Đối với các công ty nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của một số công ty cổ phần dược trước và sau cổ phần hóa (Trang 65)

- Về công tác tổ chức và quản lý: cần nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ nhân viên nhằm sớm phát hiện ra các khâu yếu kém trong sử dụng vốn để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Về công tác sử dụng vốn: doanh nghiệp cần có kế hoạch tài chính cụ thể để đảm bảo tốt nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Định kỳ thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng để sớm tìm ra mặt tiến bộ cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục.

- Về công tác đầu tư tài sản:

+ Các doanh nghiệp cần tiếp tục tăng cường đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn GMP, đồng thời xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP và phòng kiểm nghiệm đạt GLP.

+ Đầu tư, mở rộng thêm các kênh phân phối, tăng cường đầu tư cho các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của doanh nghiệp mình.

- Về công tác huy động vốn:

+ Các công ty có thể tăng cường huy động các nguồn vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay CBCNV trong công ty, tiến hành đợt phát hành cổ phiếu mói, phát hành trái phiếu công ty, tăng cường liên doanh liên kết,. . .Đặc biệt là đối với CTCPDP Nam Hà, ta thấy thành phẩn cổ đông chỉ gồm Nhà nước và CBCNV trong công ty, để tăng tính xã hội hoá và huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần khác, công ty có thể phát hành cổ phiếu ra bên ngoài, có như vậy mói phát huy được nguồn lực tổng hợp của CTCP bao gồm cả nội lực và ngoại lực.

+ Ngoài ra, các công ty cần tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có như kho tàng, đất đai, địa thế,. . . , sử dụng có hiệu quả nguồn lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao TSCĐ.

+ Tận dụng các khoản chiếm dụng chưa đến kỳ thanh toán. Tuy nhiên, khi sử dụng, mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch và biện pháp dự phòng rủi ro hợp lý để tránh tình trạng chiếm dụng bất hợp pháp, giảm uy tín đối với bạn hàng và nhà cung cấp.

- Về công tác quản lý tài sản và hiệu quả sử dụng vốn:

+ Hợp lý hoá quy trình sản xuất và quy trình quản lý, rút ngắn các công đoạn không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.

+ Đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ đồng thời có sự điều chỉnh quan hệ đối vói các đối tác kém tin cậy. Mặt khác, DN cũng cần đẩy mạnh các biện pháp kích thích tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho, tăng tốc độ quay vòng vốn.

+ Đối với TSCĐ thì các doanh nghiệp cần chú ý tới công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phát huy tối đa công suất máy móc, nhanh chóng thanh lý các loại máy móc không còn sử dụng được, sớm đưa các loại chưa cần sử dụng vào hoạt động để giảm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Riêng đối với Traphaco, hiện nay, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là khá lớn, doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ thi công các công trình xây dựng cơ bản và sớm đưa các dây chuyên mới và hoạt động để khai thác và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của một số công ty cổ phần dược trước và sau cổ phần hóa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)