Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của một số công ty cổ phần dược trước và sau cổ phần hóa (Trang 58)

Các chỉ tiêu đặc trưng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tỷ suất tự tài trợ, khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh. Qua nghiên cứu ta thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.19: Khả năng thanh toán của CTCPD Traphaco từ 1999 đến 2002.

Chỉ tỉêũ — Năm 1999 2000

CPH

2001 2002

Tỷ suất tư tài trơ (%) Tỷ suất(%) 41,8 106,8 101,7 76,8

Nhịp liên hoàn(%) 100 255,3 95,2 75,5

ss với 1999(%) 100 255,3 243,0 183,5

Khả năng thanh toán hiện thời (%)

Tỷ lệ(%) 118,6 166,2 157,9 156,7

Nhịp liên hoàn(%) 100 140,2 95,0 99,2

SSvới 1999(%) 101 140,2 133,1 132,1

Khả năng thanh toán

nhanh (%)

Tỷ lệ(%) 69,3 93,3 91,2 88,5

Nhịp liên hoàn(%) 100 134,6 97,8 97,0

SSvới 1999(%) 101 134,6 131,6 127,6

Nhân xét: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá cao, đặc biệt là những năm sau CPH.

- Năm 1999, 100 đồng vốn đi vay chỉ được đảm bảo bởi 41,9 đổng vốn CSH,

tài chính của doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn đi vay, chưa đảm bảo độ an toàn cần thiết và tính tự chủ cho các hoạt động. Nhờ có CPH vào cuối năm 1999, một lượng lớn vốn đã được huy động làm tăng đáng kể tỷ trọng VCSH, mà đến năm 2000, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp đã tăng lên đến

*

thể nói công ty đang ở mức tự chủ về mặt tài chính. Trong hai năm tiếp theo, do doanh nghiệp mở rộng quy mô SXKD nên đã tăng cường huy động vốn vay làm tỷ

suất tự tài trợ giảm, nhưng nói chung là vẫn giữ mức khá cao. Tuy nhiên, để giảm

bớt những rủi ro, doanh nghiệp cần chú ý tăng cường tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn CSH, hạn chế tài trợ bằng nguồn vốn vay.

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời luôn được giữ ở mức cao (trên 100%), điều này cho thấy, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản vay ngắn hạn bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong khoảng thòi gian tương đương thời hạn của các khoản nợ đó. Trong năm 2000, nhờ CPH mà doanh nghiệp giảm được đáng kể các khoản vay ngắn hạn nên khả năng thanh toán hiện thời của công ty

tăng mạnh, so với năm 1999, bằng 140,2%. Trong năm 2001 và 2002 mặc dù

doanh nghiệp tăng cường tài trợ cho các loại tài sản bằng nguồn vốn vay nhưng do quy mô SXKD tăng mạnh nên giá trị các loại TSLĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, do đó khả năng thanh toán hiện thời của DN vẫn luôn giữ được ở mức cao hơn năm 1999.

- Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán các khoản dự trữ. Năm 1999, chỉ tiêu này đạt

í 69,3%, nghĩa là nếu không kể các khoản dự trữ thì phần TSLĐ của doanh nghiệp

chỉ đảm bảo trang trải cho 69,3% các khoản nợ ngắn hạn. Đến năm 2000, chỉ tiêu

này đã tăng lên đến 93,3%, mức độ tăng trường đạt 134,6%, khả năng thanh toán

nhanh của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể.Trong những năm tiếp theo, chỉ số này vẫn được giữ ở mức cao.

Như vậy, có thể nói nhờ có CPH mà khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cải thiện rất nhiều. Điều đó không những thể hiện mức độ độc lập về mặt tài chính mà nó còn là chỗ dựa vững chắc để doanh nghiệp củng cố lòng tin của khách hàng và các đối tác cũng như các nhà đầu tư.

* Do chính sách thiết lập cơ cấu vốn nghiêng về các khoản nợ nên chỉ tiêu khả

năng thanh toán của Nam Hà và Hà Tây đều thấp hơn Traphaco.

106,8%, nghĩa là 100 đồng vốn vay sẽ được đảm bảo bởi 106,8 đồng vốn CSH, có

Bảng 3.20: Tỷ suất tự tài trợ của Hà Tây, Nam Hà, Traphaco từ 1999 đến 2002. Công"tỹ --- --- --- Năm 1999 2000 2001 2002 Hà Tây Tỷ suất(%) 24,8 16,3 19,3 21,5 Nhịp liên hoàn(%) 100,0 65,7 118,4 111,4 ss với 1999(%) 100,0 65,7 77,8 86,7 Nam Hà Tỷ suất(%) 44,9 33,3 31,5 33,3 Nhịp liên hoàn(%) 100 74,2 94,6 105,8 ss với 1999(%) 100,0 74,2 70,2 74,2 Traphaco Tỷ suất(%) 41,8 106,8 101,7 76,8 Nhịp liên hoàn(%) 100 255,3 95,2 75,5 SSvới 1999(%) 100 255,3 243,0 183,5 Tỷ suất(%)

— Traphaco ■ Nam Hà • Hà Tây

Hình 3.21: Tỷ suất tự tài trợ của 3 công ty từ năm 1999 đến 2002.

Nhân xét:

- Qua bảng trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Nam Hà và Hà Tây là rất thấp,

đặc biệt là Hà Tây. Tuy nhiên, những năm sau CPH, chỉ số này cũng đã có những cải thiện nhất định, năm 2001 đã đạt 118,7% so với năm 2000 và tiếp tục tăng trong năm 2002, chứng tỏ chủ trương CPH bước đầu đã tạo ra những chuyển biến.

- Mặc dù tỷ suất tự tài trợ của Nam Hà không thấp như của Hà Tây nhưng ta không thấy có sự thay đổi nào trong những năm sau CPH so vói trước, đây là một tín hiệu không tốt, một mặt thể hiện mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp thấp, mặt khác lại cho thấy chủ trương CPH chưa tạo được động lực mạnh để doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán trong kinh doanh. Cả hai công ty cần phải cố gắng hơn nữa để tăng mức độ độc lập về mặt tài chính và giảm phụ thuộc vào các khoản vay.

3.8. Một sô chỉ tiêu gián tiếp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn:

3.8.1. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên:

Đây là chỉ tiêu dễ thấy nhất, thể hiện mức độ phát triển của doanh nghiệp cũng thư mức độ quan tâm của nhà quản lý đối với ngưòi lao động trong công ty.

Bảng 3.21: Thu nhập trung bình của CBCNV của công ty Traphaco, Hà Tây, Nam Hà từ 1998 đến 2002. Đơn vị: nghìn đồng. Công t y " '—■— 1998 1999 2000 2001 2002 Nam Hà Số tiền 650 750 800 900 1.000 Nhịp liên hoàn(%) 100 115,4 106,7 112,5 111,1 SSvới 1998(%) 101 115,4 123,1 138,5 153,8 Hà Tây Số tiền 1.000 1.125 1.237 1.277 1.300 Nhịp liên hoàn(%) 100 112,5 110,0 103,2 101,8 SSvới 1998(%) 101 112,5 123,7 127,7 130 Traphaco Số tiền 1.400 1.700 1.900 2.083 2.200 Nhịp liên hoàn(%) 100 121,4 111,8 109,6 105,6 SSvới 1998(%) 100 121,4 135,7 148,8 157,1

Nhân xét: So sánh giữa ba doanh nghiệp thì thu nhập trung bình của CBCNV

Traphaco cao hơn và đã có những bước tiến đáng kể hơn những năm sau CPH,

thu nhập năm 2000 bằng 135,7% năm 1998, đến năm 2002, thu nhập bình quân là

2.200 nghìn đồng/người, tăng 57,1% so vói năm 1998. Mặc dù thu nhập trung bình của CBCNV ở công ty Nam Hà ( năm 2002 là 1.000 nghìn) và Hà Tây (năm 2002 là 1.3000 nghìn) là thấp hơn Traphaco nhưng qua các năm cũng đã có sự cải thiện chứng tỏ ban lãnh đạo DN rất quan tâm đến đời sống của CBCNV, đồng thòi cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao, đây là những yếu tố rất quan trọng sẽ giúp người lao động gắn bó vói công ty hơn.

3.8.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đôi với Nhà nước:

Sau CPH, doanh nghiệp Nhà nước sẽ hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Bảng 3.22: Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của 3 công ty từ 1998 đến 2002.

Đơn vị: triệu đồng. Cônglỹ ' --- — Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Nam SỐ tiền 6.122 6.896 7.250 9.301 8.206 Nhịp liên hoàn(%) 100 112,6 105,1 128,3 88,2 SSvới 1998(%) 100 112,6 118,4 151,9 134,0 Hà Tây Số tiền 5.578 10.689 15.090 14.052 5.989 Nhịp liên hoàn(%) 100 191,6 141,2 93,1 42,6 ss với 1998(%) 100 191,6 270,5 251,9 107,4 Traphaco SỐ tiền 3.893 2.317 7.064 8.929 5.714 Nhịp liên hoàn(%) 100 59,5 304,9 126,4 64,0 SSvới 1998(%) 100 59,5 181,5 229,4 146,8

Nhân xét: Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước của cả ba doanh nghiệp đều tăng qua các năm, thể hiện doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vói Nhà nước. Riêng năm 2002, chỉ tiêu này đều giảm ở cả 3 công ty, đó là do sự điều chỉnh chính sách nhập khẩu nên phần thuế này bị giảm đi.

3.8.3. Cơ cấu nhân lực:

*

Qua phân tích ta có bảng sau:

Bảng 3.23: Cơ cấu nhân lực của 3 công ty từ 1998 đến 2002.

Chỉ tiêu Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số CBCNV 285 325 344 410 465 T raphaco Trong đó: Đại học và sau ĐH SỐ người 93 97 116 141 148 Tỷ lệ % 32,6 29,8 33,7 34,4 31,8 Tổng sô CBCNV 397 492 520 600 670 Nam Hà Trong đó: Đại học và saũ ĐH Số người 84 87 97 107 119 Tỷ lệ % 21,2 17,7 18,7 17,8 17,8 Tổng số CBCNY 574 576 684 723 752 Hà Tây Trong đó: Đai hoc và sau ĐH Số người 66 67 88 98 104 Tỷ lệ % 11,5 11,6 12,9 13,6 13,8

Nhân xét: Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động tăng liên tục qua các năm,

đặc biệt là những năm sau CPH, điều này chứng tỏ các hoạt động SXKD của các

doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học tăng cả về con số tuyệt đối và tỷ trọng chứng tỏ chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Như vậy, sau CPH, lao động của các DN tăng cả về chất và lượng

*

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN:

Với mục đích phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của một số CTCPD một vài năm trước và sau CPH như công ty Traphaco, Nam Hà, Hà Tây, để từ đó sơ bộ đánh giá hiệu ứng của công tác CPH đến việc sử dụng vốn của các DN này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài và rút ra một số kết luận như sau:

- Quy mô vốn của cả 3 DN đều tăng trưởng khá mạnh, đặc biệt là Traphaco, tổng vốn năm 2002 bằng 267,3% năm 1998.

- Cơ cấu vốn chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng VCSH nhưng mức độ tăng của Nam Hà và Hà Tây còn chậm, tỷ suất tự tài trợ của 2 công ty này còn hạn chế và thấp hơn Traphaco rất nhiều.

- SXKD tăng cả về quy mô và chiều sâu, cơ cấu tài sản cũng có nhiều thay đổi, các công ty tăng cường đầu tư chiều sâu, TSCĐ tăng cả về tỷ trọng và giá trị tuyệt đối.

- Công tác quản lý TSLĐ chưa có nhiều chuyển biến, các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, vốn của DN còn bị chiếm dụng nhiều.

- Hiệu quả sử dụng vốn tăng khá nhiều so vói những năm trưóc CPH. Các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, TSLN trên doanh thu đều tăng mạnh; Riêng Nam Hà, hiệu quả sử dụng VLĐ tăng nhưng chưa ổn định, còn hiệu quả sử dụng VCĐ của Hà Tây và Traphaco sau những cải thiện ban đầu đã có dấu hiệu đi xuống.

- Khả năng đảm bảo nguồn vốn lâu dài cho TSCĐ và ĐTDH khá tốt chứng tỏ chính sách đầu tư tài sản của các DN là khá an toàn.

- Sau CPH, thu nhập của CBCNV có cải thiện, quy mô và chất lượng lao động ngày càng tăng, các DN thực hiện tốt nghĩa vụ vói Nhà nước.

4.2. KIẾN NGHỊ:

4.2.1. Đối vói Nhà nước và các cơ quan quản lý:

- Nhà nước cần có biện pháp tích cực để đẩy nhanh tiến độ CPH, đồng thòi sớm ban hành hệ thống luật hoàn chỉnh tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho hoạt động của các CTCP nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

- Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sau khi CPH về tài chính, về công tác đào tạo cán bộ quản lý và công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng hoạt động và phục vụ của doanh nghiệp.

- Ngân hàng và các tổ chức tín dụng nên có các chính sách ưu đãi đối vói các doanh nghiệp mới chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTCP nhằm hỗ trợ vốn và giảm bớt các thủ tục phiền hà để doanh nghiệp có thể có được các khoản vay một cách nhanh chóng và thuận tiện.

4.2.2. Đối với các công ty nghiên cứu:

- Về công tác tổ chức và quản lý: cần nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ nhân viên nhằm sớm phát hiện ra các khâu yếu kém trong sử dụng vốn để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Về công tác sử dụng vốn: doanh nghiệp cần có kế hoạch tài chính cụ thể để đảm bảo tốt nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Định kỳ thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng để sớm tìm ra mặt tiến bộ cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục.

- Về công tác đầu tư tài sản:

+ Các doanh nghiệp cần tiếp tục tăng cường đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện các dây chuyền sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn GMP, đồng thời xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP và phòng kiểm nghiệm đạt GLP.

+ Đầu tư, mở rộng thêm các kênh phân phối, tăng cường đầu tư cho các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của doanh nghiệp mình.

- Về công tác huy động vốn:

+ Các công ty có thể tăng cường huy động các nguồn vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay CBCNV trong công ty, tiến hành đợt phát hành cổ phiếu mói, phát hành trái phiếu công ty, tăng cường liên doanh liên kết,. . .Đặc biệt là đối với CTCPDP Nam Hà, ta thấy thành phẩn cổ đông chỉ gồm Nhà nước và CBCNV trong công ty, để tăng tính xã hội hoá và huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần khác, công ty có thể phát hành cổ phiếu ra bên ngoài, có như vậy mói phát huy được nguồn lực tổng hợp của CTCP bao gồm cả nội lực và ngoại lực.

+ Ngoài ra, các công ty cần tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có như kho tàng, đất đai, địa thế,. . . , sử dụng có hiệu quả nguồn lợi nhuận không chia và quỹ khấu hao TSCĐ.

+ Tận dụng các khoản chiếm dụng chưa đến kỳ thanh toán. Tuy nhiên, khi sử dụng, mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch và biện pháp dự phòng rủi ro hợp lý để tránh tình trạng chiếm dụng bất hợp pháp, giảm uy tín đối với bạn hàng và nhà cung cấp.

- Về công tác quản lý tài sản và hiệu quả sử dụng vốn:

+ Hợp lý hoá quy trình sản xuất và quy trình quản lý, rút ngắn các công đoạn không cần thiết nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn.

+ Đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ đồng thời có sự điều chỉnh quan hệ đối vói các đối tác kém tin cậy. Mặt khác, DN cũng cần đẩy mạnh các biện pháp kích thích tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho, tăng tốc độ quay vòng vốn.

+ Đối với TSCĐ thì các doanh nghiệp cần chú ý tới công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phát huy tối đa công suất máy móc, nhanh chóng thanh lý các loại máy móc không còn sử dụng được, sớm đưa các loại chưa cần sử dụng vào hoạt động để giảm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Riêng đối với Traphaco, hiện nay, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là khá lớn, doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ thi công các công trình xây dựng cơ bản và sớm đưa các dây chuyên mới và hoạt động để khai thác và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.

4.2.3. Đối với các công ty sẽ tiến hành CPH:

Từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH bước đầu đã khẳng định chủ trương CPH doanh nghiệp của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, do đó các DN sẽ tiến hành CPH cần nhanh chóng làm tốt công tác chuẩn bị, mà đặc biệt là nhanh chóng định giá tài sản DN, lành mạnh hoá tài chính và làm tốt công tác tuyên

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của một số công ty cổ phần dược trước và sau cổ phần hóa (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)