Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán Maritime Bank. (Trang 28)

1.3.2.1 Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế

Thị trường chứng khoán được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Chính vì thế, mọi biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đều có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán. Đồng thời, thị trường cũng chịu ảnh hưởng mạnh của chu kỳ kinh tế trong nước và thế giới.

1.3.2.2 Tình hình chính trị - xã hội

Tình hình chính trị – xã hội ổn định luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà đầu tư trước khi ra quyết định có nên đầu tư hay không, đồng thơi, đây cũng là nền tảng cơ bản để thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững.

1.3.2.3 Các quy định pháp lý

Tùy theo các yêu cầu khác nhau của luật pháp mỗi quốc gia, CTCK sẽ có sự điều chỉnh đối với hoạt động tự doanh của mình. Ngoài ra, các quốc gia với môi trường pháp lý thông thoáng và hiệu quả luôn là điểm đến hấp dẫn của các công ty, tập đoàn tài chính đa quốc gia.

Từ ngày 15/09/2012, Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập công chứng khoán 100% vốn nước ngoài. Đây có thể coi là bước tiến quan trọng thúc đẩy thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng.

1.3.2.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Một TTCK phát triển với lượng hàng hóa phong phú sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội đầu tư cho các CTCK. Khi thị trường có nhiều loại chứng khoán của các công ty thuộc nhiều lĩnh vực thì cơ hội đầu tư của các công ty sẽ được mở rộng, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngược lại, một thị trường với một lượng hàng hóa ít ỏi sẽ dẫn đến tình trạng cung không đủ đáp ứng cầu sẽ gây ra những cơn sốt giá chứng khoán, sự đồng loạt tăng giá của các chứng khoán mà không có sự phân biệt giữa cổ phiếu tốt và xấu. Do đó, các CTCK cũng không tránh được tổn thất khi tham gia vào thị trường.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME

BANK

2.1 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK (MSBS)

2 .1.1 Quá trình hình thành và phát triển của MSBS

Công ty Cổ phần Chứng khoán Maritime Bank (“MSBS”) được thành lập theo Giấy phép điều chỉnh số 09/GPĐC-UBCK ngày 27-01-2011 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận đổi tên và bổ sung nghiệp vụ cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Standard (được thành lập và hoạt động theo giấy phép số 77/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 11/6/2008).

Với vốn điều lệ 300.000.000.000 đồng, MSBS được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ theo quy định:

• Môi giới chứng khoán; • Tự doanh chứng khoán;

• Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

• Tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính; • Lưu ký chứng khoán;

• Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân.

Bảng 1: Quy mô một số công ty chứng khoán tính đến 31/12/2013 (ĐTV: tỷ đồng)

Tên công ty Vốn điều lệ Tổng tài sản

CTCP CK Maritime Bank (MSBS) 300 1103 CTCP CK Thành phố Hồ Chi Minhh (HSC) 1273 3128 CTCP CK Sài Gòn (SSI) 3538 7705 CTCP CK Bảo Việt (BVS) 722 1792

CTCP CK Ngân hàng Quân đội (MBS)

1221 2650

CTCP CK SHB (SHBS) 150 570

(Nguồn: vietstock.vn)

Hình 1: Quy mô một số công ty chứng khoán tính đến 31/12/2013 (ĐTV: tỷ đồng)

MSBS có kế hoạch tăng vốn lên 500.000.000.000 đồng vào đầu năm 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh.

Trong năm 2011, MSBS chính thức hợp tác chiến lược với Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (“MSB”) đã tạo ra bước đột phá mới về thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường. Theo đó, MSB cam kết hỗ trợ MSBS trong các lĩnh vực như khách hàng, nguồn vốn, công nghệ thông tin, thương hiệu và kinh nghiệm quản lý điều hành.

Tổng giám đốc hiện nay của MSBS là ông Mạc Quang Huy, là một chuyên gia tài chính với trên 17 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính và ngân hàng đầu tư. Ông là thạc sỹ MBA tại trường Herriot Watt, UK (2006), hội viên của Hiệp hội Chứng khoán và Đầu tư Công chứng Anh Quốc (MCSI). Ông hiện là hội viên Hội Kế toán viên Công chứng Anh Quốc (ACCA) kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Cố vấn ACCA tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2014-2015).

2008

• Tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Standard (“SSJ”), SSJ thành lập giữa 2008 với Giấp phép hoạt động kinh doanh số 77/UBCK – GPHĐKD của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cấp ngày ngày 11/06/2008.

• Hai cổ đông sáng lập của SSJ là Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) với trên 30 công ty thành viên và Công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Anpha (Anpha Capital).

• Với số vốn ban đầu là 35 tỷ đồng, SSJ là công ty chứng khoán duy nhất đặt trụ sở tại TP. Vũng Tàu, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán.

• Bổ nhiệm Tổng Giám Đốc: Hà Thị Thanh Châu.

2009

• SSJ hoàn thành việc đầu tư công nghệ mới hiện đại, tiên tiến với nhiều dịch vụ gia tăng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

• Cùng với DIC Corp, SSJ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển khách hàng nhanh chóng tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

2010

• SSJ chính thức tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. • SSJ chào đón cổ đông mới là Công ty QLQ Tín Phát.

• UBCKNN chấp thuận bổ sung thêm nghiệp vụ Tự Doanh, Tư Vấn Tài Chính và Bảo Lãnh Phát Hành cho SSJ.

• Bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới: Ông Nguyễn Thế Minh.

2011

• SSJ chính thức ký hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (“MSB”).

• Tháng 3/2011, SSJ được UBCKNN chấp thuận đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Maritime Bank (“MSBS”). MSBS chuyển trụ sở chính từ Vũng Tàu ra Hà Nội và thành lập chi nhánh MSBS – Vũng Tàu. MSBS có trụ sở chính tại 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

2012

• Ra mắt dịch vụ quản lý sổ cổ đông chuyên nghiệp cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Maritime Bank.

• Trở thành đối tác của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước (“SCIC”) trong việc tư vấn thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

• Tháng 05/2012, bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới: Ông Lê Đình Ngọc. • Tháng 12/2012, MSBS nâng cấp và khai trương Sàn giao dịch mới

khang trang, hiện đại tại Tầng 1, Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

2013

• Tháng 03/2013, triển khai chương trình bán chéo với Ngân hàng MSB, thông qua các khách hàng của Ngân hàng MSB có thể đến các Trung Tâm Khách hàng Cá nhân của MSB để được tư vấn và mở tài khoản giao dịch chứng khoán với MSBS. Chương trình trước mắt được triển khai tại Hà Nội, TP HCM và Bình Dương.

• Tháng 04/2013, triển khai thành công phần mềm Core mới do một nhà cung cấp uy tín được kiểm nghiệm tại thị trường Việt Nam, ra mắt hệ thống giao dịch hiện đại kèm theo các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ chứng khoán hàng đầu.

• Tháng 05/2013, kết nối thành công Core của MSBS với Core Banking của Ngân hàng MSB, theo đó việc chuyển tiền hai chiều giữa tài khoản chứng khoán MSBS và tài khoản ngân hàng MSB được thực hiện theo thời gian thực (chỉ mất đúng một giây là người thụ hưởng nhận được tiền).

• Tháng 06/2013, triển khai thành công bảng giá trực tuyến MS-Quote dựa trên nền công nghệ đẩy dữ liệu hiện đại nhất. MS-Quote trở thành bảng giá "real time" có tốc độ chạy nhanh nhất thị trường.

• Tháng 07/2013, khai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại địa chỉ Tầng 7, Tòa nhà Maritime Bank Tower, 182-190 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

• Tháng 09/2013, hoàn thiện giai đoạn II của hệ thống phần mềm Core, theo đó cung cấp thêm nhiều tiện ích cho khách hàng như giao dịch trực tuyến qua di động (MS-Mobile), mở tài khoản trực tuyến (MS- Open), giao dịch trực tuyến tại nhà với phần mềm siêu tốc (MS-

• Tháng 10/2013, bắt đầu triển khai việc tách bạch hoàn toàn tài khoản nhà đầu tư bằng việc kết nối với 2 ngân hàng BIDV và ngân hàng MSB. Dự kiến việc kết nối sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2013, nhằm tạo sự an tâm tuyệt đối cho các nhà đầu tư, hướng tới các chuẩn mực giao dịch quốc tế.

• Tháng 11/2013, xây dựng đội ngũ Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư (IBD) tại TP HCM nhằm cung cấp các sản phẩm tư vấn tài chính có chất lượng cao cho các khách hàng doanh nghiệp và tạo hàng trên thị trường sơ cấp.

2.1.2 Sơ đồ bộ máy hoạt động.(Nguồn: MSBS) (Nguồn: MSBS)

Về nhân sự, tính đến ngày 31/12/2013, MSBS có 43 nhân viên (15 nhân viên đã có chứng chỉ hành nghề), trong đó, bộ phận tự doanh có 3 nhân viên. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn hiện nay, số lượng nhân viên của MSBS được đánh giá là hợp lý. Tuy nhiên, công ty cần lên kế hoạch tăng số lượng nhân viên, đặc biệt là nhân viên bộ phận tự doanh để phù hợp với sự phát triển của thị trường.

2.1.

3 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 201 1 -2013.

Bảng 2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng của công ty (ĐVT: tỷ đồng)

Tên chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010

Doanh thu thuần 122 148 200 12

Chi phí hoạt động kinh doanh 85 126 174 7

Lợi nhuận gộp 37 22 26 5

(Nguồn: MSBS)

Nhận xét chung: Doanh thu và lợi nhuận của MSBS đều có mức tăng trưởng cao, tuy nhiên không ổn định qua các năm.

Năm 2011, lợi nhuận gộp của công tăng hơn 5 lần (từ 5 tỷ dồng lên 26 tỷ đồng), đánh dấu bước đột phá trong hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2011 cũng là năm công ty chính thức hợp tác với Ngân hàng Maritime Bank (MSB).

Năm 2012, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều sụt giảm, doanh thu giảm từ 200 tỷ đồng xuống còn 148 tỷ, lợi nhuận giảm từ 26 tỷ đồng xuống

còn 22 tỷ. Năm 2012 được đánh giá là năm khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Năm 2013, dù doanh thu của công ty có giảm (từ 148 tỷ xuống 122 tỷ), tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại tăng mạnh (từ 22 tỷ đồng lên 37 tỷ đồng), điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cao.

Hình 2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng của công ty (ĐVT: tỷ đồng)

Hình 3: VNIndex trong giai đoạn 2010 – 2013 (Nguồn: hsx.vn)

Dù MSBS cung cấp các dịch vụ Môi giới, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính, Lưu ký chứng khoán, Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, nhưng doanh thu của công ty lại chủ yếu đến từ hoạt động Tự doanh và Doanh thu khác. Các hoạt động còn lại mang lại doanh thu không đáng kể. Đây là 1 nhược điểm mà MSBS cần khắc phục để công ty phát triển toàn diện, bền vững.

Bảng 3: Kết cấu doanh thu của MSBS 2011 – 2013 (ĐVT: tỷ đồng)

2013 2012 2011

Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán

122 148 200

- Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán 5 (4,1%) 5 (3,4%) 1 (0,5%) - Doanh thu hoạt động đầu tư

chứng khoán, góp vốn 61 (50%) 39 (26,4%) 36 (18%) - Doanh thu bảo lãnh phát hành,

đại lý phát hành chứng khoán

2 (1,6%)

- 1

(0,5%) - Doanh thu quản lý danh mục

đầu tư cho người uỷ thác đầu tư

-

- Doanh thu hoạt động tư vấn 2 (1,6%)

1 (0,7%)

3 (1,5%) - Doanh thu lưu ký chứng khoán 1

(0,7%)

-

- Doanh thu hoạt động ủy thác đấu giá

-

tài sản

- Doanh thu khác (doanh thu bán BĐS đầu tư, vật tư, công cụ, dụng cụ, lãi tền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá) 53 (42,7%) 102 (68,8%) 159 (79,5%) (Nguồn: MSBS)

Qua bảng trên, ta thấy công ty đã cố gắng giảm tỷ trọng doanh thu khác xuống và tăng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tự doanh, đồng thời, tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động môi giới thực tế năm 2012 và 2013 không hề tăng, vẫn giữ nguyên ở mức 5 tỷ đồng. Công ty cần có kế hoạch nâng cao doanh thu môi giới trong thời gian tới.

Doanh thu hoạt động Tự doanh tăng dần qua các năm. Năm 2011, doanh thu hoạt động tự doanh là 36 tỷ đồng, chiếm 18% tổng doanh thu. Năm 2012, doanh thu hoạt động tự doanh là 39 tỷ đồng, chiếm 26,4% tổng doanh thu. Năm 2013, doanh thu hoạt động tự doanh là 61 tỷ đồng, chiếm 50% tổng doanh thu. Ta có thể thấy hoạt động tự doanh mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.

2.1.4 Tình hình an toàn tài chính của công ty năm 2013

Bảng 4: Các chỉ tiêu an toàn tài chính của MSBS tính đến 31/12/2013 STT Các chỉ tiêu Giá trị rủi ro/Vốn khả dụng

1 Tổng giá trị rủi ro thị trường 92,932,897,485 2 Tổng giá trị rủi ro thanh toán 28,706,680,771 3 Tổng giá trị rủi ro hoạt động 60,000,000,000 4 Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) 181,639,578,256

5 Vốn khả dụng 363,948,686,081

6

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng

(6=5/4) 200%

(Nguồn: MSBS)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK

2.2.1 Hoạt động tự doanh cổ phiếu

Bảng 5: Tình hình tự doanh cổ phiếu của công ty năm 2013

Loại CK

Số dư đầu năm

Tổng mua trong năm

Tổng bán

trong năm Dư cuối năm KL (nghìn) GT (tỷ đồng) KL (nghìn) GT (tỷ đồng) KL (nghìn) GT (tỷ đồng) KL (nghìn) GT (tỷ đồng) CK niêm yết 16.538 201 12.273 176 14.329 200 14.481 177 1. Cổ phiếu 16.538 201 12.273 176 14.329 200 14.481 177 2. Trái phiếu 0 0 0 0 0 0 0 0 3. CCQ 0 0 0 0 0 0 0 0 4. CK khác 0 0 0 0 0 0 0 0 CK chưa niêm yết 14.22 118 11.075 71 7.623 56 17.672 133 1. Cổ

2. Trái phiếu 0 0 0 0 0 0 0 0 3. CCQ 0 0 0 0 0 0 0 0 4. CK khác 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 30.758 319 23.348 247 21.952 256 32.153 310

Tổng giá trị cổ phiếu của công ty năm 2013 là 310 tỷ đồng, lớn hơn vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng, điều này cho thấy vốn vay đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tự doanh chứng khoán của MSBS. Mặt khác, tổng giá trị cổ phiếu cuối năm của MSBS là 310 tỷ đồng, thấp hơn giá trị cổ phiếu cuối năm là 319 tỷ đồng.

Trong năm 2013, giá trị cổ phiếu niêm yết công ty nắm giữ vào cuối năm là 177 tỷ đồng, giảm 24 tỷ đồng so với giá trị cổ phiếu niêm yết đầu năm là 201 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu chưa niêm yết công ty nắm giữ vào cuối năm là 133 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng so với giá trị cổ phiếu chưa niêm yết đầu năm là 118 tỷ đồng.

Vậy doanh thu 61 tỷ đồng của hoạt động Tự doanh không đến từ việc mua cổ phiếu để hưởng chênh lệch giá mà đến từ hoạt động góp vốn và các khoản cổ tức mà công ty được hưởng.

2.2.2 Hoạt động tự doanh trái phiếu

Công ty không thực hiện hoạt động tự doanh trái phiếu.

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK

Từ các số liệu trên, tôi đánh giá hoạt động Tự doanh chứng khoán của MSBS là chưa hiệu quả. Công ty mới chỉ tập trung vào tự doanh cổ phiếu, nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận từ hoạt động hưởng chênh lệch giá khi

mua cổ phiếu. Doanh thu của hoạt động tự doanh đến từ cổ tức và hoạt động đầu tư góp vốn của công ty.

Theo tôi, có 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng này:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán Maritime Bank. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w