Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản mô động vật: tuyến giáp trạng, lách, hạch lâm ba ruột, tuyến thượng thận và buồng trứng trên thỏ, tụy tạng trên vịt, tuyến fabricius trên gà (Trang 26)

3.2.1. Lấy mẫu

Đối với thỏ: chọn thỏ cái trưởng thành có trọng lượng khoảng 2kg, khỏe mạnh, sau đó giết thỏ bằng cách hủy tủy. Dùng kéo giải phẩu mổ từ bụng lên miệng, lấy các phần: hạch lâm ba, lách, buồng trứng, tuyến giáp trạng.

Đối với gà: chọn gà khoảng hai tuần tuổi, khỏe mạnh, giết gà bằng cách hủy tủy, dùng kéo mổ quanh hậu môn và cắt lấy tuyến Fabricius.

Đối với vịt: chọn vịt có trọng lượng khoảng 2 kg, khỏe mạnh, giết bằng cách hủy tủy, dùng kéo mổ ở vùng bụng rồi tìm phần tá tràng để cắt lấy tụy tạng.

3.2.2. Cố định mẫu

Giai đoạn đầu ta ngâm nguyên các phần trên trong dung dịch formol 10% trong 2 giờ để ổn định tổ chức cho dễ cắt. Kế tiếp là vớt ra dùng dao lam sạch cắt các phần mỡ, màng treo.

3.2.3. Lấy mẫu nhỏ

Cắt nhỏ mẫu với kích thướt khoảng 0,5cm x 0,5cm x 1cm, có thể cắt dọc hoặc cắt ngang tổ chức tùy theo mục đích muốn quan sát.

Lách, tụy tạng và hạch lâm ba ruột thì cắt như trên.

Còn với buồng trứng thì kích thước vừa đủ không cần cắt nhỏ, chỉ cần loại bỏ những tổ chức xung quanh không cần thiết.

Đối với tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến Fabricius thì chỉ cần cắt làm đôi là được.

Tiếp tục cố định mẫu bằng formol 10% thời gian cố định là 24 giờ nhưng thời gian này còn tùy thuộc vào nồng độ dung dịch, vận tốc xuyên thấm, vận tốc cố định của dung dịch, nhiệt độ môi trường, độ dày mẫu và cấu trúc mẫu,…

3.2.4. Rửa mẫu

Mẫu sau khi cố định xong phải được rửa lại bằng nước sạch bằng cách cho mẫu vào trong chậu nước đặt dưới vòi nước chảy nhẹ liên tục trong 2 giờ hoặc hơn, nhằm mục đích loại trừ tất cả formol thừa trong mẫu ra vì nếu formol sót lại sẽ kết hợp với Hematoxyline khi nhuộm sẽ tạo ra kết tủa màu đen sậm bên ngoài tế bào, làm phai màu mẫu không được giữ lâu đồng thời làm vỡ khối mẫu.

3.2.5. Khử nước

Là giai đoạn quan trọng vì nếu khử nước không tốt thì các giai đoạn sau cũng không tốt vì paraffin không tan trong nước, paraffin sẽ không thấm vào mẫu nếu mẫu còn nước đến khi cắt mẫu sẽ bể nát hoặc nứt nẻ. Có nhiều hóa chất dùng để rút nước trong mẫu như: cồn, acetol, diazon…

Dùng các lọ cồn với nồng độ tăng dần theo thứ tự các lọ là 700, 800, 900, 1000,1000 để khử nước, tránh tổ chức bị mất nước đột ngột gây co rúm lại. Ngâm mỗi lọ trong 2 giờ. Muốn khử nước đạt kết quả tốt cần lưu ý:

- Hai lọ cồn tuyệt đối cuối cùng cần đảm bảo nồng độ.

- Mật độ mẫu trong lọ không nên nhiều quá tránh làm loãng cồn, không đủ sức hút nước từ mẫu ra.

- Thường xuyên lắc đều lọ ngâm mẫu để tránh nước thoát ra từ trong mẫu lắng xuống ở đáy lọ.

- Để rút ngắn thời gian rút nước nhưng vẫn đảm bảo đạt yêu cầu nên tăng số lọ ngâm hơn tăng thể tích cồn tuyệt đối.

Một phần của tài liệu thực hiện tiêu bản mô động vật: tuyến giáp trạng, lách, hạch lâm ba ruột, tuyến thượng thận và buồng trứng trên thỏ, tụy tạng trên vịt, tuyến fabricius trên gà (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)