Nấm Rhizopus sp

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của cacl2, dịch trích lá neemb (azadirachta indica) và lá lược vàng (callisia fragrans) trên hai loại nấm fusarium sp. và rhizopus sp. gây hại trái cà chua sau thu hoạch (Trang 27)

Nấm Rhizopus sp. thuộc ngành nấm tiếp hợp Zygomycota, lớp Zygomycetes, bộ Mucorales, họ Mucoraceae, chi Rhizopus (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005).

Rhizopus là nấm hiếu khí bắt buộc. Chi Rhizopus có khoảng 10 loài phân bố rộng rãi, đặc trưng bởi hệ sợi nấm có đoạn sợi nấm bò và rễ giả, các nang bào tử kín ở chi Rhizopus có mọc ở đầu mút các sợi nấm bò, đối diện với rễ giả (Bùi Xuân Đồng, 2004). Tản nấm phát triển nhanh và có màu sáng trên môi trường PDA ở

15

25oC. Sau khoảng 3-5 ngày trên tản nấm xuất hiện các bọc bào tử màu nâu sậm. Sợi nấm có màu trắng, phân nhánh, đa nhân và không có vách ngăn ngang. Hầu hết các sợi nấm có dạng như sợi bông gòn khi còn non, sau đó phát triển sâu vào cơ chất thì phân chia thành 3 dạng khuẩn ty: khuẩn căn (rhizoids), khuẩn ngang (stolon) và cọng mang túi bào tử (sporangiophores) (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005).

Một trong những đặc điểm phân loại chính xác nhất của nấm Rhizopus là dựa vào nhiệt độ tối đa mà nấm đó có thể tồn tại (David, 2004).

Tiếp hợp là cách sinh sản hữu tính được quan sát thấy ở Rhizopus, xảy ra giữa các dòng kết đôi khác nhau về mặt di truyền (Nguyễn Như Hiền, 2005).

Nấm Rhizopus stolonifer có khuẩn ngang mọc đơn hoặc phân nhánh, có màu vàng nhạt đến nâu sẫm, kích thước 1,5-2,5mm chiều cao, rộng 22,5-25µm ở gốc và rộng 15 µm ở đỉnh; khuẩn căn dạng rễ kết nối trực tiếp với khuẩn ngang mang bọc bào tử; bọc bào tử dạng hình cầu, màu nâu sẫm đến đen, có chiều rộng 107,2-180 µm; bào tử hình tròn hoặc bầu dục, màu nâu nhạt, kích thước 7,7-11,3 × 5,7-7,5µm; bào tử hậu có kích thước 105-125 × 35-50µm (Watanabe, 2002). Nấm nàythường hiện diện trên bánh mì cũ nên thường gọi là mốc bánh mì, nó còn hiện diện trong đất, trái cây hư, củ... nó còn ký sinh trong rễ khoai tây, táo, dâu, cà chua (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2006). Bệnh thối Rhizopus do Rhizopus stolonifer gây hại trên cà chua được ghi nhận tại Hoa Kỳ, Israel, Romania, Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo Võ Thanh Hoàng (1993), nấm Rhizopus nigricans lúc còn non có sợi nấm không màu, về sau có màu hơi vàng, bào đài (sporangiophores) rất dài: 2-4mm. Bào tử phòng (sporangiospores) hình cầu, màu nâu, bề mặt có dạng hình mạng lưới, đường kính: 10-15μm. Các sợi nấm giao phối nhau tạo thành các hợp bào tử (zygospores) màu nâu sậm, hình cầu với đường kính: 160-220μm, bề mặt có gai. Nấm phát triển mạnh trong điệu kiện ẩm độ cao. Lúc đầu, nấm sống hoại sinh trên các vết thương, tiết ra men Diastaza làm chết tế bào xung quanh, rồi lan dần ra.

Cà chua khi còn xanh và lúc chín đều có thể bị thối do nấm Rhizopus. Vết bệnh trên cà chua trở nên mềm, úng nước nhưng không đổi màu. Sau đó, lây lan khắp trái, có mùi lên men khác với thối mềm do vi khuẩn và nấm mốc trắng xuất hiện, mang bọc bào tử hình cầu màu trắng chuyển sang màu đen. Thỉnh thoảng

Rhizopus stolonifer sinh các bào tử tiếp hợp, còn Rhizopus oryzea sinh ra bào tử hậu và trong điều kiện ẩm độ cao bào tử nảy mầm cho ra các sợi nấm mốc màu trắng. Khi cà chua chín thường xuất hiện các vết nứt thu hút ruồi giấm đến đẻ hoặc những trái cà chua bị tổn thương trong lúc thu hoạch và được đóng gói sẽ là nguồn gây

16

bệnh sang những trái khác. Nhiệt độ tối ưu cho nấm Rhizopus stolonifer tăng trưởng là 25oC và nấm Rhizopus oryzea là 35oC Snowdon (1991).

Theo Bùi Xuân Đồng (2004), bổ sung Thiamin (vitamin B1) vào môi trường nuôi cấy Rhizopus suinus có thể làm ức chế tới 30-40% sự sinh trưởng của chúng.

17

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của cacl2, dịch trích lá neemb (azadirachta indica) và lá lược vàng (callisia fragrans) trên hai loại nấm fusarium sp. và rhizopus sp. gây hại trái cà chua sau thu hoạch (Trang 27)