Phân tích tình hình quản lý TSCĐ

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của một số công ty cổ phần dược trước và sau cổ phần hóa (Trang 42)

3.4.2.I. Quản lý TSCĐ hữu hình và quỹ khấu hao:

Bên cạnh TSLĐ, việc quản lý TSCĐ và quỹ khấu hao cũng cần được doanh nghiệp chú trọng bởi nếu làm tốt, nhà quản lý sẽ kịp thòi phát hiện và thay thế các tài sản đã hết giá trị sử dụng, góp phần bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bảns 3.9: Quản lý TSCĐ hữu hình và quỹ khấu hao của Hà Tây (1998-2002). Đơn vị: triệu đồng. chTtĩêĩr ' —--- Năm 1998 1999 2000 2001 CPH 2002 TSCĐ Giá trị 3.988 5.743 7.996 13.895 16.264 ss với 1998(%) 100 144,0 200,5 348,4 407,8

Nguyên giá Giá

trị 9.672 12.103 17.567 26.206 32.519

Nhịp liên hoàn (%) 100 125,1 145,1 149,2 124,1

SSvới 1998(%) 100 125,1 181,6 270,9 336,2

Giá tiị hao Giá trị 5.684 6.360 9.571 12.311 16.255

mòn luỹ kế SSvới 1998(%) 100 111,9 168,4 216,6 286,0

Nhân xét:

- Nguyên giá TSCĐ liên tục tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp không

ngừng đầu tư chiều sâu, cải tiến trang bị kỹ thuật. Năm 2000 và 2001, công ty xây dựng dây chuyền sản xuất GMP nên giá trị TSCĐ tăng mạnh, năm 2000 tăng 5.464 triệu so với 1999, năm 2001 tiếp tục tăng 8.639 triệu, và năm 2002 tăng thêm 6.313 triệu đồng so với 2001.

- Quỹ khấu hao tăng liên tục chứng tỏ công ty rất chú trọng tới công tác trích lập và quản lý quỹ khấu hao. Nếu năm 1998 quỹ khấu hao của doanh nghiệp chỉ có 5.684 triệu thì đến năm 2000 đã là 9.571 triệu và những năm sau CPH, năm 2001 là 12.311 triệu đồng, so với năm 1998 đạt 216,6% và năm 2002 giá trị quỹ khấu hao

là 16.255 triệu, bằng 286% năm 1998. Làm tốt công tác quản lý quỹ khấu hao, DN sẽ có đủ vốn để tái đầu tư TSCĐ và nếu chưa sử dụng, quỹ này tạm thời có thể được sử dụng vào mục đích SXKD nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

3.4.2.2. Thương hiệu và quản lý TSCĐ vô hình

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp bắt buộc phải không ngừng đổi mới và nâng cao uy tín trên thương trường. Cũng vì lý do này mà các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn tói công tác quản lý TSCĐ vô hình nói chung và thương hiệu nói riêng.

Traphaco là một trong những doanh nghiệp Dược đã tạo được chỗ đứng và uy tín nhất định trong lòng khách hàng. Công ty khá nổi tiếng bởi các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo Dược như Viên sáng mắt, Hoạt huyết dưỡng não, Boganic, Ampelop, Cadef,... Trong những năm gần đây, chi phí cho các hoạt động marketing nhằm khuếch trương, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm đồng thời kích thích tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng tăng, năm 1998, chi phí quảng cáo của công ty là 500 triệu, đến năm 1999, số tiền này tăng lên 1.000 triệu và năm 2000 là 1.350 triệu, đến năm 2003, tổng chi phí quảng cáo là 7.577 triệu đồng. Các khoản đầu tư cho các hoạt động bán hàng tăng lên theo quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng đầu tư nhằm phát triển danh mục sản phẩm, cải tiến mẫu mã, dạng bào chế cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín đối với khách hàng. Tính đến năm 2003, doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu

độc quyền cho 87 sản phẩm và đăng ký thương hiệu Traphaco tại 7 nước trên thế

giới. Với những thành tựu đã đạt được, nếu tiếp tục phát huy, uy tín và vị thế của doanh nghiệp sẽ ngày càng được củng cố và vang xa hơn nữa.

3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp:3.5.1. Hiệu quả sử dụng tổng VKD:

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của một số công ty cổ phần dược trước và sau cổ phần hóa (Trang 42)