Tách các thành phần trong kháng sinh bằng sắc ký lớp mỏng

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu kháng sinh được sinh tổng hợp từ streptomyces 183 (Trang 33)

- Mục đích: Xác định các thành phần kháng sinh trong dịch lọc hoặc xác định kháng sinh đã tinh khiết hay chưa.

+ Cắt bản mỏng có kích thước thích hợp, hoạt hóa ở 110°C/30 phút.

+ Pha hỗn hợp dung môi theo đúng tỷ lệ, cho vào bình sắc ký (lớp dung môi không quá 1cm), để yên bình khoảng 1h để bão hòa dung môi.

+ Dùng ống mao quản đường kính 0,5 mm chấm dung dịch cần sắc ký lên bản mỏng. Chấm nhiều lần, để khô tự nhiên hoặc sấy ở 50°C.

+ Đặt bản mỏng vào bình sắc ký. Cho dung môi chạy lên khoảng ¾ chiều dài bản mỏng thì lấy ra, đánh dấu đường dung môi chạy.

+ Xác định vết theo các phương pháp sau:

 Soi đèn tử ngoại: Đặt bản mỏng sắc ký vào đèn tử ngoại, vết chất thử sẽ hiện màu.

 Phương pháp hiện hình VSV: Đặt bản mỏng vào đĩa Petri đã tiệt trùng, đổ một lớp vừa phải MT thạch thường đã cấy VSV kiểm định sao cho bản mỏng chìm trong thạch. Để vào tủ 37°C, ủ trong 18-24 h, vòng vô khuẩn xuất hiện nếu có kháng sinh. (Xem hình P6 ở phụ lục)

 Phương pháp hiện màu hóa học: Bản mỏng được phun thuốc thử hiện màu, sấy ở 70°C trong 10 phút để phát hiện vết. Dùng thuốc thử ninhydrin 1% trong cồn để phát hiện các kháng sinh có chứa nhóm amin.

 Quan sát bằng mắt thường. + Tính hệ số Rf (Retardation factor) f a R b

Trong đó: a: Khoảng cách từ vạch xuất phát đến tâm của vết hoạt chất b: Khoảng cách từ vạch xuất phát đến vạch dung môi.

2.2.11.Thu kháng sinh thô bằng phương pháp cất quay

Pha dung môi hữu cơ thu được sau khi chiết được cất quay bằng máy cất chân không. Cắn thu được được hòa tan bằng một lượng nhỏ methanol, đổ vào bình nón sạch, sấy ở 50°C đến khô. Cạo, thu lấy bột kháng sinh thô.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu kháng sinh được sinh tổng hợp từ streptomyces 183 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)