Kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, đo phổ của kháng sinh tinh khiết

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu kháng sinh được sinh tổng hợp từ streptomyces 183 (Trang 47)

Nhiệt độ nóng chảy của kháng sinh: 218,4ºC.

Phổ tử ngoại: cho các đỉnh hấp thụ ở: 334nm, 445nm và 572 nm. Từ đó, dự đoán cấu trúc KS có nhân thơm, nối đôi liên hợp, dị tố O, N, halogen…, hoặc kết hợp các đặc điểm trên.

Phổ hồng ngoại: cho thấy các bước sóng hấp thụ cực đại cùng các nhóm chức dự đoán tương ứng được trình bày trong bảng 3.17.

Bảng 3.17: Kết quả IR

Λ (nm) Nhóm chức đặc trưng 484; 579 Nhóm R-X (với X là Br, I)

734; 840 Alkyl clorid ( R-Cl)

1099; 1193;1271 Đặc trưng cho các nhóm chức alcol, ether, acid carboxylic, ester.

1478 Nhóm imin (>C=N-) 1584 Nitro ( -NO2)

1655 Amid (R-C=O-NR’R’’) 1742 Ester (R-CO-OR’)

2926; 2975 Đặc trưng cho nhóm alcol và phenol

3406 Đặc trưng cho cấu trúc alken và vòng thơm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu ban đầu của khóa luận tốt nghiệp. Các kết luận cụ thể như sau:

- Chưa thể kết luận được chính xác tên khoa học của Streptomyces 183.219, mà chỉ xác định được Streptomyces 183.219 gần giống với Streptomyces gougeroti.

- Xác định được các điều kiện lên men và chiết tách kháng sinh :

+ Tìm được MT nuôi cấy bề mặt tốt nhất là MT2 và MT lên men chìm tốt nhất với chủng Streptomyces 183.219 là MT2dt.

+ Chiết kháng sinh từ dịch lên men bằng dung môi ethylacetat ở pH 7 cho hiệu quả tốt nhất.

- Qua 2 lần đột biến bằng UV thì hoạt tính kháng sinh của Streptomyces 183.219 tăng lên mạnh mẽ .

- Kháng sinh do Streptomyces 183.219 sinh tổng hợp có một số đặc điểm như sau:

+ Là kháng sinh có phổ tác dụng rộng, trên cả vi khuẩn Gram(+) và vi khuẩn Gram(-),

+ Tương đối bền với nhiệt độ,

+ Bền với pH acid và trung tính, không bền với pH base,

+ Có ít nhất 3 thành phần hoạt động trong kháng sinh thô thu được, + Hiệu suất tinh chế kháng sinh đạt khoảng 37,00%,

+ Kháng sinh tinh khiết có nhiệt độ nóng chảy 218,4ºC, hấp thụ ánh sáng tử ngoại, hồng ngoại. Cấu trúc phân tử kháng sinh được dự đoán có thể chứa nhân thơm, nối đôi liên hợp, dị tố; các nhóm chức có trong kháng sinh là: ester, alcol, ether, imin, amin, nitro, amid, vòng thơm.

ĐỀ XUẤT

Từ những kết quả đã thu được, chúng tôi đề xuất tiếp tục phát triển đề tài nghiên cứu sâu hơn theo các hướng sau:

- Tiến hành giải trình tự gen để xác định chính xác tên khoa học của

Streptomyces 183.219.

- Tiếp tục đột biến chủng Streptomyces 183.219 (bằng UV, bằng hóa chất, phương pháp đột biến bậc thang, …) để tạo ra chủng có khả năng siêu sinh tổng hợp kháng sinh.

- Khảo sát tìm điều kiện lên men tối ưu.

- Nghiên cứu các phương pháp chiết, tách để tạo ra kháng sinh với độ tinh khiết và hiệu suất cao hơn. Chiết tách để thu lấy các kháng sinh phụ và nghiên cứu sâu hơn.

- Tiến hành phổ khối, cộng hưởng từ hạt nhân, xác định các tính chất lý, hóa, … để xác định chính xác cấu trúc hóa học của kháng sinh do Streptomyces 183.219

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Tử An ( 2007), Hóa phân tích, NXB Y học, tập 2.

2. Trần Tử An (2002), Phương pháp chiết ứng dụng trong kiểm nghiệm và độc chất, Trung tâm Thông tin- Thư viện ĐH Dược Hà Nôi, tr. 40-41, 49-59.

3. Trần Thị Hồng Anh ( 1993), Quang phổ hấp thụ tử ngoại- khả kiến và ứng dụng trong định lượng kháng sinh, NXB Khoa học và kỹ thuật. 4. Bộ Y tế ( 2009) , Dược điển Việt Nam IV , trang PL129-PL131.

5. Bộ Y tế (2007), Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 2, tr.130-142.

6. Bộ Y tế (2008), Vi sinh vật học, NXB Y học, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Cách (2004), Công nghệ lên men các chất kháng sinh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr.11-16.

8. Lê Huy Chính (2007), Vi sinh vật học, NXB Y học, Hà Nội, tr.15-16, 50-56.

9. Nguyễn Lân Dũng (2001), Vi sinh vật học, NXB Giáo dục, tr.39-67.

10.Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Nữ Kim Thảo (2006), Các nhóm vi khuẩn chủ yếu- Phân loại xạ khuẩn.

http://vietsciences.free.fr/khaocuu/nguyenlandung/phanloaixakhuan01.htm

11. Bùi Thị Hà (2008) , Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chông nấm gây bệnh trên cây chè ở Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Sinh học, trường Đại học Sư Phạm, Thái Nguyên, tr.3-16. 12. Trần Đức Hậu (2006), Hóa dược, NXB Y học, tập 2.

13. Từ Minh Koóng (2004), Cơ sở công nghệ sinh học và sản xuất dược

phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.42-54.

14. Từ Minh Koóng (2006), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm II, NXB Y học, tập 2.

15. Đoàn Thị Nguyện (2009), Vi sinh vật, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.7- 37.

16. Lương Đức Phẩm (1999), Côngnghệ vi sinh vật, NXB Nông nghiệp. 17. Hồ Viết Quý (2002), Chiết tách, phân chia, xác định chất bằng dung

môi hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, tr.9-27. 18. Nguyễn Văn Thạch (2009), Công nghệ sinh học dược, NXB Giáo dục

Việt Nam, tr.35-37.

19. Trần Thị Thanh (2001), Công nghệ vi sinh, NXB Giáo dục, tr.40-52. 20. Nguyễn Văn Thanh (2009), Công nghệ sinh học dược, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội, tr.14-57.

21. Cao Văn Thu (1998), Bài giảng về kháng sinh và vitamin.

Tiếng anh

22. Department of Chemical and Materials Engineering “ Effects of dissolved oxygen level on rapamycin production by pellet-form of Streptomyces hygroscopicus’’ Tunghai University, Taiwan, ROC.

23. Vandana Praveen, Chandra Kant Mani Tripathi, Vinod Bihari, Suresh Chandra Srivasstava (2008), “ Production of actinomycin D by a new isolate,

PHỤ LỤC

Kháng sinh Nguồn gốc Phổ tác dụng Actinomycin S. antibioticus Ung thư

Acid clavulanic S. clavuligerus Vi khuẩn Gr(+) Adriamycin S. peuceticus Ung thư

Amphotericin S. nodosus Nấm Bleomycin S. verticillus Ung thư Candicidin S. griseus Nấm

Cloramphenicol S. venezuelae Vi khuẩn Gr(+) Daunomycin S. peuceticus Ung thư

Erythromycin S. erythreus Vi khuẩn Gr(+) Kanamycin S. kanamyceticus Vi khuẩn Gr(-) Kasugamycin s. kasugaenis

Vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) và nấm

Lincomycin S. lincolnensis Vi khuẩn Gr(+) Nystatin S. noursei Nấm

Oxytetracyclin S. rimosus Vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) Pymaricin s. natalnensis Nấm

Spiramycin S. ambofaciens Vi khuẩn Gr(+) Streptomycin S. griseus

Vi khuẩn Gr(+) và

Mycobacterium

Tetracyclin S. aureofaciens Vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) Vancomycin S. orientalis Vi khuẩn Gr(+)

Hình P1: Hình ảnh chuỗi bào tử Streptomyces 183.219

( Sau 10 ngày nuôi cấy trên MT ISP 2 )

(Sau 10 ngày nuôi cấy trên MT ISP2)

Hình P3: Thử HTKS bằng phương pháp khối thạch

Hình P5: Thử HTKS bằng phương pháp khoanh giấy lọc

A : Phổ tử ngoại

B: Bảng pic

Hình P8: Tinh chế kháng sinh bằng sắc ký cột

Hình P10 : Kết quả đo phổ khối của kháng sinh do Streptomyces 183.219

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu kháng sinh được sinh tổng hợp từ streptomyces 183 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)