trình phát triển kinh tế trên địa bàn xã Minh Quang
* Quan niệm bất bình đẳng giới
Mặc dù không còn những thủ tục hay những quan niệm khắt khe song ở Minh Quang vấn đề bình đẳng giới vẫn chƣa đƣợc cộng đồng nhìn nhận một cách đúng đắn. Có nhiều quan niệm cũ về hành vi thắch hợp của phụ nữ thƣờng bị yêu cầu là đặt gia đình là trên hết, thậm chắ phải hy sinh cả sức khoẻ và nguyện vọng cá nhân, ngƣời phụ nữ phải tuân thủ quyền lực của nam giới, kết quả là ngƣời phụ nữ có thể không biết đến hoặc không thể thực hiện quyền của họ đã đƣợc pháp luật công nhận. Cũng có nhiều phụ nữ khi đƣợc điều tra đều trả lời rằng dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, giặt giũ, 100% công việc này do phụ nữ làm, họ cho rằng mình sinh ra là để làm việc đó. Chắnh quan niệm sai lệch này đã tƣớc đi cơ hội đƣợc học hỏi vƣơn lên tự khẳng định mình, hạn chế sự cống hiến của họ cho gia
đình và cho xã hội.Ngƣời phụ nữ bị cột chặt vào gia đình, sự phân công đó tồn tại lâu đời khiến cho ngƣời phụ nữ không còn thời gian vui chơi giải trắ. Gia đình ắt con đỡ vất vả, gia đình đông con thì họ lại càng vất vả hơn. Mất nhiều sức khoẻ, thời gian cũng nhƣ công sức trong việc nuôi dạy chúng. Để có thể xoá bỏ đƣợc tƣ tƣởng làm công việc nội trợ của phụ nữ cũng nhƣ cách ứng xử của xã hội là cả một quá trình lâu dài và phức tạp bởi nó đã tồn tại rất lâu và đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi ngƣời.
* Trình độ học vấn và chuyên môn của phụ nữ còn thấp
Hạn chế về trình độ học vấn và KHKT đã kìm hãm khả năng tiếp cận với những cái mới với sự phát triển của nhân loại từ đó đã ảnh hƣởng rất nhiều đến kết quả sản xuất.Không những vậy nó còn cản trở chị em tham gia công tác xã hội làm cho họ mặc cảm tự ti không dám vƣơn lên tự khẳng định mình. Chắnh điều đó đã cản trở nhiều đến việc tạo thu nhập cho gia đình. Vì vậy các tổ chức đoàn thể xã hội cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho chị em tiếp cận với KHKT, nâng cao trình độ học vấn từ đó giúp họ nâng cao vị trắ và vai trò của mình trong gia đình và tự tin hơn trong cuộc sống xã hội.
* Hệ thống luật và chắnh sách còn chưa thiết thực với phụ nữ
- Chắnh sách đất đai: Ở nông thôn thì đất đai là một nguồn lực rất quan trọng. Về nguyên tắc, nhà nƣớc qui định đứng tên sử dụng ruộng đất là cả hai vợ chồng nhƣng trong thực tế chủ hộ chủ yếu là nam giới, việc sử dụng ruộng đất nhƣ thế nào, cho thuê, nhƣờng quyền sử dụng cho ngƣời khác...Ngƣời chồng nắm quyền quyết định với lý lẽ phụ nữ ắt có sự hiểu biết về vấn đề này. Mặc dù lao động vất vả trên ruộng đất của gia đình mà họ vẫn không có quyền gì. Khi xảy ra ly hôn thì không đƣợc chia ruộng cũng nhƣ không có các tài sản lớn nhƣ: nhà, xe đạp, xe máy.
- Chắnh sách tắn dụng: Hiện nay vốn là một vần đề rất quan trọng, hầu hết các hộ đều muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhƣng đều thiếu vốn.
Nhƣng khi đi vay vốn họ gặp phải rất nhiều trở ngại bởi vì thủ tục vay vốn còn rƣờm rà và lãi suất vẫn còn cao. Hơn nữa muốn vay vốn thì phải có tài sản để thế chấp mà phụ nữ lại không có tài sản lớn vì họ không đứng tên ngƣời chứng nhận quyền sử dụng đất mà việc này thƣờng do chủ nhà tức ngƣời chồng quyết định trong khi đi vay vốn lại là ngƣời vợ. Ở nông thôn hiện nay chỉ có hội nông dân và hội phụ nữ là 2 tổ chức mà ngƣời phụ nữ có thể tin cậy nhất, họ đƣợc vay với lãi suất thấp tuy nhiên vốn vay lại không đƣợc nhiều. Muốn vay nhiều phải chấp nhận lãi suất cao và ở tổ chức tắn dụng, ngân hàng và các tổ chức tƣ nhân khác.Mặt khác quỹ phục vụ giúp đỡ ngƣời nghèo nhiều khi đƣợc sử dụng không đúng mục đắch. Những hộ nghèo họ không có tài sản thế chấp nên họ không vay đƣợc vốn và một phần quỹ này thƣờng bị thất thoát do nhiều mục đắch khác nhau. Chắnh vì vậy mà quỹ này khi đến tay ngƣời dân thì lại bị hao hụt tƣơng đối cao.
- Chắnh sách bảo hiểm: Một thực tế cho thấy rằng ngƣời phụ nữ nông thôn phải làm việc vất vả hơn nam giới nhƣng mức thu nhập lại không ổn định và họ cũng không đƣợc hƣởng chế độ hƣu trắ khi về già, cũng nhƣ bảo hiểm y tế thƣơng tật, chế độ thai sản, nghỉ phép và các khoản đền bù khác. Vì vậy mà chắnh sách này gần nhƣ không có ý nghĩa với phụ nữ ở nông thôn.
- Chắnh sách dân số: Khi nói đến chắnh sách này các cấp chắnh quyền cũng nhƣ đoàn thể thƣờng tập trung vào vận động chị em phụ nữ sinh đẻ có kế hoạch. Nhƣng trên thực tế việc sinh bao nhiêu con và vào thời gian nào không phải do phụ nữ quyết định mà phần lớn là do chồng. Có nhiều trƣờng hợp gia đình nhà chồng vì muốn có con nối dõi phải sinh đƣợc con trai.
Mặt khác vấn đề giới tắnh và sức khoẻ sinh sản đƣợc coi là rất nhạy cảm tế nhị, phụ nữ thƣờng rất xấu hổ khi đề cập đến vấn đề này.Chắnh vì thế việc nâng cao nhận thức cho chị em là rất khó.
- Hệ thống luật chắnh sách của nhà nƣớc ta cũng chƣa có điều luật cụ thể rõ ràng quy định về thời gian làm việc của lao động nông nghiệp. Trên
thực tế thƣờng lao động phụ nữ không thể cạnh tranh với nam giới, giá ngày công của phụ nữ rẻ mạt nên trong thuê mƣớn thƣờng có tình trạng bóc lột và lợi dụng lao động nữ đặc biệt là thuê mƣớn theo vụ việc, không có hợp đồng mà chỉ hợp đồng trên miệng. Họ phải lao động quá sức và quá thời gian, đó là một thiệt thòi rất lớn hạn chế vai trò của họ đối với gia đình và xã hội. Mặt khác sự thiếu chặt chẽ trong hệ thống luật đã và đang làm gia tăng tình trạng: ỘBạo lực gia đìnhỢ ở nông thôn. Ngƣời phụ nữ đã khổ lại càng khổ hơn.
- Trong mấy năm qua hội phụ nữ của xã hoạt động cũng đạt những kết quả đáng kể tuy nhiên năng lực còn yếu và nội dung sinh hoạt hội còn nghèo nàn nên chất lƣợng hội viên tham gia còn chƣa cao. Sự tiếp nhận các thông tin kiến thức của phụ nữ còn hạn chế.Đồng thời sự hạn chế các chắnh sách và hệ thống luật của nhà nƣớc là nguyên nhân rất lớn gây cản trở khó khăn cho phụ nữ trong quá trình tham gia phát triển kinh tế xã hội.
*Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình ở xã Minh Quang
Phụ nữ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội. Trong gia đình họ là lực lƣợng lao động chắnh tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình đồng thời cũng là ngƣời thực hiện phần lớn các công việc gia đình, tạo điều kiện cho chồng con đƣợc học tập và làm việc tốt. Ngoài xã hội, họ cũng đã tắch cực tham gia nhiều hơn vào các tổ chức lãnh đạo tổ chức đoàn thể.Mặc dù họ chƣa đƣợc đánh giá tƣơng xứng với khả năng của mình.
Họ là ngƣời đóng góp nhiều trong hoạt động tạo thu nhập cũng nhƣ các công việc gia đình song họ cũng không phải là ngƣời có quyền quyết định cao các vấn đề lớn trong gia đình nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh mua sắm các tài sản có giá trị. Hiện nay ở xã Minh Quang vấn đề về giới và quyền bình đẳng giới có đƣợc cải thiện, ngƣời phụ nữ nhận đƣợc sự chia sẻ nhiều hơn từ
chồng, cùng chồng bàn bạc và đƣa ra các quyết định quan trọng cuối cùng. Đây là một tiến bộ đáng đƣợc ghi nhận vì trƣớc kia mọi việc trong gia đình ngƣời phụ nữ đều phải nghe theo sự xếp đặt của chồng, phải làm nhiều hơn và nhận đƣợc sự trợ giúp ắt hơn.
Trong công tác xã hội, họ tham gia ngày một tắch cực hơn song năng lực của họ vẫn chƣa đƣợc đánh giá đúng mức so với đồng nghiệp nam. Bằng chứng là việc giữ các cƣơng vị chủ chốt thƣờng là do nam giới đảm nhiệm. Bên cạnh đó nhiều định kiến xã hội, những quan niệm cổ hủ, trình độ hiểu biết của chị em còn hạn chế.... Là những nguyên nhân khách quan và chủ quan cản trở sự bƣớc tiến của phụ nữ. Chắnh vì vậy không chỉ riêng phụ nữ xã Minh Quang mà tất cả các chị em ở nơi khác cần đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa từ nhà nƣớc, các cấp chắnh quyền vì sự tiến bộ của phụ nữ vì sự tiến bộ của nhân loại.