V Hệ thống chính trị
4.3. Một số tác động của mô hình nông thôn mới tại xãTrực Đạ
Về kinh tế
Sau khi áp dụng xây dựng mô hình nông thôn mới, kinh tế xã có những thay đổi đáng kể. Tổng giá trị kinh tế của xã sau 4 năm áp dụng xây dựng mô hình nông thôn mới tăng mạnh, năm 2014 tăng 19 % so với năm 2013; cụ thể tổng giá trị sản xuất năm 2013 là 304.369 triệu đồng đã tăng lên 362.199 triệu đồng.
Thu nhập bình quân/người/năm cũng có xu hướng tăng đáng kể với tốc độ tăng trưởng 16% trong đó thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 12,67 triệu đồng đến cuối năm 2014 đã tăng lên mức 14,7 triệu
đồng. lương thực bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng lên với tốc độ 17%. Qua những so sánh trên ta thấy việc xây dựng mô hình nông thôn mới rất phù hợp với sự phát triển của xã Trực Đại và nhiều nơi khác có điều kiện tương đương.
Bảng 4.10 Tác động của mô hình nông thôn mới đến phát triển kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị tính Hiện trạng 2013 Thực hiện 2014 So sánh 2014/2013 Tổng giá trị sản xuất Triệu 304.369 362.199 19% Thu nhập BQ/người/năm Triệu 12,67 14,7 16%
Lương thực BQ/người /năm kg 512 614 17%
Nguồn: Ban thống kê xã
Tác động đến sản xuất nông nghiệp
Xã Trực Đại cơ bản là một xã thuần nông nên sản xuất chủ yếu của xã vấn là trồng lúa nước, thu nhập chủ yếu từ cây lúa. Kể từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước đời sống người dân đã từng bước cải thiện rõ rệt. Bà con nông dân đã chủ động đổi mới tư duy kết hợp sự phổ biến kiến thức mới về khoa học kĩ thuật của cán bộ khuyến nông nên mạnh dạn chuyển dổi mô hình sản xuất và kết quả thu được khá cao. Xã có hơn 480 ha trồng lúa, và khoảng 80 ha trồng cây cảnh và hoa.
Trong việc đưa giống mới vào sản xuất, một phần có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhưng chủ yếu vẫn là sự nỗ lực và tinh thần học hỏi vươn lên làm giàu, vượt khó của người dân địa phương. Với tinh thần làm giàu trên mảnh đất quê hương nhiều người dân đã mạnh dạn vay vốn và học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học để thay đổi mô hình sản xuất. Kết quả thu được từ giống lúa mới cũng khá cao từ 2,3-3 tạ/ sào. Mô hình chăn nuôi với công nghệ mới, sạch sẽ, thông thoáng đã mang lại lợi nhuận lớn
cho một số hộ dân làm trang trại.
Ông Phạm Văn Mùi, 52 tuổi, người dân xóm Trung Khuân, xã Trực Đại xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tiến tiến chia sẻ: “ Tôi rất biết ơn sự quan tâm của Nhà nước đã hỗ trợ vốn cho gia đình chúng tôi xây dựng trang trại chăn nuôi. Thu nhập của gia đình tôi tăng nhanh, hiện nay đã có của ăn của để, con cái được học hành đẩy đủ. Cuộc sống ấm no, sung túc hơn.” Như vậy mô hình nông thôn mới đã mang lại cho bà
con nông dân một cuộc sống tốt hơn với những cây trồng vật nuôi có giá trị và năng suất cao hơn.
Tác động đến thu nhập người dân.
Mô hình nông thôn mới tại xã Trực Đại đã phát huy được tác động tích cực rất lớn. Nó tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp tạo nên sự đa dạng trong thu nhập của người dân địa phương.
Qua khảo sát điều tra người dân tại các thôn trong xã cho thấy: mọi người dân trong xã đều kết luận là việc áp dụng mô hình NTM trong xã đã nâng cao thu nhập của người dân trong những năm gần đây.
Như trước đây ngoài trồng lúa, người dân không có thêm khảon thu nhập nào, nhưng kể từ khi chủ trương của Nhà nước được áp dụng đã có thêm các khoản thu nhập riêng, như trồng cây thêm vụ, mô hình VAC, cụm công nghiệp, hay trồng hoa màu cây cảnh… nhiều hộ nông dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng/ năm với mô hình chăn nuôi trang trại với động vật có giá trị kinh tế cao.
Anh Nguyễn Văn Hiệp, 28 tuổi, chủ xưởng may mặc Linh Hiệp chia sẻ: “ Xưởng may của tôi có gần 40 nhân viên, tạo công ăn
việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân tại địa phương. Tôi rất biết ơn chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển ngành nghề tại địa phương. Đây thực sự là bước tiến lớn cho sự phát triển kinh tế ở nông thôn”.
Như vậy sự hỗ trợ về vốn và khoa học công nghệ đã giúp tăng thu nhập cho rất nhiều người dân với những việc làm tăng thu nhập. không chỉ những tên tuổi được nêu ra tạo thêm việc làm cho nông dân mà còn rất nhiều xưởng, nhà máy hay trang trại khác đang hàng ngày tạo công ăn việc làm cho bà con, như xưởng mộc, nghề thủ công…
Về xã hội:
Cùng với những tác động về mặt kinh tế thì mô hình nông thôn mới còn tạo ra tác động to lớn về mặt xã hội. Đó là sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi. Hiện nay, cơ sở hạ tầng xã Trực Đại đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo cho sự sản xuất và đời sống nhân dân. Đường làng ngõ xóm được cải thiện, nâng cấp, bê tông hóa giúp việc di chuyển, vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. Cứng hóa mương giúp bà con thuận lợi trong việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng.
Gần đây đời sống người dân đã được nâng cao, và họ bắt đầu quan tâm hơn đến việc giải trí, thể thao, văn hóa nghệ thuật. Chính vì vậy àm các nhà văn hóa, trung tâm thể thao của xã, xóm được cải thiện, xây dựng khá nhiều.
Về môi trường:
Hiện nay vấn đề môi trường nông thôn đang được đặc biệt quan tâm, cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng kèm theo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng.
Trước kia ý thức bảo vệ môi trường xanh xung quanh, tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường gây ra vẫn chưa được chú ý. Một số hộ dân đổ rác còn không đúng nơi quy định, ý thức bảo vệ đường làng ngõ xóm của người dân chưa cao, rác thải vứt bừa bãi ra đường đi, hệ thống cống thoát nước và xử lý chất thải chưa được quan tâm. Nước thải tại cụm công nghiệp làng nghề vẫn chưa được xử lý, còn để chất thải tràn
vào ruộng canh tác của người dân, ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng.
Kể từ khi chủ trương nông thôn mới được đưa vào thực hiện phần nào đã giải quyết được vấn đề trên. Dưới sự chỉ đạo từ xã đến thôn, quan tâm đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, quy định điểm đổ rác. Toàn xã thành lập 22 tổ thu gom rác thải đang hoạt động có hiệu quả nên đường làng, ngõ xóm luôn được sạch sẽ, khang trang. Tuy nhiên hiện nay tình trạng một số tuyến đường làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, không đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường ở các thôn. Xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên, ban quản lý cụm công nghiệp tổ chức lập biên bản, cưỡng chế xử lý những công ty, doang nghiệp thải rác công nghiệp và nước thải không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất nông nghiệp.
Sau hoạt động bê tông hóa đường làng các thôn, kèm theo hệ thống cống rãnh thoát nước được cải tạo góp phần giữ vệ sinh thôn xóm. Năm 2013 toàn xã đã mua 20 xe chở rác với chi phí 60 triệu đồng đã xử lý được phần lớn lượng rác thải sinh hoạt trong xã.
Chia sẻ của bà Phạm Thị Dung, 58 tuổi, người dân xóm Khuân Đông về môi trường làng xóm: “ Tôi nghĩ việc tu sửa đường làng ngõ
xóm là rất phù hợp và cần thiết. Vừa giúp bà con làm ăn thuận tiện, vừa giúp môi trường trong xóm xanh, sạch. Tôi rất hài lòng với chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Các hoạt động được người dân hưởng ứng rất nhiệt tình và cả sức người và của cải, gớp phần giữ vệ sinh môi trường, tạo vẻ đẹp cho cảnh quan thôn, xóm. Khi điều tra các hộ nông dân về tác động của chủ trương xây dựng nông thôn mới đến môi trường, 100% hộ nông dân đều đồng quan điểm kết luận: “ mô hình nông thôn mới đã làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và làm xóm làng đẹp hơn”. Tính tự lập của cộng đồng dân cư:
Người dân có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động phát triển ở nông thôn. Sự phát triển của mỗi cá nhân có tác động to lớn đến sự phát triển chung của cộng đồng. Vì vậy mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức và phát huy tính tự lập của bản thân. Mô hình nông thôn mới đã tiếp cận theo hướng từ dưới lên. Vì vậy đã tạo nên cơ chế dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra. Nhà nước và các tổ chức khác có nhiệm vụ hỗ trợ vốn, kỹ thuật và tạo điều kiện cho họ thực hiện.
Qua điều tra cho thấy 100% hộ dân đều tham gia đóng góp tiền và công sức vào các hoạt động chung của xóm thôn. Phần lớn các hộ dân trực tiếp tham gia lao động trong các hoạt động. Chứng tỏ công sức người dân là rất quan trọng trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới. Tính tự lập của người dân đã phát huy tong tất cả các hoạt động, điều này tạo nên sự phát triển bền vững của mô hình nông thôn mới với xã Trực Đại.
4.4. Phân tích cơ hội và thách thức trong công tác xây dựng nông thôn mới xã Trực Đại
Sử dụng công cụ phân tích SWOT để thu thập thông tin từ đó rút ra những yếu tố thuận lợi và cản trở nhằm thực hiện tốt chủ trương xây dựng nông thôn mới tại xã. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.11.
4.5 Định hướng nâng cao hiệu quả mô hình nông thôn mới tại xã
Nâng cao vai trò người dân trong mô hình xây dựng nông thôn mới theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân hưởng ứng nhiệt
tình trong việc tham gia chương trình.
Phát triển con người, xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, trình độ KHKT người dân.
Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của nông dân.
Phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng cả yêu cầu về chất lượng và số lượng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày càng tốt hơn.
Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, công tác môi trường nâng cao. Đẩy mạnh tuyên truyền cải thiện thói quen sử dụng, xử lý nước và giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. đồi với các làng nghề triển khai các đề án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện quy hoạch khu cọm công nghiệp tách ra khỏi khu dân cư…cài thiện vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Xã Trực Đại cần triển khai tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của xây dựng mô hình nông thôn mới. Nhằm xây dựng xã giàu mạnh, văn minh góp phần xây dựng đất nước phát triển.
Bảng 4.11 Bộ công cụ SWOT phân tích cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới
Nội dung
O – Cơ hội
- Người dân chưa nhận thấy vai trò của mình.
- Người dân chưa quen với việc làm chủ trong cộng đồng.
T – Thách thức
- Năng lực của các tổ chức hội và đoàn thể trong quản lý kinh tế còn thấp. - Trình độ người dân còn hạn chế. - Nhận thức về tầm quan trọng của NTM còn thấp.
- Thiếu đội ngũ có năng lực cao xây dựng mô hình NTM.
S - Mặt mạnh - Dân biết
O-S
- Giúp người dân nhận thấy vai trò của mình và quyền lợi được hưởng.
- Giúp họ nhận thức quyền làm chủ
T-S
- Người dân kết hợp cùng tổ chức và đoàn thể trong quá trình thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế.
- Dân làm - Dân bàn
- Dân kiểm tra - Dân hưởng lợi W – Mặt yếu
- Đóng góp tiền của người dân còn hạn chế.
- Người dân ít quan tâm đến vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và quyết toán các công trình.
O-W
- Giúp người dân có cơ hội đưa ra quyết định của họ trong các hoạt động. - Giúp người dân hiểu được vai trò của mình trong các hoạt động.
T-W
- Nâng cao năng lựu các tổ chức đoàn thể
- khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động của thôn, từ khâu lập kế hoạch đến giám sát.
4.6. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nông thôn mới tại xã