Quyền ra quyết địnhvà kiểm soát các nguồn lực của phụ nữ trong gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã minh quang huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 44)

đìn.

4.2.5.1. Quyền ra quyết định

Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định trong các hoạt động của hộ đƣợc thể hiện qua bảng 4.15 dƣới đây.

Bảng 4.8: Quyền ra quyết định của phụ nữ trong gia đình.

ĐVT:%

Công việc Hộ nghèo Hộ không nghèo

Nam Nữ Cả 2 Nam Nữ Cả 2

- Quản lý tài chắnh của gia đình 61,90 28,57 9,52 20,83 50,00 29,17

- Chi tiêu hàng ngày 14,28 47,62 38,09 16,47 54,17 29,17

- Mua sắm tài sản có giá trị 23,81 9,52 56,67 25,00 4,46 70,83

- Mua, bán, thuê, thế chấp đất 38,09 9,52 52,38 37,50 4,46 58,33

- Số lƣợng con cái - 14,28 87,71 - 4,46 95,83

- Định hƣớng nghề nghiệp cho con cái 87,71 9,52 4,67 - 4,46 95,83

- Xây dựng gia đình cho con cái 90,47 9,52 - - 4,46 95,83

- Đi làm thêm bên ngoài 71,42 19,04 9,52 63,25 16,47 20,83

- Đi vay mƣợn, đi gửi tiền tiết kiệm 47,62 9,52 42,65 4,46 8,33 87,50

- Tham gia các tổ chức xã hội 4,67 9,52 90,47 4,46 4,46 91,67

- Tham gia các hoạt động cộng đồng 9,52 61,91 28,57 8,33 4,46 87,50

- Đóng góp công quỹ 4,67 57,14 38,09 4,46 4,46 91,67

- Quan hệ với họ tộc 4,67 87,71 9,52 - 4,46 95,83

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra )

Hoạt động quản lý tài chắnh trong gia đình: Trong mỗi gia đình, quản lý tài chắnh là một hoạt động quan trọng trong đời sống hằng ngày của các hộ, tùy thuộc vào từng nhóm hộ và từng gia đình có một ngƣời trực tiếp thực hiện công việc này. Nhóm hộ nghèo (61,90%) do nam giới thực hiện và nhóm hộ thoát nghèo (50%) do nữ giới. Sở dĩ có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ này là bất bình đẳng giới trong nhóm hộ nghèo còn tồn tại lớn, quyền quyết định và tiếng nói của phụ nữ trong gia đình còn thấp, do đó họ ắt có quyền quản lý tài chình trong gia đình. Định hƣớng nghề nghiệp cho con cái và xây gia đình cho con cái đây là việcđịnh hƣớng cho tƣơng lai của con cái, hƣớng cho con

học ngành gì, học trƣờng nào, ra trƣờng làm công việc gìẦ Bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con, muốn con hạnh phúc. Nhóm hộ nghèo (87,71%) do ngƣời chồng đảm nhiệm, do ngƣời chồng thƣờng đi giao lƣu, họp xóm, họp thôn, bản nên nhận đƣợc sự góp ý của nhiều ngƣời, còn ngƣời vợ thƣờng xuyên đầu tắt mặt tối với công việc ruộng, vƣờn, cơm, nƣớc nên thời gian đi đây, đi đó không có do vậy không có khả năng định hƣớng cho con cái. Nhóm hộ thoát nghèo (95,83%) công việc này do cả hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc và đƣa ra quyết định để có sự lựa chọn tốt nhất cho con. Những hộ này có sự chăm lo cho con cái, mong muốn con mình có tƣơng lai tốt đẹp hơn. Ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp là chắnh, để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống hàng ngày, các hộ gia đình còn phải làm thêm một số công việc bên ngoài. Trong hai nhóm hộ điều tra công việc này chủ yếu do ngƣời chồng thực hiện, nhóm hộ nghèo (71,42%) và nhóm hộ thoát nghèo (63,25%) , ngƣời vợ ắt tham gia thực hiện. Ngƣời vợ là ngƣời làm tất cả các công việc trong gia đình, do vậy họ không có thời gian để tham gia các hoạt động làm thêm bên ngoài. Do nam giới là ngƣời thực hiện chắnh các công việc làm thêm bên ngoài do đó họ ắt có thời gian tham gia vào các công việc cộng đồng cũng nhƣ các các hoạt động quan hệ với anh em họ tộc, nhóm hộ nghèo (61,91% và 87,71%) do phụ nữ thực hiện, nhóm hộ thoát nghèo, phụ nữ đƣợc chia sẻ công việc nhiều hơn từ ngƣời chồng, do vậy (87,50% và 95,83%) do cả hai vợ chồng cùng thực hiện hai hoạt động này.

Xã hội ngày càng phát triển, bất bình đẳng giới ngày càng đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng tắch cực ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, quan niệm cũ vẫn còn tồn tại ắt nhiều trong mỗi gia đình hiện nay. Do đó ngƣời chồng không chỉ biết tạo ra thu nhập mà còn phải biết chăm sóc, chăm lo cho các thành viên trong gia đình. Ngƣời vợ cũng dần khẳng định đƣợc vị trắ, vai trò quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động của gia đình.

4.2.5.2. Khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực

Nắm đƣợc nhiều thông tin sẽ rất có lợi cho tất cả mọi ngƣời không chỉ riêng cho phụ nữ mà còn cho cả nam giới.Tuy nhiên sự tiếp cận thông tin của phụ nữ còn rất hạn chế.Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở đến bƣớc tiến của ngƣời phụ nữ trong phát triển sản xuất, tổ chức gia đình và tham gia hoạt động xã hội đó chắnh là tình trạng thiếu thông tin.

Bảng 4.9: Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ

ĐVT :%

Nguồn thông tin Hộ nghèo (n=21)

Hộ không nghèo (n=21)

Nam Nữ Cả 2 Nam Nữ Cả 2

Hội đoàn thể 76,19 14,28 9,52 - 8,33 91,67

Họ hàng, ngƣời thân quen 71,42 23,81 4,67 - 8,33 91,67

Từ chợ 4,67 57,14 38,09 - 25,00 75,00

Cán bộ khuyến nông 57,14 9,52 33,33 - 12,50 87,50

Xem tivi, đài, sách báo,

tạp chắ, bản tin 61,90 9,52 28,57 8,33 - 91,67

Chƣơng trình, dự án 87,71 9,52 85,71 - 4,46 95,83

Kinh nghiệm bản than 90,47 9,52 - - 4,46 95,83

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra )

Qua bảng số liệu trên ta thấy, với hai nhóm hộ khác nhau, khả tiếp cận thông thông tin của hai nhóm hộ này khác nhau

Nhóm hộ nghèo: Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin của phụ nữ trong nhóm hộ này rất thấp. Ngƣời tiếp cận thôn tin chủ yếu của nhóm hộ này là ngƣời chồng, còn ngƣời vợ ắt có thời thời gian dành cho việc tiếp cận thông tin. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể thấp (14,28%), nam giới (76,19%) , phụ nữ đƣợc tiếp cận với cán bộ khuyến nông, xem ti vi, đài, sách báo, tạp chắ, bản tin chƣơng trình dự án thấp (2,95%). Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do

công việc nội trợ, công việc chăm sóc gia đình, chồng con, công việc đồng áng, ruộng vƣờn đã chiếm hết quỹ thời gian vốn có một ngày của họ, thời gian dành để chăm sóc bản thân mình họ cũng không có, do vậy họ càng không có thời gian dành cho việc tiếp cận các nguồn thôn tin. Khi có thời gian rảnh rỗi họ lại cần phải dung nó để nghỉ ngơi. Do vậy trong nhóm đối tƣợng này khả năng tiếp tiếp cận thông tin của họ rất thấp.

Nhóm hộ thoát nghèo: Trái ngƣợc với nhóm hộ nghèo, trong nhóm hộ thoát nghèo, ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ nhận đƣợc sự chia sẻ và giúp đỡ từ chồng nhiều hơn nhóm phụ nữ hộ nghèo, do đó họ có nhiều thời gian rảnh hơn. Tỷ lệ cả vợ chồng cùng tham gia tiếp cận thông tin cao. Hoạt động tiếp cận hội đoàn thể, tiếp cận thông tin từ họ hàng, ngƣời than quen, xem tivi, đài, sách báo, tạp chắ, bản tin có tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đƣợc tiếp cận chiếm 91,67%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã minh quang huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)