông phổ thông hay cổ đông ưu đãi nó cũng đều tạo ra cho người sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

2.6.2. Quyền của cổ đông CTCP

2.6.2.1. Quyền liên quan tới hệ thống quản lý điều hành công ty

Đây là nhóm quyền quan trọng của cổ đông. Nó thể hiện quyền làm chủ sở hữu công ty. Theo LDN 2014 cổ đông có các quyền như tham dự ĐHĐCĐ, quyền biểu quyết, cổ đông tham dự và phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện ủy quyền trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có những quyền trên. Đối với cổ đông phổ thông thì mỗi một cổ phần có một phiếu biểu quyết còn cổ phần ưu đãi biểu quyết có sổ phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông, số lượng cụ thể do điều lệ công ty quy định. Ngoài ra cổ đông còn có các quyền như là bầu các thành viên HĐQT, thành viên BKS, thông qua các quyết định,...

2.6.2.2. Quyền kinh tế

Đây là nhóm quyền quan trọng nhất của cổ đông. Nó là mục đích, là động lực cho tất cả các cổ đông khi tham gia CTCP. Quyền về kinh tế của các cổ đông trong công ty bao gồm: cổ đông được nhận cổ tức theo quyết định của ĐHĐCĐ, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty, được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 120 và khoản 1 Điều 126 LDN 2014, quyền được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản,... Các quy định trên cho thấy pháp luật đã đảm bảo khá tốt những quyền về kinh tế của cổ đông.

Về vấn đề công ty mua lại cổ phần của cổ đông, theo Khoản 1 Điều 129 LDN 2014 quy định: Nếu cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Công ty phải mua lại cổ phần

73

theo yêu cầu của cổ đông đó với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Quy định này đã đặt ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trong trường hợp các bên yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Nếu các bên không thống nhất được với nhau về việc lựa chọn tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá cổ phần thì LDN 2014 cho phép công ty được giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, luật chưa quy định bên nào phải chịu chi phí thanh toán cho tổ chức định giá chuyên nghiệp? Đây có thể là một vấn đề gây ra tranh chấp giữa các bên nếu LDN không có hướng quy định cụ thể hơn.

Thứ hai,pháp luật lại quy định thời hạn mà công ty phải mua lại cổ phần trong trường hợp này lên đến chín mươi (90) ngày làm việc. Thời hạn nêu trên là quá dài trong khi cổ đông đã không còn muốn gắn bó lâu dài với công ty nữa .

2.6.2.3. Quyền kiểm tra giám sát hoạt động của công ty

Cổ đông có thể trực tiếp hoặc thông qua hoạt động của BKS để thực hiện việc giám sát toàn bộ hoạt động của công ty, đây cũng là một trong các quyền thể hiện vai trò của cổ đông trong quản trị CTCP. Các cổ đông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Ở Việt Nam, các nghĩa vụ công bố thông tin được quy định tại Điều 108, Điều 109, Điều 171 LDN 2014, riêng đối với các công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Điều 101 Luật Chứng khoán.

Tuy nhiên, so với pháp luật một số nước, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông CTCP ở Việt Nam được đánh giá có phần “thua kém”. Chẳng hạn, đối với quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ của công ty, trong khi LCT Trung Quốc quy định cổ

74

đông có quyền yêu cầu điều tra trực tiếp sổ sách và các chứng từ của công ty và trong trường hợp bị từ chối, cổ đông công ty có quyền yêu cầu tòa án buộc công ty phải chấp thuận. Trong khi đó, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ theo Khoản 2 Điều 114 LDN 2014 chỉ có quyền yêu cầu BKS công ty thực hiện việc điều tra sổ sách, yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Do vậy, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông CTCP cần được tăng cường hơn nữa nhằm nâng cao hơn nữa khả năng kiểm tra, giám sát của cổ đông – chủ sở hữu CTCP.

2.6.2.4. Quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh

Các cổ đông có quyền yêu cầu các cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp xảy ra theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Cụ thể cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, GĐ, TGĐ trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 161 LDN 2014. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định hoặc một phần nội dung quyết định của ĐHĐCĐ trong các trường hợp. Tuy nhiên, trong nhóm quyền này, cổ đông CTCP của Việt Nam chưa có quyền phản đối những thay đổi lớn về cấu trúc công ty và quyền kiện trực tiếp. Luật cũng không quy định quyền của cổ đông yêu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc Tòa án xem xét quyết định giải thể công ty hoặc chia, tách công ty trong trường hợp bế tắc không thông qua được các quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ, HĐQT dẫn đến việc công ty không thể hoạt động bình thường…

75

2.6.3. Nghĩa vụ của cổ đông CTCP

Nghĩa vụ của cổ đông CTCP được quy định tại các Điều 115 LDN 2014. Việc quy định cụ thể các nghĩa vụ của cổ đông CTCP đã buộc cổ đông CTCP tuân thủ đúng các quy định pháp luật, quy chế nội bộ công ty tránh việc lạm dụng quyền hạn để gây thiệt hại đến lợi ích của công ty, của các cổ đông khác cũng như các chủ thể khác có liên quan. Các nghĩa vụ này khá tương đồng với các nghĩa vụ của cổ đông CTCP của các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, trên thực tế, mức độ tuân thủ các nghĩa vụ của cổ đông CTCP là không cao mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc pháp luật chưa có các chế tài đủ mạnh để răn đe và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Do đó, cần bổ sung thêm các chế tài xử lý tương ứng với các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cổ đông CTCP.

2.6.4. Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông

Khuôn khổ quản trị CTCP theo khuyến nghị của OECD đòi hỏi phải đảm bảo quyền được đối xử công bằng giữa các cổ đông. Cụ thể hóa nội dung này, LDN 2014 đã có những quy định cụ thể tạo đảm bảo cho cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số bình đẳng với cổ đông đa số.

Về mặt pháp lý, cổ đông, nhóm cổ đông (dù là cổ đông đa số nắm giữ bao nhiêu cổ phần) trước hết, họ là những cổ đông phổ thông có đầy đủ các quyền như quy định tại Điều 114 LDN. Tuy nhiên, khi sở hữu một tỷ lệ cổ phần phổ thông nhất định (ví dụ: 1%, 10%, 35% trở lên…), thì cổ đông, nhóm cổ đông này có các quyền về những vấn đề khác nhau (xem Bảng 2.1). Giả sử trong CTCP có cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết từ 51% hoặc 65% trở lên thì cổ đông, nhóm cổ đông này (có thể gọi là cổ đông đa số) có thể thông qua các nghị quyết, quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ có lợi cho mình, đặt cổ đông, nhóm cổ đông còn lại vào “vùng nguy hiểm”. Nói cách khác, những cổ đông, nhóm cổ đông này bị xem như là nhóm những cổ đông thiểu số trong công ty khi mà những vấn đề thuộc thẩm quyền của họ đã bị cổ đông, nhóm cổ đông đa số quyết định.

70

Bảng 2.1. Quyền biểu quyết của cổ đông theo tỷ lệ cổ phần sở hữu

Stt Tỷ lệ cổ phần sở hữu Quyền của cổ đông

1 ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng

Có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, GĐ, TGĐ (Khoản 1 Điều 161

LDN 2014) từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong

thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty

Các quyền tại Khoản 2 Điều 114 LDN 2014

ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết Triệu tập họp ĐHĐCĐ lần hai (Khoản 2 Điều 141 LDN 2014) 2 Với tỷ lệ trên 35% tổng số cổ phần có quyền

biểu quyết

Phủ quyết tất cả các Nghị quyết của ĐHĐCĐ (khoản 1 Điều 14 LDN 2014)

3 Với tỷ lệ trên 49% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Phủ quyết yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ lần một (Khoản 1 Điều 141 LDN 2014)

Phủ quyết các Nghị quyết của ĐHĐCĐ theo quy định tại Khoản 2 Điều 144 LDN 2014)

- Các Quyết định được thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản

71

LDN 2014 cũng có những quy định khác có liên quan đến bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số như quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần (Điều 129), công khai lợi ích có liên quan (Điều 159), nghĩa vụ của người quản lý công ty (Điều 160), hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận (Điều 162), công bố thông tin (Điều 108, 109), bầu dồn phiếu…

Mặc dù pháp luật hiện hành có nhiều quy định về bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số nhưng khi áp dụng trong thực tế những quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến quyền lợi của cổ đông trong CTCP vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Điều kiện về tỷ lệ cổ đông tham dự để tiến hành họp ĐHĐCĐ, và tỷ lệ biểu quyết để nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua theo LDN 2014 là chưa phù hợp, mặc dù tạo sự thuận lợi cho hoạt động của CTCP, dễ dàng để cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số có thể phối hợp với nhau thực hiện quyền triệu tập và quyết định các vấn đề của ĐHĐCĐ, tuy nhiên lại càng dễ dàng hơn cho cổ đông, nhóm cổ đông đa số phủ quyết ý kiến của cổ đông thiểu số, và thông qua quyết định ĐHĐCĐ có lợi cho cổ đông đa số. Trong khi ngược lại, cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số sẽ phải đạt một tỷ lệ rất cao để phủ quyết ý kiến của cổ đông, nhóm cổ đông đa số. Vấn đề phương thức bầu dồn phiếu để bầu thành viên HĐQT, BKS được quy định trong không phải là điều kiện bắt buộc, mà Điều lệ công ty có thể quy định khác. Và trong trường hợp áp dụng phương thức bầu dồn phiếu thì quy định của LDN 2014 bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT tại Khoản 2 Điều 156 cũng gây bất lợi cho cổ đông thiểu số bởi, ĐHĐCĐ không cần có bất kỳ lý do gì vẫn có thể bãi nhiệm thành viên HĐQT, và vào bất kỳ thời điểm nào. Xét ở góc độ bảo vệ cổ đông thiểu số thì quy định này mang lại lợi thế cho cổ đông đa số. Theo quy định bầu dồn phiếu, các cổ đông thiểu số có thể gom phiếu bầu để dồn cho đại diện của mình trúng cử thành thành viên HĐQT, tuy nhiên, nhóm cổ đông đa số có thể bãi miễn thành viên HĐQT đại diện của nhóm cổ đông thiểu số chỉ với 51% số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp. Tiếp theo, việc bầu bổ sung 01 thành viên vào HĐQT thì quy định bầu dồn phiếu mất tác dụng bảo vệ nhóm cổ đông thiểu số…

72

Như vậy, vấn đề bảo vệ cổ đông vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Do đó, yêu cầu lớn nhất đặt ra trong hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP liên quan đến nội dung bảo vệ cổ đông thiểu số là phải thực sự đưa đến cho cổ đông những công cụ pháp lý rõ ràng và đầy đủ hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật việt nam về quản trị công ty cổ phần (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)