Thí nghiệm lên tôm giai đoạn PL15

Một phần của tài liệu xác định độ độc cấp tính của deltamethrine, fenitrothion và hexaconazole đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau (Trang 28)

Kết quả thí nghiệm thăm dò sau 24 giờ cho thấy độc tính của Deltamethrin ảnh hưởng đến tôm thẻ chân trắng L. vannamei được xác định trong khoảng 0,1-0,3 µg/L. Đây là cơ sở cho bố trí thí nghiệm xác định LC50.

Kết quả ở Bảng 2 đã chỉ ra nồng độ an toàn của Deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng giống là 0,023 µg/L và nồng độ không gây ảnh hưởng đến sinh lý của tôm trong 96 giờ (LC10-96 giờ) là 0,168 µg/L, nồng độ gây chết 50% (LC50-96 giờ) là 0,231 µg/L, ở nồng độ gây chết 100% (LC100-96 giờ) tôm thí nghiệm là 0,264 µg/L. Phương trình hồi qui tương quan thời điểm 96 giờ (Bảng 3) (y = 11,596x + 11,998 ; R2 = 0,9824) cho thấy tỷ lệ chết của tôm liên quan rất chặt chẽ với sự gia tăng nồng độ của Deltamethrin trong môi trường.

Đối với thí nghiệm độc tính của Deltamethrin lên một số loài nhuyễn thể và cá có nồng độ cao hơn tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 như theo kết quả thí nghiệm của Varanka (1987) nồng độ gây độc LC50-96 giờ của Deltamethrin lên trai nước ngọt (Anodonta cygnea) là 12,0 µg/L cao hơn 51,95 lần so với LC50-96 giờ của tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL15 là 0,231 µg/L. Theo Koprucu et al. (2004) thì nồng độ gây độc LC50-48 giờ của Deltamethrin lên cá chép (Cyprinus carpio) ở giai đoạn phôi và ấu trùng là 0,213 và 0,074 µg/L thấp hơn lần lượt là 1,08 và 3,12 lần so với tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 là 0,231 µg/L. Theo Judith et al. (2002) thì nồng độ LC50-96 giờ của Deltamethrin lên cá mú (Epinephelus tauvina) có trọng lượng trung bình 0,23g là 3,6 µg/L lớn hơn 15,58 lần so với tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 là 0,231 µg/L và trên cá măng (Chanos chanos) có trọng lượng trung bình 0,06g là 0,14 µg/L thấp hơn 1,65 lần so với tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 là 0,231 µg/L.

Còn đối với thí nghiệm của Yildirim et al. (2006) thì nồng độ LC50-48 giờ của Deltamethrin lên cá rô phi giống (Oreochromis niloticus) là 4,85 µg/L lớn hơn 21 lần so với tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 là 0,231 µg/L. Điều này chứng tỏ độc tính của Deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 thấp hơn cá giống nhưng cao hơn ở giai đoạn phôi và ấu trùng. Vì vậy giá trị LC50 càng thấp thì độc tính càng cao và tính nhạy cảm với Deltamethrin càng tăng. Qua đó cho thấy khả năng nhạy cảm và giá trị LC50-96 giờ của tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL15 tương đối thấp. Tùy thuộc theo đối tượng và giai đoạn khác nhau mà giá trị LC50 của thuốc cũng khác nhau. Theo Murty et al. (1988) thì độc tính của thuốc còn tùy

21

Bảng 2 : Kết quả giá trị nồng độ gây độc (µg/L) và nồng độ an toàn (µg/L) của Deltamethrin lên tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn giống (PL15).

Thời điểm LC10-96 giờ LC50-96 giờ LC100-96 giờ Nồng độ an toàn

24h 0,172 0,240 0,277

48h 0,169 0,235 0,271 0,023

96h 0,168 0,231 0,264

Bảng 3 : Phương trình hồi quy và hệ số tương quan giữa nồng độ và tỷ lệ chết của tôm thẻ chân trắng PL15 ở các thời điểm khác nhau khi ảnh hưởng bởi Deltamethrin.

Thời điểm Phương trình hồi quy R2

24h Y= 11,142X + 11,52 0,9929

48h Y= 11,317X + 11,724 0,9878

96h Y= 11,596X + 11,998 0,9824

Một phần của tài liệu xác định độ độc cấp tính của deltamethrine, fenitrothion và hexaconazole đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)