Tình hình nghiên cứu vi khuẩn nội sinh hiện nay

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng cố định đạm và hòa tan lân của vi khuẩn nội sinh trên giống lúa ml213 trồng trong dung dịch khoáng (Trang 29)

Hiện nay, nhiều giống vi khuẩn nội sinh được tìm ra như: Azoarcus, Enterobacter, Agrobacterium, Pseudomonas, Clavibacter, Bacillus, Brudyrhizobium, Azospirillum, Cellulomonas, Pantoea, Klebsiella, Gluconacetobacter, Burkholderia, Corynebacterium, Rhizobium, Herbaspirillum… ở các cây lương thực, cây hoa màu, cây họ đậu và cây cỏ.

Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các dòng vi khuẩn nội sinh có các đặc tính tốt như giúp tăng cường sự sinh trưởng của cây bằng cách tổng hợp kích thích tố auxin (IAA) (Barbieri et al., 1986), tăng hàm lượng các chất khoáng,

tăng khả năng kháng nhiều nguồn bệnh khác nhau của cây (Fashey et al., 1991;

Bandara et al., 2006), cố định nitơ trong không khí (Xu et al., 1998), hòa tan lân khó tan cho cây trồng hấp thụ tốt chất dinh dưỡng (Lăng Ngọc Dậu et al.,

2007)... Các vi khuẩn vùng rễ làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng và sự chuyển hóa các chất trong các cây còn non (Rovira et al., 1983). vi khuẩn nốt rễ sống trong rễ lúa giúp cây hấp thu nhiều nitơ, lân, kali và sắt tăng từ 10 – 64% (Biswas et al., 2000). Chaintreuil et al., (2000) đã phát hiện những vi khuẩn nốt rễ còn sống

trong rễ lúa hoang (Oryza breviligulata) ở vùng Châu Phi và chúng có nguồn gốc từ những cây điên điển (Sesbania spp.) mọc chen lẫn với cây lúa hoang. Năm,

21

1980, Berg nghiên cứu đặc tính sinh học của Azospirillum cộng sinh ở cây mía

giúp tăng cường hoạt tính của enzyme nitrogenase từ đó làm tăng tỉ lệ tổng hợp đạm của cây.

Ở Thụy Điển, tìm thấy ở vùng rễ của các loài ngũ cốc và cỏ chăn nuôi các vi khuẩn Enterobacter và Bacillus (Lindberg và Granhall, 1984).

Ở Nhật, xác định được các vi khuẩn nội sinh Herbaspirillum có khả năng cố định đạm ở các loài lúa hoang (Elbelatagy et al., 2001). Tiến hành thí nghiệm chủng vi khuẩn Herbaspirillum seropedicae và giống Burkholderia vào cây lúa, kết quả các vi khuẩn có thể cố định đạm khoảng 19% tổng số đạm cần thiết cho cây (Verma et al., 2001).

Ở Mỹ, nghiên cứu ở 4 loại cây trồng (bắp, lúa miến, đậu tương và lúa mì) và 27 loại cỏ tự nhiên khác nhau trong 6 năm để xác định được 15 giống vi khuẩn nội sinh: Agrobacterium, Bacillus, Bradyrhizobium, Erwinia, Cellulomonas, Clavibacter, Corynebacterium, Enterobacterium, Escherichia, Klebsiella, Microbacterium, Micrococcus, Pseudomonas, Rothia

Xanthomonas (Zinniel et al., 2002), trong đó số vi khuẩn Gram dương xấp xỉ

bằng số vi khuẩn Gram âm.

Ở Ấn Độ, khi nghiên cứu ở 4 loài lúa trồng khác nhau, vi khuẩn nội sinh

Gluconacetobacter diazotrophicus được xác định là có khả năng cố định đạm nhờ vào gen nif (Muthukumarasamy et al., 2005).

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp kích thích tố IAA ở các cây nông nghiệp đã được tiến hành khá nhiều những năm gần đây. Đã có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn nội sinh trong các loài cây ở Việt Nam như Nguyễn Thị Thu Hà et al. (2008) đã phân lập được vi khuẩn nội sinh trong một số loại cỏ chăn nuôi, Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Ái Chi (2009) phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây khóm trồng trên đất phèn huyện Bến Lức, tỉnh Long An và huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

22

Tại Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học – Đại học Cần Thơ, Cao Ngọc Điệp đã phân lập hơn 44 dòng vi khuẩn Azospirillum từ lúa hoang, lúa mùa và lúa cao sản tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2007, Cao Ngọc Điệp đã phân lập được vi khuẩn Azospirillum lipoferum từ lúa mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Cao Ngọc Điệp, Phạm Thị Khánh Vân, Lăng Ngọc Dậu. 2007. Phát hiện vi khuẩn nội sinh Azospirillum lipoferum trong các giống lúa

mùa (Oryza sativa L.) trồng ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam)

Năm 2008, Nguyễn Hữu Hiệp phân lập được một số dòng vi khuẩn

Gluconacetobacter diazotrophicus nội sinh ở rễ, thân và lá của các giống mía

23

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng cố định đạm và hòa tan lân của vi khuẩn nội sinh trên giống lúa ml213 trồng trong dung dịch khoáng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)