Biện luận cấu trúc của MO-EA2

Một phần của tài liệu phân lập chất từ cao ethyl acetate của lá cây chùm ngây moringa oleifera lam. họ chùm ngây (moringaceae) (Trang 49)

4.2.1 Thông tin nhận đƣợc từ phổ MS của MO-EA2 (phụ lục 1)

Hợp chất này có mũi cơ bản là [M+Na]+

m/z = 302 suy ra khối lượng phân tử của MO-EA2 là 279 amu. CTPT phù hợp của MO-EA2 là C14H17O5N.

4.2.2 Thông tin nhận đƣợc từ phổ 1

H-NMR của MO-EA2 (MeOD, 500MHz) (phụ lục 2)

Hợp chất MO-EA2 có 14H (không tính H của –OH, −COOH,…).

Các tín hiệu của vùng từ trường trung bình H = 6-8 cho thấy sự hiện diện của proton vòng thơm. Trên phổ giãn rộng quan sát được 2 mũi đôi cộng hưởng tại H = 7,30 (2H; mũi đôi; J = 8,5 Hz) và 7,10 (2H; mũi đôi; J = 8,5 Hz). Với hằng số ghép J = 8,5 Hz, mỗi tín hiệu là của 2 proton cho biết đây là nhân thơm mang 2 nhóm thế ở vị trí para với nhau.

Các tín hiệu ở vùng từ trường cao H = 3-4 được quy kết cho 4 proton nhóm metin >CH− kề oxigen của phần đường. Mũi đôi tại H = 5,46 là pronton gắn với C anomer, proton này có hằng số ghép J = 1,5 Hz phù hợp với tín hiệu của đường α-L-rhamnose.

Tại H = 3,84 xuất hiện một mũi đơn với cường độ tích phân bằng 2 được suy đoán là 2 proton nhóm −CH2− gắn với nhân thơm và một nhóm thế khác.

Tại H = 1,24 có một mũi đôi (J = 6 Hz) với cường độ tích phân bằng 3 chính là 3 proron của nhóm metyl –CH3. Do vòng thơm không mang nhóm thế −CH3 nên 3 proton này là thuộc phần đường. Như vậy, phần đường có 8 proton nên hợp chất MO-EA2 chỉ mang một gốc đường.

Từ dữ liệu phổ MS và 1

H-NMR ta có thể kết luân sơ bộ MO-EA2 là một glycosid gồm một phân tử đường α-L-rhamnose. Phần aglycon có chứa vòng thơm mang nhóm thế.

4.2.3 Thông tin từ phổ 13C-NMR và DEP T-NMR của MO-EA2 (MeOD, 500MHz) (phụ lục 3, 4) (MeOD, 500MHz) (phụ lục 3, 4)

Phân tử hợp chất MO-EA2 có 14C.

Trên phổ DEPT 90 cho 9 tín hiệu của nhóm metin CH (gồm 2 loại: 4 =CH− của vòng thơm và 5 >CH− của đường).

Dựa vào phổ DEPT 135 thì thấy trên phổ đồ có một mũi âm, do đó hợp chất có 1 nhóm −CH2− . Kết hợp DEPT 135 và DEPT 90 biết được hợp chất có 1 nhóm −CH3

 Hợp chất MO-EA2 có 14C trong đó có 4 nhóm =CH− của vòng thơm, 5 nhóm >CH− của đường, 1 nhóm −CH2−, 1 nhóm −CH3 và 3 C tứ cấp. Tín hiệu ở vùng từ trường thấp C = 157,4 là tín hiệu C tứ cấp của nhân thơm tạo liên kết O-glycosid với đường rhamnose

Hai tín hiệu có cường độ cao tại ppm bằng 130,3 và 118,0 được gán cho 4C nhóm = CH− của nhân thơm.

Bốn tín hiệu có độ dịch chuyển C = 60-80 là 4 nhóm >CH− kề oxygen của đường và tín hiệu C = 99,8 là của C anomer. Phần đường có 6C trong đó có một nhóm −CH3.

Tín hiệu tại C = 125,7 là C tứ cấp của nhân thơm tạo liên kết với nhánh −CH2−R và tín hiệu tại 119,8 được dự đoán là C tứ cấp của nhóm −C≡N

4.2.4 Thông tin từ phổ HMBC và HSQC của MO-EA2 4.2.4.1 Phân tích dữ liệu phổ HSQC 4.2.4.1 Phân tích dữ liệu phổ HSQC

Dữ liệu phổ HSQC (phụ lục 5) cho 9 tín hiệu của C gắn trực tiếp với proton.

Tín hiệu của C tại C = 18 gắn trực tiếp với proton tại H = 1,24.

Tín hiệu của 4C tại C = 60-80 tương tác trực tiếp với 4 proton tại

H = 3-4.  Đây là các tín hiệu tương tác trực tiếp giữa C và proton trên đường.

Tín hiệu của C tại C = 99,8 tương tác trực tiếp với proton tại H = 5,46

 Đây là tương tác giữa C anomer và proton liên kết với nó. C tại C = 118,0 tương tác trực tiếp với H tại H = 7,10. C tại C = 130,3 tương tác trực tiếp với H tại H = 7,29.

4.2.4.2 Phân tích dữ liệu phổ HMBC

Phổ HMBC cho các tín hiệu của C tương tác với proton qua 2-3 nối hoá trị, các tương tác ngang qua 1 nối không thể hiện trong phổ HMBC.

Phổ HMBC của MO-EA2 (phụ lục 6) có một số tín hiệu đặc trưng sau: Tại C = 22,7 kẻ một đường nằm ngang sẽ gặp một tín hiệu giao nhau tại

H = 7,29. Đây là tương tác ngang qua 3 nối giữa C của nhóm –CH2− với proton trên vòng thơm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại C = 157,4 kẻ một đường nằm ngang sẽ gặp 4 tín hiệu giao nhau, trong đó có một tín hiệu tại H = 5,46. Đây là sự tương tác ngang qua 3 nối giữa proton anomer với C trên vòng thơm tại vị trí liên kết với đường.

Từ những phân tích trên ta có thể dự đoán công thức cấu tạo của MO-EA2 là: O O N OH HO HO H3C 1 2 3 4 5 6 7 8 1' 2' 3' 4' 5' 6'

So sánh với dữ liệu phổ trong tài liệu tham khảo [22] thể hiện sự trùng khớp giữa hợp chất MO-EA2 với hợp chất có tên Niazirin.

Vậy hợp chất MO-EA2 được cô lập là Niazirin có công thức phân tử là C14H17NO5 với M = 279 phù hợp với dữ liệu phổ MS.

Bảng 4. 1: Số liệu phổ 1 H-NMR, 13C-NMR và HMBC của MO-EA2 Vị trí C 13 C-NMR ppm 1 H-NMR ppm, J (Hz) HMBC (1H13 C) 1 157,4 2,6 118,0 7,10 (2H; d; J=8,5) 1, 2, 3, 4, 5, 6 3,5 130,3 7,29 (2H; d; J=8,5) 1, 2 , 3 ,5 ,6 4 125,7 7 22,7 3,84 (1H; s) 3, 4, 5, 8 8 119,8 1’ 99,8 5,46 (1H, d; J=1,5) 1, 2’, 3’, 5’ 2’ 71,9 4,03 (1H; dd; J1=3,5; J2=1,83) 3’ 72,8 3,87 (1H; dd; J1=9,25; J2=4,16) 4’ 73,8 3,49 (1H, t; J=9,25) 5’ 70,7 3,64 (1H; m) 6’ 18,0 1,24 (1H; d; J=6) 4’, 5’ Bảng 4. 2: So sánh số liệu phổ 13

C-NMR của MO-EA2 và Niazirin

Vị trí C MO-EA2 (MeOD) (ppm) Niazirin (CDCl3) (ppm) 1 157,4 156,0 2,6 118,0 116,7 3,5 130,3 129,2 4 125,7 132,6 7 22,7 22,9 8 119,8 123,7 1’ 99,8 98,0 2’ 71,9 70,9 3’ 72,8 71,7 4’ 73,8 73,5 5’ 70,7 68,8 6’ 18,0 17,5 .

Bảng 4. 3: So sánh số liệu phổ 1

H-NMR của MO-EA2 và Niazirin

Proton MO-EA2 (MeOD)

ppm, J (Hz) Niazirin (CDCl3) ppm, J (Hz) H-2,6 7,10 (2H; d; J=8,5) 7,05 (2H; d; J=8,9) H-3,5 7,30 (2H; d; J=8,5) 7,25 (2H; d; J=8,9) H-7 3,84 (1H; s) 3,69 (1H; s) H-1’ 5,46 (1H; d; J=1,5) 5,51 (1H; d; J=1,9) H-2’ 4,03 (1H; dd; J1=3,5; J2=1,83) 4,14 (1H; dd; J1=3,4; J2=1,9) H-3’ 3,87 (1H; dd; J1=9,25; J2=4,16) 3,97 (1H; dd; J1= 9,1; J2=3,4) H-4’ 3,49 (1H; t; J=9,25) 3,54 (1H, t; J=9,1) H-5’ 3,64 (1H; m) 3,75 (1H, m) H-6’ 1,24 (1H; d; J=6) 1,27 (1H, d; J=6,2)

Nhận xét: Nhìn chung đa số các mũi cộng hưởng của MO-EA2 khá giống với hợp chất Niazirin. Sự chênh lệch không nhiều về vị trí cộng hưởng và hằng sô ghép J có thể là do sự khác nhau về dung môi đo phổ (MO-EA2 đo trong MeOD, Niazirin đo trong CDCl3).

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài: “Phân lập chất từ cao ethyl acetate của lá cây chùm ngây Moringa oleifera Lam., họ chùm ngây (Moringaceae)” đã thu được một số kết quả sau:

 Từ 18,5 kg lá chùm ngây tươi được thu hái ở ấp Tà Lọt, thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang. Sau quá trình xử lý (phơi gió đến khô, xấy ở 60ºC trong 8 giờ, xay nhuyễn) thu được 3,7 kg bột lá khô. Tiến hành chiết bột lá chùm ngây khô với methanol nóng (45-50ºC) theo phương pháp ngấm kiệt thu được 675 g cao methanol tổng. Sau đó, chiết lỏng - lỏng cao tổng với các dung môi có độ phân cực tăng dần thu được các cao phân đoạn gồm: 218,32 g cao hexane; 31,7 g cao dichloromethane; 24,16 g cao ethyl acetate và còn lại 430 g cao nước (chưa khô).

 Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chỉ tiến hành SKC 3 g cao E a để phân lập các hợp chất tự nhiên. Sau quá trình phân tách bằng SKC và SKLM điều chế đã phân lập được hợp chất tự nhiên MO-EA2 với khối lượng 8 mg.

 Bước đầu thực hiện LC-MS đã xác định được MO-EA2 có công thức phân tử là C14H17O5N.

 Qua phân tích các phổ NMR một chiều và hai chiều kết hợp với MS đã xác định được hợp chất MO-EA2 có CTCT là: O O OH HO HO H3C N

+ Tên theo IUPAC của MO-EA2 là:

2-{4-[(3,4,5-trihydroxy-6-methyloxan-2yl)oxy] phenyl} acetonitrile + MO-EA2 có tên thông thường là: Niazirin

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. AnTum Perven and Muhammad Qaiser, 2009, Pollen Flora of

Pakistan-LXIII Moringaceae, Pakistan journal of Botany, 41: 987-989.

[2]. Phạm Trường Thọ, DSCK II Đỗ Huy Bích, 2007, 101 cây thuốc

với sức khoẻ sinh sản phụ nữ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, trang 69-70.

[3]. Nguyễn Bảo Trân, 2010, Khảo sát tác động chống oxy hoá của

lá cây chùm ngây Moringa oleifera Lam., Moringaceae, luận văn thạc sỹ, Đại học Y Dược TP.HCM, TP.HCM

[4]. Võ Văn Chi, 2005, 250 cây thuốc thông dụng, Nhà xuất bản Hải

Phòng, Hải Phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn

Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Đoàn, 2004, Cây thuốc và động vật dùng làm thuốc, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Trang 458-460.

[6]. Nguyễn Bảo Quyên, 2008, Tổng hợp và thử tác dụng chống oxi

hoá invitro của một số dẫn chất rutin, khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, Đại học Y Dược TP.HCM, TP.HCM.

[7]. Jed, W., and Fahey, Sc.D., 2005, Moringa oleifera: A review of

the medical avidence for its nutritional, therapeatic and prophylactic properties part 1, Tree for life journal, 1:5.

[8]. HDRA-The organisation, 2002, Moringa oleifera: A multi-

purpose tree, UK, 1-14.

[9]. Ping-Hsien Chuang, Chi-Wei Lee, Jia-Ying Chou, Morugan,

M.A., Bor-Jinn Shieh and Hueih-Min Chen, 2007, Anti-fungal activity of crude extracts and essential oil of Moringa oleifera Lam., Bioresource technology, 98: 232-236.

[10]. Mehtak Malaraman, R., Amin, A.H., Bafna, P.A., and Gulati

O.D., 2003, effect of fruits of Moringa oleifera on the lipid profile of normal and hypercholesterolaemic rabbits, Journal of ethnopharmacology, 86: 191- 195.

[11]. Armando Caceres, Anari Uis Saravia, Sofia Rizzo, Lorena

Zabala, Edy De Leon and Fedderico Nave, 1992, Pharmacologie properties of

Moringa oleifera 2; Screening for antispasmodic, antiinflamonatory and diuretic activity, Journal of ethnopharmacology, 36: 233-237.

[12]. Iren, M., Villasenor, cla.V., Lim-Sylianco, Fabicen and Dayrit, Mutagens from roasted seeds of Moringa oleifera, 1989, Metation research, 224: 209-212.

[13]. Ellert, U., Wolters, B., and Nahrstedt, A., 1981, The anibiotic principle of seeds of Moringa oleifera and Moringa stenopetala, Planta medica, 42: 55-61.

[14]. Kradi, R.V., Gadge, N.B., Alagawadi, K.R., and Savadi, R.V., 2006, effect of Moringa oleifera Lam. root-wood on ethyleneglycol in duced urolithiasis in rats, Journal of ethnopharmacology, 105: 306-311.

[15]. Nepolean, P., Anitha, J., and Renitta, R.E., 2009, Isolation analysis and identification of phytochemicals of antimicrobial activity of

Morringa oleifera Lam., Journal current biotiaca, 3: 33-99.

[16]. Manguro, L.O.A. and Lemmen, P., 2007, Phenolics of Moringa

oleifera leaves, Natural product research 21: 56-68.

[17]. Anwar, F., Asharaf, M., and Bhanger, M.I., 2005, Interprovence

variation in the composition of Moringa oleifera oil seed from Pakistan, J. Am. Oil chem. Soc., 82: 45-51.

[18]. Foidl, N., Makka, H.P.S., and Becher, K., 2001, The ptential of

Moringa oliefera for agricultural and industrial, 45-76.

[19]. Makka, H.P.S., and Becher, K., 1996, Nutritonal value and

antinutritional components of whol and EtOH extracted Moringa oleifera

leaves, Anim Feed Sci. Techno., 63: 221-228.

[20]. Patel, S., Thakur, A.S., Chandy A., and Manigauha, A., 2010, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Moringa oleifera: A review of these medical and economical importane to the heath and nation, Drug invention today, 2: 339-342.

[21]. Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007, Phương pháp cô lập hợp chất hữu

cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM, TP.HCM, trang 12-280.

[22]. Rubeena Saleem,1995, Stuydies in the chemical constituents of

Moringa oleifera Lam., and preparation of potential biologically significant derivatives of 8-Hydroxyquinolone, H. E. J. Research Institue of Chemistry University of Karachi, Pakistan.

PHỤ LỤC

Phụ lục 2: Phổ 1

Phụ lục 3: Phổ 13

Một phần của tài liệu phân lập chất từ cao ethyl acetate của lá cây chùm ngây moringa oleifera lam. họ chùm ngây (moringaceae) (Trang 49)