Thực trạng kinh tế

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại xã trực đại, huyện trực ninh, tỉnh nam định hiện trạng và giải pháp (84 trang) (Trang 29)

- Kinh tế: Trực Đại là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu, có 2.442 lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 17,7% dân số, chủ yếu là trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi tuy phát triển nhưng chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ, số gia trại, trang trại chưa nhiều. Ngành nghề nông thôn có: nghề mộc, may mặc, xây dựng dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản… nhìn chung ngành nghề phát triển, tỷ trọng khá tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ, phân tán.

- Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 304.369 triệu đồng trong đó: Nông nghiệp thủy sản: 111.318 triệu đồng (36,57%)

Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 88.711 triệu đồng (29,15%) Dịch vụ: 104.340 triệu đồng (34,28%)

Thu nhập bình quân là 12,67 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo là 11,6%

3.3. Thuận lợi và khó khăn của xã trong phát triển kinh tế xã

3.3.1. Thuận lợi

Trực Đại là xã có quy mô dân số, lao động, đất đai trung bình của huyện Trực Ninh. Xã có đường tỉnh lộ 56 chạy qua rất thuận lợi cho phát triển thương mại, và dịch vụ. Xã có nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển. (nghề may, mộc…)

Trong những năm qua Đảng bộ chính quyền và nhân dân trong xã đã nỗ lực phấn đấu , từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đã có chuyển biến tich cực, cơ sở hạ tầng nông thôn bước đầu được đầu tư, đặc biệt là giao thông, thôn xóm đạt tỷ lệ rất cao, các trường học cơ bản tốt và các thôn

đều có nhà văn hóa,…

Điều kiện nhà ở, điện nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời sống được cải thiện rõ rệt. An ninh chính trị, trật tự xã hội của nhân dân được đảm bảo. Đảng bộ chính quyền đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ, là xã trung bình khá của huyện Trực Ninh.

3.3.2. Khó khăn

- Thứ nhất, ruộng đồng chưa được khai thác phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả cao nhất. Đất đai vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, chưa tập trung. Một gia đình có một mẫu ruộng thì thường bị chia nhỏ ra làm mấy nơi khác nhau, gây khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch…

- Thứ hai, hoạt động chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. Mới từng bước đầu một số hộ phát triển theo quy mô tập trung vừa và khá, nhưng chưa có quy hoạch, khu chăn nuôi tập trung nằm xa khu dân cư nên năng suất chăn nuôi thấp. Chăn nuôi chưa theo hướng công nghiệp, vẫn giữ tập quán chăn nuôi ngày xưa, tốn nhiều thời gian và chi phí để có 1 sản phẩm đầu ra. Giống lợn, bò còn là giống của địa phương chưa phát triển theo hương hiện đại hóa, chưa đưa được giống có năng suất, chất lượng cao vào trong chăn nuôi.

- Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm dẫn đến đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Thứ tư, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật xây dựng chưa có quy hoạch, nhiều công trình chưa được đầu tư, hoặc đầu tư chưa đồng bộ gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và điều kiện sản xuất sinh hoạt của người dân.

- Thứ năm, nhiều tiêu chí nông thôn mới chưa đạt hoặc đạt ở mức thấp.

Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới tại xã trực đại, huyện trực ninh, tỉnh nam định hiện trạng và giải pháp (84 trang) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w