0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Minh bạch và công khai thông tin trong CTCP

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 76 -76 )

6. Kết cấu Luận văn

2.7. Minh bạch và công khai thông tin trong CTCP

Minh bạch và công khai thông tin là đòi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động quản trị của CTCP. Tiếp theo đó là các quyền liên quan tới khả năng kiểm soát của nhà đầu tư đối với các hoạt động của CTCP. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đông chi phối phải có cơ chế để kiểm soát bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả để nhà đầu tư có thể yên tâm về tài sản của mình. Thực tiễn hoạt động công khai thông tin đối trong CTCP, đặc biệt là các công ty đại chúng thời gian qua cho thấy, việc thông tin của CTCP không được phổ biến rộng rãi và công khai, hoặc trong các trường hợp được phổ biến thì khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư khác nhau cũng không giống nhau, dẫn đến tình trạng mất đối xứng thông tin và bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các thông tin này giữa các nhà đầu tư [51]. Về vấn đề này, LDN năm 2014 cũng đã có sự quan tâm nhất định thông qua việc dự liệu các cơ chế thông tin khác nhau, cụ thể:

- Cơ chế thông tin cho cổ đông;

- Cơ chế thông tin cho người quản lý trong CTCP;

- Cơ chế thông tin cho các chủ thể bên ngoài công ty (cơ chế công khai BCTC hàng năm cho cơ quan thuế và cơ quan ĐKKD; quy định về việc kiểm soát các hợp đồng với người có liên quan…).

2.7.1. Minh bạch và công khai thông tin với cổ đông công ty

Về mă ̣t nguyên tắc , với tư cách là người đồng sở hữu công t y, cổ đông có quyền tiếp câ ̣n với toàn bô ̣ các thông tin về công ty để đảm bảo cao nhất quyền sở hữu tối thượng của ho ̣. Tuy nhiên, do vấn đề tách rời quyền sở hữu và quyền quản lý, nhiều cổ đông đa số là thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ luôn tìm cách bưng bít

73

thông tin, để sử dụng cho mục đích tư lợi riêng mà bỏ mặc quyền lợi của cổ đông . Xuất phát từ thực tế đó, pháp luật đã đặt ra nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền tiếp câ ̣n thông tin của cổ đông , bao gồm cá c quy đi ̣nh về nghĩa vu ̣ công bố thông tin trong CTCP và quyền được trích lu ̣c văn bản , tài liệu của CTCP . Tuy nhiên trên thực tế, cổ đông gă ̣p phải rất nhiều khó khăn khi thực thi quyền năng này .

2.7.1.1. Nghĩa vụ công bố thông tin của CTCP

Theo quy đi ̣nh của LDN 2014, thì CTCP có nghĩa vụ phải công bố, cung cấp thông tin cho cổ đông công ty. Chẳng hạn, theo quy định Điều 136 LDN 2014, người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông. Quyết định của ĐHĐC, kết quả lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ đều phải gửi đến cổ đông, trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi quyết định có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty (Điều 144, 145 LDN 2014). Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, HĐQT phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu sau đây Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, BCTC, Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty; và BKS phải chuẩn bị báo cáo thẩm định các văn bản của HĐQT. Các văn bản này phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh công ty, đồng thời trình ĐHĐCĐ xem xét, thông qua.

Bên ca ̣nh đó, pháp luật về chứng khoán quy định một cách rõ ràng và cụ thể về vấn đề này. Theo quy đi ̣nh ta ̣i Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 hướng dẫn về viê ̣c công bố thông tin trên TTCK , thì công ty đại chúng , công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố đầy đủ , chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất t hường về tình hình hoa ̣t đô ̣ng, sản xuất, tài chính và tình hình quản trị công ty cho cổ đông và công chúng; công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của cổ đông đa số, giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng; hay về các giao dịch chào mua công khai . Ngoài ra, công ty niêm yết còn có nghĩa vu ̣ phải công bố ki ̣p thời và đầy đủ các thông tin khác , nếu các thông tin đó có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng kho án và ảnh hưởng đến quyết đi ̣nh của nhà đầu tư. Đặc biệt Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009

74

đã bổ sung thêm mô ̣t chế tài hình sự đối với người thực hiê ̣n hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán. Theo đó, Điều 181a Bộ luâ ̣t này quy đi ̣nh người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký , bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng , thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng , cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm tuỳ từng trường hợp . Như vâ ̣y, pháp luật hiê ̣n hành đã quan tâm rất nhiều đến việc minh bạch TTCK và chú trọng xây dựng các chế tài nghiêm khắc để xử lý các hành vi vi phạm, nhằm mu ̣c đích bảo vê ̣ quyền lợi cho các nhà đầu tư nói chung cũng như những cổ đông nói riêng.

Thời gian gần đây , tình trạng cổ đông lớn , đă ̣c biê ̣t là cổ đông nô ̣i bô ̣ của các công ty niêm yết tiến hành giao di ̣ch cổ phiếu mà không công bố thông tin đang diễn ra ngày càng phổ biến . Điển hình như sự kiện, ông Robert Alexander Stone, cổ đông lớn của Công ty Xây lắp Bưu điê ̣n Hà Nô ̣i (HAS) đã bán 35.000 cổ phiếu HAS và vợ của Chủ ti ̣ch HĐQT Công ty cổ phần cáp Sài Gòn (CSG) đã mua hơn 8.000 cổ phiếu CSG rồi bán la ̣i toàn bô ̣ vào ngày 21/04/2010 mà không công bố thông tin. Tương tự, em gái mô ̣t thành viên BKS Công ty cổ phần vâ ̣t tư tổng hợp và phân bón Hoá Sinh (HIS) đã bán 5.100 cổ phiếu HIS vào ngày 29/04/2010 cũng không công bố thông tin [47].

Trong những trường hợp này , rõ ràng các nhà đầu tư và đặc biệt là cổ đông – chủ sở hữu công ty là những người chi ̣u thiê ̣t ha ̣i nhiều nhất , bở i lẽ thông tin của CTCP ảnh hưởng rất lớn đến các quyết đi ̣nh và chiến lược đầu tư vốn của nhà đầu tư, nhất là các thông tin mang tính bất thường . Với cổ đông thiểu số không có khả năng thực thi quyền quản lý công ty , họ chỉ có thể tiếp cận các thông tin về hoạt đô ̣ng kinh doanh của công ty thông qua viê ̣c công bố thông tin . Do đó, nếu đảm bảo đươ ̣c nghĩa vu ̣ công bố thông tin trong CTCP thì đây sẽ là mô ̣t biê ̣n pháp quan tro ̣ng góp phần bảo vệ quyền lợi của cổ đông CTCP.

75

2.7.1.2. Quyền xem xét và trích lu ̣c sổ sách, tài liệu của cổ đông

Về nguyên tắc, cổ đông cũng là những người chủ của công ty, nên ho ̣ có quyền tiếp câ ̣n các thông tin của công ty. Tuy nhiên, mức đô ̣ được tiếp câ ̣n thông tin của cổ đông la ̣i phu ̣ thuô ̣c vào tỷ lê ̣ sở hữu cổ phần mà ho ̣ nắm giữ tuỳ theo pháp luâ ̣t của từng quốc gia. Theo Luâ ̣t thương ma ̣i Hàn Quốc , “cổ đông nắm giữ 3% tổng số cổ phần có quyền được yêu cầu xem sổ sách kế toán”, hay Luật công ty Nhâ ̣t Bản 2005 cho phép “cổ đông nắm giữ trên 10% tổng số cổ phần có quyền yêu cầu xem sổ

sách kế toán và tài liệu tài chính khác của công ty” . Theo Khoản 1 Điều 114 LDN

2014, cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu (Khoản 3 Điều 137 LDN 2014). Tuy nhiên, chỉ cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có thêm quyền: Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, BCTC giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS (Khoản 2 Điều 114 LDN 2014). Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý (Khoản 4 Điều 170 LDN 2014).

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có bất kỳ chế tài nào quy đi ̣nh trách nhiê ̣m của người quản lý công ty trong viê ̣c gây khó dễ đến quyền tiếp câ ̣n thông tin của cổ đông. Do đó, nếu gă ̣p phải sự khó khăn từ HĐQT thì cổ đông cũng không có cách nào để thực hiện quyền này , đó là chưa kể đến những khó khăn của ho ̣ trong viê ̣c tâ ̣p hợp la ̣i, tạo thành nhóm nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện luật định đ ể thực

76

hiê ̣n được quyền này . Hay nói cách khác , trong nhiều trường hợp , quyền tiếp câ ̣n thông tin của cổ đông vẫn còn thiếu ý nghĩa về mặt thực tế.

2.7.2. Minh bạch và công khai thông tin với ngƣời quản lý trong CTCP

Đối với HĐQT, tất cả Thành viên HĐQT có quyền yêu cầu GĐ, TGĐ, Phó GĐ hoặc Phó TGĐ, người quản lý các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty. Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT.

Đối với BKS, Điều 166 LDN 2014 quy định cụ thể các loại văn bản bắt buộc phải gửi cho BKS, và trách nhiệm của HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ, TGĐ, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của thành viên BKS hoặc BKS. Kiểm soát viên có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty trong giờ làm việc.

Tuy nhiên, trên thực tế, các thông tin mà BKS nhận được chủ yếu như các cổ đông bình thường khác của công ty, do vậy, chưa thể hiện được vai trò giám sát mà pháp luật đã trao cho cơ quan này. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc BKS không có quyền quản lý trong công ty, thậm chí chỉ là nhân viên bình thường trong công ty nên không nắm được đầy đủ các loại hồ sơ, tài liệu, chứng từ để buộc người quản lý, điều hành phải cung cấp. Mặt khác, họ không có cơ chế quyền lực để buộc người quản lý trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu theo quy đinh pháp luật.

2.7.3. Minh bạch và công khai thông tin với các chủ thể bên ngoài công ty

Đối với CTCP, đặc biệt là công ty đại chúng, vấn đề minh bạch công khai thông tin là nghĩa vụ pháp lý của DN theo yêu cầu của pháp luật nhằm đảm bảo hoạt động quản trị CTCP. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật quy định về vấn đề này vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần được sớm hoàn thiện, sửa đổi nhằm đảm bảo cơ chế hiệu quả cho hoạt động quản trị CTCP.

77

Thứ nhất, Hiện nay, hệ thống khai báo thuế và chính sách thuế của nước ta

còn nhiều bất cập. Các DN luôn muốn khai thấp doanh thu, tăng chi phí nhằm giảm lợi nhuận chịu thuế, giảm khoản thuế phải nộp. Từ đó, môi trường kinh doanh trở nên thiếu minh bạch. Tính minh bạch tài chính DN bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của DN. Tình hình tài chính thường bị làm sai lệch khi thể hiện trên các BCTC khiến cho DN chưa đáp ứng đủ điều kiện khi vay vốn, thậm chí là bị từ chối tài trợ, đầu tư... Một ví dụ điển hình là nhà đầu tư tìm thông tin về tình hình tài chính qua trang web của DN nhưng khi truy cập vào thì chỉ thấy thành tích, khen thưởng và không thấy bất cứ số liệu và thuyết minh nào về BCTC.

Thứ hai, Thách thức lớn nhất của DN hiện nay là vấn đề kiểm toán. Cụ thể

nếu muốn tham gia vào TTCK, đầu tiên là các CTCP phải đảm bảo được tính minh bạch tài chính thông qua một công ty kiểm toán có uy tín. Nhưng số DN Việt Nam đáp ứng được yêu cầu này chưa nhiều. Để tìm hiểu thông tin, trước lúc quyết định đầu tư, bắt tay hợp tác với các DN Việt Nam, thông thường các nhà đầu tư nước ngoài lấy BCTC làm căn cứ. Thế nhưng, sự thiếu minh bạch ở của báo cáo tài tài chính đã khiến nhà đầu tư trở nên e ngại và nhiều cơ hội làm ăn lớn đã tuột khỏi tầm tay. Hơn nữa, trình độ của các kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay cũng bị đặt một dấu hỏi lớn trong một nền kinh tế ngày càng biến động và phức tạp. DN cũng chưa sẵn sàng trả chi phí cho việc kiểm toán độc lập, bởi chi phí để thuê hãng kiểm toán độc lập bị các DN phản ánh là rất tốn kém. Mặt khác, ởnhiều nước, các chuẩn mực kế toán do hội nghề nghiệp ban hành, nhưng ở Việt Nam lại do Bộ Tài chính. Điều này làm giảm tính sát thực của các chuẩn mực đối với từng ngành nghề.

Thứ ba, Theo quy định BCTC năm của các công ty niêm yết phải được kiểm

toán và báo cáo kiểm toán phải được công khai kèm theo BCTC của DN. Song, ở cả Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (VSE) và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HSE), phần lớn BCTC của các công ty niêm yết không có báo cáo kiểm toán đính kèm [15]. Đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết, có rất nhiều công ty không công khai BCTC năm trên các phương tiện thông tin đại

78

chúng cho các nhà đầu tư được biết. Một số BCTC công khai trên các website của các công ty đại chúng không có chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng và GĐ công ty. Như vậy, các công ty đại chúng chưa lên sàn chưa thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của Luật Chứng khoán và Thông tư 121/2012/TT-BTC, còn rất mập mờ và thiếu trách nhiệm với cổ đông. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 33 Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK các vi phạm về công bố thông tin có thể bị phạt cảnh cáo, hoặc bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng trở lên, mức xử phạt

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 76 -76 )

×