Thí nghiệm lên tôm một tháng tuổi

Một phần của tài liệu xác định độ độc cấp tính của deltamethrine, fenitrothion và hexaconazole đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau (Trang 31)

Kết quả thí nghiệm thăm dò trong 24 giờ cho thấy nồng độ gây chết tôm 100% của Fenitrothion là 3 µg/L và nồng độ gây chết không quá 10% của Fenitrothion là 1 µg/L. Từ đó xác định được nồng độ gây chết trong khoảng từ 1-3 µg/L. Đây là cơ sở để thực hiện thí nghiệm tiếp theo xác định giá trị LC50.

Theo kết quả thí nghiệm ở Bảng 8 cho thấy được khi sử dụng nồng độ của Fenitrothion an toàn cho tôm là 0,201 µg/L. Nồng độ không gây đến ảnh hưởng sinh lý của tôm trong 96 giờ LC10-96 giờ là 1,41 µg/L, ở nồng độ gây chết 50% số tôm

24

thí nghiệm LC50-96 giờ là 2,06 µg/L và nếu sử dụng ở nồng độ có giá trị LC100-96 giờ là 2,42 µg/L thì số tôm thí nghiệm sẽ chết 100%. Qua phương trình tương quan (y = 9,8415x + 1,5183; R2 = 0,9513) cho thấy được mối tương quan giữa nồng độ thuốc và tỷ lệ chết của tôm thẻ chân trắng với môi trường.

Theo Chemwatch (2010) thì nồng độ LC50-24 giờ của Fenitrothion lên cá hồi

vân (Oncorhynchus mykiss) là 1,1 mg/L rất cao so với LC50-24 giờ của Fenitrothion lên tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi là 2,17 µg/L. Khi LC50-96 giờ là 0,7 mg/L thì

rất cao so với LC50-96 giờ của tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi là 2,06 µg/L. Đối với nồng độ LC50-96 giờ của Fenitrothion lên cá hồi suối (Salvelinus fontinalis)là 1,7 mg/L, cá mang xanh thái dương (Lepomis macrochirus) là 3,8 mg/L, cá nước ngọt Bắc Mỹ là từ 2-12 mg/L cũng rất cao so với nồng độ LC50-96 giờ của Fenitrothion lên tôm thẻ chân trắng là 2,06 µg/L. Một số nghiên cứu lên nhuyễn thể và giáp xác như trên hàu thì nồng độ LC50-96 giờ của Fenitrothion là 0,69 mg/L

cũng rất cao so với tôm thí nghiệm LC50-96 giờ của Fenitrothion là 2,06 µg/L và LC50-24 giờ của Fenitrothion lên cua là 0,6 mg/L rất cao so với LC50-24 giờ của Fenitrothion lên tôm thí nghiệm là 2,17 µg/L.

Từ kết quả thí nghiệm nồng độ an toàn và nồng độ gây độc LC50-96 giờ của Fenitrothion là 1,53 µg/L lên tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 thấp hơn 1,35 lần so với nồng độ của Fenitrothion ở tôm nuôi được một tháng tuổi là 2,06 µg/L nhưng đối với nồng độ LC50-96 giờ của Deltamethrin là 0,830 µg/L thì nồng độ của Fenitrothion cao hơn 2,48 lần với cùng kích cỡ tôm. Qua đó cho thấy tôm ở giai đoạn nhỏ và tôm lớn có giá trị LC50 khác nhau nhưng tôm ở giai đoạn nhỏ thì khả năng chịu đựng kém hơn tôm lớn và khả năng nhạy cảm với thuốc khác nhau nhưng cùng đối tượng, kích cỡ như nhau thì giá trị LC50 cũng khác nhau.

Bảng 8 : Kết quả giá trị nồng độ gây độc (µg/L) và nồng độ an toàn (µg/L) của Fenitrothion lên tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi.

Thời điểm LC10-96 giờ LC50-96 giờ LC100-96 giờ Nồng độ an toàn

24h 1,50 2,17 2,54

48h 1,44 2,09 2,44 0,201

96h 1,41 2,06 2,42

Bảng 9 : Phương trình hồi quy và hệ số tương quan giữa nồng độ và tỷ lệ chết của tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi ở các thời điểm khác nhau khi ảnh hưởng bởi Fenitrothion.

Thời điểm Phương trình hồi quy R2

24h Y=10,048X + 1,235 0,9785

48h Y= 10,083X + 1,3914 0,9521

25

4.3 Nồng độ an toàn và nồng độ gây chết (LC50) của Hexaconazole lên tôm thẻ chân trắng L. vannamei ở giai đoạn PL15 và tôm một tháng tuổi.

Một phần của tài liệu xác định độ độc cấp tính của deltamethrine, fenitrothion và hexaconazole đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)