Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng vimelyte, vimekat plus và lactozyme lên năng suất và chất lượng trứng gà hisex brown 4050 tuần tuổi (Trang 37)

Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng được trình bài qua Bảng 4.2 và Hình 4.2

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng

Nghiệm thức ĐC NT1 NT2 NT3 SEM P Trọng lượng trứng, g 59,00b 62,44a 64,56a 64,25a 0,67 0,00 Tỷ lệ trứng loại, % 0,93a 0,73b 0,49c 0,58bc 0,04 0,00 TTTĂ/gà/ngày, g 108,83a 106,92b 106,18c 105,56d 0,12 0,00 TTTĂ, kg/kg trứng 2,32a 2,18b 1,97c 1,94d 0,01 0,00 TTTĂ,g/trứng 136,04a 126,83b 118,92c 116,20d 0,33 0,00

a, b…các giá trị cùng hang mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác ở P>0,005

Trọng lượng trứng khi bổ sung các dưỡng chất vào trong khẩu phần giúp tăng trọng lượng trứng so với đối chứng. Trọng lượng giảm dần qua các nghiệm thức, cao nhất ở NT2 (64,55g), NT3 (64,25g), NT1 (62,44g) và khối lượng trứng thấp nhất ở ĐC (59,00g). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P=0,00). Qua đó cho thấy chế phẩm dinh dưỡng đã giúp gà hấp thu tốt dưỡng chất có trong thức ăn làm cho trọng lượng trúng tăng.

Tỷ lệ trứng loại ở ĐC (0,93%) là cao nhất, kế tiếp là NT1 (0,73%). Ở NT2 và NT3 có trứng loại thấp hơn với tỷ lệ lần lượt là 0,49%; 0,58%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,00). Nguyên nhân do khẩu phần NT2 và NT3 được bổ sung vitamin, axit amin, khoáng giúp cho gà hấp thu tốt dưỡng chất có trong thức ăn đảm bảo nhu cầu đẻ trứng.

Nghiệm thức ĐC có TTTĂ/gà/ngày cao nhất nhất trong các nghiệm thức (108,83 g/gà/ngày) và thấp nhất NT3 (105,56 g/gà/ngày) tiếp đến là NT2 (106,18 g/gà/ngày) và NT1 (106,92 g/gà/ngày). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về TTTĂ/gà/ngày giữa các nghiệm thức (P=0,00). Điều này cho thấy khi bổ sung chế phẩm dinh dưỡng vào khẩu phần thì làm giảm lượng thức ăn tiêu tốn. Thí nghiệm của Đỗ Tuyết Nhung (2012) tiêu tốn thức ăn cao nhất 111,61 g/con/ngày và thấp nhất là 107,46 g/gà/ngày so với kết quả này thì thí nghiệm đạt tiêu tốn thức ăn thấp hơn. Nguyên nhân các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 có lượng tiêu tốn thức ăn thấp hơn nghiệm thức ĐC là do sự tác động của việc bổ sung men tiêu hóa, vitamin, vi sinh vật có lợi vào khẩu phần giúp gà hấp thu và chuyển hóa thức ăn tốt hơn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Tiêu tốn thức ăn g/trứng ĐC (136,04 g/trứng) là cao nhất, thấp nhất là nghiệm thức NT3 (116,20 g/trứng), NT2 (118,92 g/trứng) và NT1 (126,83 g/trứng). Sự khác nhau này rất có ý nghĩa thống kê (P=0,00). Cho thấy gà nuôi khẩu phần có bổ sung chế phẩm dinh dưỡng đều có ảnh hưởng tốt về mặt tiêu tốn thức ăn/trứng.

TTTĂ, kg/kg trứng ở NT3 (1,94 kg/kg trứng) TTTĂ thấp nhất và cao nhất là nghiệm thức ĐC (2,32 kg/kg trứng), sợ khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P=0,00) qua đó cho thấy bổ sung chế phẩm dinh dưỡng vào khẩu phẩn đã giảm tiêu tốn thức ăn trên trứng của đàn gà thí nghiệm.

27

Hình 4.2Tiêu tốn thức ăn và trọng lượng trứng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng vimelyte, vimekat plus và lactozyme lên năng suất và chất lượng trứng gà hisex brown 4050 tuần tuổi (Trang 37)