Thí nghiệm trên tôm một tháng tuổi

Một phần của tài liệu xác định độ độc cấp tính của deltamethrine, fenitrothion và hexaconazole đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau (Trang 29)

Trong thí nghiệm thăm dò cho thấy nồng độ gây chết được xác định trong khoảng 0,5-3 µg/L. Đây là cơ sở cho bố trí thí nghiệm xác định LC50.

Từ kết quả thí nghiệm ở Bảng 4 cho thấy nồng độ an toàn của Deltamethrin đối với tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi là 0,039 µg/L và nồng độ không gây ảnh hưởng đến sinh lý của tôm trong 96 giờ (LC10-96 giờ) là 0,097 µg/L, nồng độ gây chết 50% (LC50-96 giờ) là 0,830 µg/L, ở nồng độ gây chết 100% (LC100-96 giờ) tôm thí nghiệm là 2,09 µg/L. Phương trình hồi qui tương quan thời điểm 96 giờ (Bảng 5) (y = 1,723x + 4,7496 ; R2 = 0,9866) cho thấy tỷ lệ chết của tôm liên quan rất chặt chẽ với sự gia tăng nồng độ của Deltamethrin trong môi trường.

Một số thí nghiệm về độc tính của Deltamethrin lên một số loài cá có sự khác biệt như nghiên cứu của Hồ Thị Kim Chi (1992) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Liên (1998) thì nồng độ LC50-72 giờ của Deltamethrin lên cá rô phi là 7,269 µg/L cao hơn so với tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi. Stali et al. (2007) thì nhân

định rằng nồng độ LC50-96 giờ của Deltamethrin lên cá bảy màu (Poecilia

reticullata) là 1,9 µg/L cao hơn 2,29 lần so với tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi là

0,830 µg/L. Còn đối với thí nghiệm của Viran et al. (2002) cũng thí nghiệm trên cá bảy màu này thì nồng độ LC50-48 giờ của Deltamethrin là 5,13 µg/L cao hơn 6,18 lần so với tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi là 0,830 µg/L và đối với thí nghiệm của Boateng et al. (2006) ở giai đoạn có kích thước từ 4-6 cm thì nồng độ LC50- 96 giờ của Deltamethrin lên cá rô phi giống (Oreochromis niloticus) là 15,47 µg/L cao hơn 18,64 lần lần so với tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi là 0,830 µg/L. Nghiên cứu của Ural et al. (2005) nồng độ LC50-96 giờ của Deltamethrin lên cá hồi

22

(Oncorhynchus mykiss) có trọng lượng từ 1,9-2,5g và chiều dài 4,7-6,4 cm là 0,6961 µg/L thấp hơn 1,19 lần so với tôm thí nghiệm là 0,830 µg/L. Qua đó cho thấy nồng độ của cá cao hơn nồng độ của tôm thẻ chân trắng, khả năng nhạy cảm đối với Deltamethrin của tôm thẻ chân trắng thì cao hơn so với cá.

Từ thí nghiệm lên tôm thẻ chân trắng PL15 cho thấy nồng độ an toàn và nồng độ gây độc thấp hơn so với nồng độ của tôm sau khi nuôi được một tháng. Đối với Deltamethrin thì sử dụng nồng độ 0,039 µg/L sẽ an toàn cho tôm và khi sử dụng ở 0,830 µg/L sẽ gây chết 50% tôm thí nghiệm. So với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Đel (2009) nồng độ LC50-96 giờ trên tôm sú với khối lượng từ 6-10g là 1,05 µg/L thì kết quả này thấp hơn khoảng 1,27 lần. Từ kết quả cho thấy khả năng nhạy cảm của và giá trị LC50-96 giờ của tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn này cũng tương đối thấp, tùy theo đối tượng và giai đoạn khác nhau mà giá trị LC50 của thuốc cũng khác nhau. Theo phân loại độc tính dựa vào LC50 của WHO (1990) thì hóa chất có LC50< 1 mg/L được xếp vào nhóm rất độc. Qua đó, Deltamethrin là thuốc rất độc vì vậy nên hạn chế sử dụng.

Bảng 4 : Kết quả giá trị nồng độ gây độc (µg/L) và nồng độ an toàn (µg/L) của Deltamethrin lên tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi.

Thời điểm LC10-96 giờ LC50-96 giờ LC100-96 giờ Nồng độ an toàn

24h 0,239 1,74 4,09

48h 0,097 0,830 2,09 0,039

96h 0,097 0,830 2,09

Bảng 5 : Phương trình hồi quy và hệ số tương quan giữa nồng độ và tỷ lệ chết của tôm thẻ chân trắng một tháng tuổi ở các thời điểm khác nhau khi ảnh hưởng bởi Deltamethrin.

Thời điểm Phương trình hồi quy R2

24h Y= 1,8655X + 4,159 0,9186

48h Y= 1,723X + 4,7496 0,9866

96h Y= 1,723X + 4,7496 0,9866

4.2 Nồng độ an toàn và nồng độ gây chết (LC50) của Fenitrothion lên tôm thẻ chân trắng L. vannamei ở giai đoạn PL15 và tôm một tháng tuổi

4.2.1 Thí nghiệm lên tôm giai đoạn PL15

Trong thí nghiệm thăm dò, kết quả cho thấy nồng độ gây chết 100% tôm thẻ ở giai đoạn PL15 của Fenitrothion là 5 µg/L. Ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cho Fenitrothion ở nồng độ 0,5 thì tỷ lệ chết không quá 10% số tôm. Từ đó, xác định được nồng độ gây chết trong khoảng từ 0,5-2,5 µg/L. Đây là cơ sở để thực hiện thí nghiệm tiếp theo xác định giá trị LC50.

23

Kết quả thí nghiệm gây độc của Fenitrothion đối với tôm thẻ chân trắng PL15 (Bảng 6) cho thấy nồng độ an toàn để sử dụng là 0,146 µg/L, nồng độ gây độc LC10-

96 giờ của Fenitrothion là 0,753 µg/L. Nồng độ thuốc gây chết 50% tôm có giá trị LC50-96 giờ của Fenitrothion là 1,53 µg/L và nồng độ gây chết tôm hoàn toàn LC100-96 giờ là 2,07 µg/L. Từ kết quả Bảng 7 cho biết mối tương quan giữa nồng độ thuốc và tỷ lệ chết của tôm PL15 ở thời điểm 96 giờ. Điều đó, thể hiện qua phương trình hồi quy (y = 5,2241x + 3,6448; R2 = 0,9674).

Sarikaya et al. (2007) thì nồng độ LC50-96 giờ của Fenitrothion lên cá bảy màu (Poecilia reticulata) là 3,2 mg/L cao hơn nhiều so với nồng độ lên tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15. Qua đó cho thấy khả năng nhạy cảm của tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL15 đối với Fenitrothion cao hơn khả năng nhạy cảm của cá. Và chứng tỏ giá trị LC50-96 giờ càng thấp thì độc tính cao và tính nhạy cảm với Feitrothion càng tăng.

Theo kết quả thí nghiệm trên tôm thẻ chân trắng PL15 cho thấy nồng độ an toàn và nồng độ gây độc LC50-96 giờ của Deltamethrin là 0,231 µg/L thấp hơn 6,62 lần so với nồng độ LC50-96 giờ của Fenitrothion là 1,53 µg/L.

Bảng 6 : Kết quả giá trị nồng độ gây độc (µg/L) và nồng độ an toàn (µg/L) của Fenitrothion lên tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn giống (PL15).

Thời điểm LC10-96 giờ LC50-96 giờ LC100-96 giờ Nồng độ an toàn

24h 0,778 1,64 2,26

48h 0,765 1,55 2,09 0,146

96h 0,753 1,53 2,07

Bảng 7 : Phương trình hồi quy và hệ số tương quan giữa nồng độ và tỷ lệ chết của tôm thẻ chân trắng PL15 ở các thời điểm khác nhau khi ảnh hưởng bởi Fenitrothion.

Thời điểm Phương trình hồi quy R2

24h Y= 5,0339X + 3,5222 0,9819

48h Y= 5,2572X + 3,6117 0,9611

96h Y=5,2241X + 3,6448 0,9674

Một phần của tài liệu xác định độ độc cấp tính của deltamethrine, fenitrothion và hexaconazole đối với tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)