Ảnh hưởng của 10 dòng vi khuẩn lên chiều dài rễ cây lúa ML213 trồng

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng cố định đạm và hòa tan lân của vi khuẩn nội sinh trên giống lúa ml213 trồng trong dung dịch khoáng (Trang 45)

Bảng 8. Chiều dài rễ của cây lúa trồng trong dung dịch khoáng giai đoạn 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày (cm). 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày NT

N P N P N P N P

ĐC- 5,43h 5,30g 6,60e 6,57g 7,37f 7,37g 8,00f 8,23h

ĐC+ 9,53fg 9,03de 12,63cd 12,37cd 13,80cd 13,80c 14,20d 14,13f

NT1 12,07bcd 10,50a 13,03bcd 14,47a 13,77d 16,50a 15,97b 17,47a

NT2 12,47abc 10,13ab 12,43d 14,27ab 13,73d 15,43b 14,07d 15,87b

NT3 11,83cd 10,03ab 13,27bc 12,20de 14,47b 13,00f 15,53c 14,50cde

NT4 10,50e 8,97de 12,40d 11,37f 13,23e 13,10ef 14,06d 14,23ef

NT5 12,70ab 10,20ab 13,57b 13,97b 15,77a 15,37b 16,17ab 16,00b

NT6 9,37g 9,40cd 12,47d 11,90e 13,80cd 13,37de 14,10d 14,53cd

NT7 10,13ef 9,77bc 12,80cd 11,90e 13,90cd 13,27def 14,30d 14,60c

NT8 12,80a 8,60ef 15,40a 12,33cd 15,97a 13,50d 16,50a 13,77g

NT9 11,53d 8,67ef 13,00bcd 12,40cd 13,90cd 14,07c 13,33e 14,27d

NT10 9,53fg 8,27f 12,80cd 12,60c 14,23bc 13,30de 15,23c 14,30def

CV (%) 3,60 3,89 3,00 1,93 1,93 1,31 1,71 1,21

37

Bảng 8 cho thấy giai đoạn 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và giai đoạn 28 ngày sau chủng, chiều dài rễ lúa ở 10 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7, NT8, NT9 , NT10) có chủng lần lượt 10 dòng vi khuẩn (ML1, ML2, ML3, ML4, ML5, ML6, ML7, ML8, ML9, ML10) trong môi trường không có đạm hóa học (0%N) hoặc môi trường bổ sung lân khó tan (100% Ca3(PO4)2) đều có chiều dài rễ lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng âm đạm (không chủng vi khuẩn và 0%N) và đối chứng âm lân (không chủng vi khuẩn và 100% Ca3(PO4)2). Điều này cho thấy, các dòng này đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, đồng thời có thể tiết ra chất kích thích sinh trưởng như auxin thúc đẩy sự tăng dài rễ.

Giai đoạn 7 ngày sau chủng, 7 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT8 và NT9) chủng lần lượt 7 dòng vi khuẩn (ML1, ML2, ML3, ML4, ML5, ML8, ML9 và 0%N) có kết quả chiều dài rễ lúa cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng dương. Ngoài ra, trong điều kiện bổ sung lân khó tan, 5 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3, NT5 và NT7) chủng lần lượt 5 dòng vi khuẩn (ML1, ML2, ML3, ML5, ML7) có chiều dài rễ lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương. Qua đó có thể thấy, dòng ML8 phát huy khả năng cố định đạm tốt nhất trong môi trường không có đạm hóa học và thúc đẩy sự tăng dài rễ lúa sớm nhất (gấp 1,34 lần so với đối chứng dương và gấp 2,3 lần so với đối chứng âm (không chủng vi khuẩn và 0%N)) nhưng hoạt động yếu trong môi trường bổ sung lân khó tan. Dòng ML1, ML2, ML5 là 3 dòng có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng dài rễ trong môi trường không có đạm hóa học hoặc bổ sung lân khó tan.

Giai đoạn 14 ngày sau chủng, 2 nghiệm thức NT5 và NT8 (chủng 2 dòng vi khuẩn ML5, ML8 và 0%N) có kết quả chiều dài rễ lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng dương (không chủng vi khuẩn và 100%N). Như vậy, khả năng cố định đạm của dòng ML5 và ML8 vẫn duy trì khá cao. Ngoài ra, 3 nghiệm thức (NT1, NT2 và NT5) chủng lần lượt 3 dòng vi khuẩn hòa tan lân (ML1, ML2, ML5 và bổ sung 100% Ca3(PO4)2) có chiều dài rễ lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng dương.

38

Giai đoạn 21 ngày sau chủng, 3 nghiệm thức NT3, NT5 và NT8 chủng lần lượt 3 dòng vi khuẩn (ML3, ML5, ML8 và 0%N) có kết quả chiều dài rễ lúa cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng dương. Trong môi trường bổ sung lân khó tan, 3 nghiệm thức (NT1, NT2 và NT5) chủng lần lượt 3 dòng vi khuẩn (ML1, ML2, ML5) có chiều dài rễ lúa cao hơn ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng dương. Qua đó có thể thấy, giai đoạn 7 ngày đến 21 ngày, dòng ML5 là dòng có khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó tan hữu hiệu nhất, thúc đẩy chiều dài rễ tăng dài trong cả môi trường không có đạm hóa học hoặc môi trường bổ sung lân khó tan.

Giai đoạn 28 ngày sau chủng, 5 nghiệm thức (NT1, NT5, NT8) chủng lần lượt 5 dòng vi khuẩn (ML1, ML5, ML8 và 0%N) có kết quả chiều dài rễ lúa cao nhất và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng dương. Chiều dài rễ lúa ở NT8 (chủng vi khuẩn ML8 và bổ sung 0%N) cao gấp 2,1 lần đối chứng âm (không chủng vi khuẩn và 0%N). Trong môi trường bổ sung lân khó tan, 3 nghiệm thức (NT1, NT2, NT5) chủng lần lượt 3 dòng vi khuẩn (ML1, ML2, ML5) có chiều dài rễ lúa cao nhất và khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng dương.

Nhìn chung, từ giai đoạn cây lúa 7 ngày đến 28 ngày, trong môi trường không có đạm hóa học, 3 nghiệm thức NT1, NT5 và NT8 (chủng 3 dòng vi khuẩn ML1, ML5, ML8) có chiều dài rễ lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với đối chứng dương, trong đó, dòng vi khuẩn ML8 là dòng có khả năng cố định đạm, tổng hợp chất điều hòa sinh trưởng (như auxin) sớm và hiệu quả thúc đẩy tăng dài rễ nhanh nhất. Trong môi trường có lân khó tan thì 3 dòng ML1, ML2, ML5 (chủng vào nghiệm thức NT1, NT2, NT5) là 3 dòng có chiều dài rễ nổi bật nhất (cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với đối chứng dương).

Kết quả chiều dài rễ lúa trong bảng 8 phù hợp với nghiên cứu của Fulchieri (1990) cho thấy vi khuẩn nội sinh ở thực vật có khả năng tổng hợp auxin kích thích sự phát triển của bộ rễ và sự cố định đạm sinh học của vi khuẩn cũng làm rễ tăng dài nhanh hơn (Tiên et al., 1979; Smith et al., 1984).

39

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng cố định đạm và hòa tan lân của vi khuẩn nội sinh trên giống lúa ml213 trồng trong dung dịch khoáng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)