Tình hình an toàn tài chính của công ty năm 2013

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán Maritime Bank. (Trang 42)

Bảng 4: Các chỉ tiêu an toàn tài chính của MSBS tính đến 31/12/2013 STT Các chỉ tiêu Giá trị rủi ro/Vốn khả dụng

1 Tổng giá trị rủi ro thị trường 92,932,897,485 2 Tổng giá trị rủi ro thanh toán 28,706,680,771 3 Tổng giá trị rủi ro hoạt động 60,000,000,000 4 Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) 181,639,578,256

5 Vốn khả dụng 363,948,686,081

6

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng

(6=5/4) 200%

(Nguồn: MSBS)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK

2.2.1 Hoạt động tự doanh cổ phiếu

Bảng 5: Tình hình tự doanh cổ phiếu của công ty năm 2013

Loại CK

Số dư đầu năm

Tổng mua trong năm

Tổng bán

trong năm Dư cuối năm KL (nghìn) GT (tỷ đồng) KL (nghìn) GT (tỷ đồng) KL (nghìn) GT (tỷ đồng) KL (nghìn) GT (tỷ đồng) CK niêm yết 16.538 201 12.273 176 14.329 200 14.481 177 1. Cổ phiếu 16.538 201 12.273 176 14.329 200 14.481 177 2. Trái phiếu 0 0 0 0 0 0 0 0 3. CCQ 0 0 0 0 0 0 0 0 4. CK khác 0 0 0 0 0 0 0 0 CK chưa niêm yết 14.22 118 11.075 71 7.623 56 17.672 133 1. Cổ

2. Trái phiếu 0 0 0 0 0 0 0 0 3. CCQ 0 0 0 0 0 0 0 0 4. CK khác 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 30.758 319 23.348 247 21.952 256 32.153 310

Tổng giá trị cổ phiếu của công ty năm 2013 là 310 tỷ đồng, lớn hơn vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng, điều này cho thấy vốn vay đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tự doanh chứng khoán của MSBS. Mặt khác, tổng giá trị cổ phiếu cuối năm của MSBS là 310 tỷ đồng, thấp hơn giá trị cổ phiếu cuối năm là 319 tỷ đồng.

Trong năm 2013, giá trị cổ phiếu niêm yết công ty nắm giữ vào cuối năm là 177 tỷ đồng, giảm 24 tỷ đồng so với giá trị cổ phiếu niêm yết đầu năm là 201 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu chưa niêm yết công ty nắm giữ vào cuối năm là 133 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng so với giá trị cổ phiếu chưa niêm yết đầu năm là 118 tỷ đồng.

Vậy doanh thu 61 tỷ đồng của hoạt động Tự doanh không đến từ việc mua cổ phiếu để hưởng chênh lệch giá mà đến từ hoạt động góp vốn và các khoản cổ tức mà công ty được hưởng.

2.2.2 Hoạt động tự doanh trái phiếu

Công ty không thực hiện hoạt động tự doanh trái phiếu.

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK

Từ các số liệu trên, tôi đánh giá hoạt động Tự doanh chứng khoán của MSBS là chưa hiệu quả. Công ty mới chỉ tập trung vào tự doanh cổ phiếu, nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận từ hoạt động hưởng chênh lệch giá khi

mua cổ phiếu. Doanh thu của hoạt động tự doanh đến từ cổ tức và hoạt động đầu tư góp vốn của công ty.

Theo tôi, có 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng này:

- Vốn điều lệ của công ty còn ít: Với số vốn 300 tỷ đồng, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô đầu tư cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

- Thiếu nhân lực: Do số lượng nhân viên bộ phận tự doanh chỉ có 3 người, công ty không có đủ nhân lực để thực hiện nhiều hoạt động như Repo chứng khoán, Phân tích và đầu tư trái phiếu,…

Để giải quyết tình trạng này, MSBS cần lên kế hoạch tăng vốn trong tương lai, tăng thêm số lượng nhân viên bộ phận tự doanh, đồng thời tiến hành các nghiên cứu, phân tích nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, không chỉ đầu tư vào cổ phiếu mà còn đầu tư vào trái phiếu – loại chứng khoán mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK

3.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và của MSBS

3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 Căn cứ theo Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, đến năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam phải thực hiện được 5 mục tiêu sau:

Thứ nhất, tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng

khoán, trong đó phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán bằng các hình thức:

Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có 1 Sở giao dịch chứng khoán và từng bước cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường.

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán; từng bước kết nối với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong khu vực Asean.

Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và

tăng quy mô, tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.

Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực

thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.

Thứ năm, tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế

giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa Ủy ban Chứng khoán các nước trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO).

Bên cạnh đó, ngày 11/03/2014, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 366/QĐ-Ttg về “Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam”. Theo đó, từ năm 2016, thị trường chứng khoán phái sinh sẽ được vận hành tại Việt Nam với các sản phẩm trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu. Từ sau năm 2020, Ủy ban chứng khoán nhà nước và Bộ Tài chính có trách nhiệm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch.

3.1.2 Định hướng phát triển của MSBS

3.1.2.1 Tăng thêm vốn hoạt động

Trong giai đoạn hiện nay, có tiềm lực tài chính mạnh, đặc biệt là nguồn vốn hoạt động lớn là một trong những yếu tố quyết định mang lại thành công cho công ty chứng khoán. Với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng hiện nay, công ty MSBS sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng quy mô đầu tư. Công ty đã có kế hoạch tăng vốn lên 500 tỷ đồng trong năm 2015.

3.1.2.2 Tăng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới và tự doanh, giảm tỷ trọng doanh thu khác

Một công ty chứng khoán muốn phát triển bền vững thì doanh thu từ hoạt động môi giới và hoạt động tự doanh phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán. Từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng doanh thu khác của MSBS luôn ở mức cao (năm 2011: 79,5%; năm 2012: 68,8%: năm 2013: 42,7%;), mặt khác doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu (năm 2011: 0,5%; năm 2012: 3,4%; năm 2013: 4,1%). Công ty cần tăng cường đầu tư cho hoạt động môi giới nhằm tăng doanh thu và mở rộng đối tượng khách hàng. Đối tượng khách hàng MSBS đang nhắm tới hiện nay là khách hàng cá nhân.

Công ty đã đặt mục tiêu trở thành 1 trong 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất Việt Nam vào năm 2015.

3.1.2.3 Tăng số lượng nhân viên bộ phận Tự doanh

Với 3 nhận viên của phòng Tự doanh hiện nay, công ty sẽ gặp khó khăn về nhân lực khi thực hiện thêm các hoạt động như tự doanh trái phiếu, Repo và Rerepo chứng khoán, hoạt động tạo lập thị trường,… Công ty cần lên kế

hoạch tăng số lượng nhân viên Tự doanh đồng thời tiếp tục bồi dưỡng những cán bộ hiện tại để theo kịp sự phát triển của thị trường.

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MARITIME BANK

3.2.1 Tăng nguồn vốn kinh doanh

Hiện tại nguồn vốn điều lệ và nguồn vốn kinh doanh mà MSBS dành cho hoạt động tự doanh còn nhỏ trong khi hoạt động này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và linh hoạt. Công ty có thể huy động thêm vốn cho hoạt động này bằng các biện pháp như có thể tiến hành xin sự hỗ trợ giúp đỡ từ ngân hàng Maritime (tuy nhiên hoạt động này sẽ chịu sự giám sát rất chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước), hoặc từ nguồn lợi nhuận của những năm trước để tiến hành tái đầu tư. Mặt khác, công ty có thể xem xét đến việc phát hành thêm cổ phiếu và niêm yết trên Sàn chứng khoán (hoạt động này có thể mang lại nguồn vốn lớn nhưng đồng thời cũng kèm theo những rủi ro về quyền kiểm soát công ty nên cần được bàn bạc và phân tích kỹ trước khi thực hiện)

Ngoài việc đầu tư chứng khoán, công ty có thể nhận nguồn vốn ủy thác từ nhà đầu tư và dùng nguồn vốn đó để kinh doanh chứng khoán. Việc này vừa giúp các nhà đầu tư kiếm thêm lợi nhuận vừa giúp công ty có thêm nguồn thu không phải là nhỏ.

3.2.2 Phát triển hoạt động phân tích, tăng cường hợp tác với Trung tâm nghiên cứuThị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển và ngày càng chuyên Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển và ngày càng chuyên nghiệp hơn, dần trở thành “phong vũ biểu của nền kinh tế”. Trong bối cảnh đó, chỉ những cổ phiếu của các công ty có kết quả kinh doanh tốt, nhiều tiềm năng mới có cơ hội tăng giá trên thị trường. Bộ phận tự doanh cần tăng cường

cho công ty. Công việc đòi hỏi chuyên môn cao và sự kiên trì, nghiêm túc trong công việc của bộ phận Tự doanh.

Trung tâm nghiên cứu là một bộ phận rất quan trọng của công ty MSBS. Đây là nơi tập trung những nhân viên giỏi và rất giàu kiến thức, kinh nghiệm đầu tư và phân tích chứng khoán. Phòng tự doanh cần tăng cường hợp tác với Trung tâm nghiên cứu để tìm ra những cổ phiếu thích hợp với chiến lược đầu tư của công ty và xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với tình hình thị trường. Hợp tác với Trung tâm nghiên cứu sẽ giúp bộ phân Tự doanh giảm bớt áp lực công việc đồng thời kết quả phân tích thị trường và phân tích cổ phiếu cũng chính xá hơn

3.2.3 Hoàn thiện chiến lược đầu tư, quy trình đầu tư

Xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý không những mang lại hiệu quả lớn nhất trong hoạt động mà còn bảo đảm tính an toàn và tăng nguồn vốn cho công ty. Việc tăng vốn sẽ góp phần vào sự lớn mạnh và khả năng chiếm lĩnh được nhiều thị phần của công ty trên thị trường.

Hiện nay, do số vốn của công ty còn ít (300 tỷ đồng), chính sách quản lý danh mục đầu tư của MSBS còn thận trọng, loại hình đầu tư chỉ tập trung nhằm kinh doanh chênh lệch giá và hưởng cổ tức. Chính điều đó đã làm hạn chế khả năng sinh lời trong hoạt động đầu tư của công ty. Trong thời gian tới khi TTCK phát triển với lượng hàng hóa dồi dào, các công cụ phái sinh được áp dụng phổ biến, bên cạnh hoạt động kinh doanh chênh lệch giá thì MSBS cần mở rộng thêm các loại hình đầu tư. Loại hình phù hợp mà MSBS có thể nghiên cứu và triển khai là hoạt động tạo lập thị trường đối với một số công ty cổ phần mà MSBS thực hiện tư vấn cổ phần hóa (bộ phận tự doanh có thể nghiên cứu và phối hợp với bộ phận Ngân hàng đầu tư để triển khai hoạt động

này). Ngoài ra, công ty có thể cung cấp thêm dịch vụ Mua bán kỳ hạn chứng khoán (repo chứng khoán).

3.2.4 Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân lực

Để hoạt động tự doanh ngày càng phát triển đòi hỏi phải có một lực lượng cán bộ với kiến thức vững vàng về chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, trong chính sách phát triển của công ty nói chung và hoạt động tự doanh nói riêng, việc đưa ra một chính sách thu hút và sử dụng nhân tài phải được đặt lên hàng đầu.

Để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên tự doanh, trong thời gian tới MSBS có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái giúp các nhân viên phát huy được hết khả năng của mình với chế độ đãi ngộ, khen thưởng thích hợp. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho nhân viên, thúc đẩy họ làm việc hết sức mình và luôn cống hiến vì lợi ích và sự phát triển của công ty.

- Thiết lập các chính sách nguồn nhân lực, quy trình tuyển dụng, quy chế tổ chức nhân sự, thiết lập hệ thống mô tả công việc, hệ thống đánh giá và hệ thống lương thưởng, chế độ đãi ngộ.

- Phối hợp với các trung tâm mở các lớp huấn luyện để nâng cao trình độ cho nhân viên công ty, cử các cán bộ đi học các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong và ngoài nước.

- Hiện nay số lượng nhân viên của phòng Tự doanh là 3 nhân viên, công ty cần lên kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên để phù hợp với chiến

ty cũng nên xem xét đến việc tuyển dụng các sinh viên xuất sắc mới ra trường, các thủ khoa tốt nghiệp để hình thành đội ngũ kế cận và không để mất nhân tài cho các đối thủ kinh doanh.

3.2.5 Xây dựng và đổi mới Công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phần mềm chuyên dụng là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tự doanh, đặc biệt trong hoạt động phân tích, báo cáo, giao dịch. Trong năm 2013, MSBS đã chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, triển khai thành công phần mềm Core mới do một nhà cung cấp uy tín được kiểm nghiệm tại thị trường Việt Nam, ra mắt hệ thống giao dịch hiện đại kèm theo các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ chứng khoán hàng đầu. Bên cạnh đó, bảng giá trự tuyến MS-Quote do công ty cung cấp có tốc độ nhanh nhất thị trường hiện nay. Trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục chú trọng đầu tư vào hệ thống phần mềm chuyên dụng và các phầm mềm bảo mật để bảo đảm hiệu quả và bí mật của hoạt động tự doanh.

KẾT LUẬN

Hoạt động tự doanh của CTCK là hoạt động hết sức quan trọng và phức tạp, mang lại nhiều lợi nhuận cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để thực hiện nghiệp vụ này thành công, ngoài đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhậy với những biến động của thị trường, CTCK còn

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán Maritime Bank. (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w