V Hệ thống chính trị
4.6.4. Giải pháp về công tác quản lý
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ và các tổ chức cơ sở Đảng, thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố quyết định, đảm bảo thực hiện thành công định hướng và mục tiêu của quy hoạch.
Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong tuyền truyền, vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp: Kiện toàn, củng cố hệ thống chính quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của các tổ chức chính trị xã hội. Thường xuyên bổ xung, điều chỉnh, chuẩn hóa các văn bản pháp quy. Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “1 cửa”. Để cung cấp dịch vụ hành chính công ngày 1 tốt hơn cho nhân dân. Triệt để loại bỏ tệ nạn cửa
quyền, sách nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong bộ máy quản lý của xã và các tổ chức kinh tế - xã hội của nhà nước. Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện bộ máy, thi hành nghiêm luật công chức, tăng cường bồi dương, đào tạo đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước cấp thành phố và cấp xã để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Kiên quyết phòng và chống tham nhũng trên tất cả các phương diện, các địa bàn và lĩnh vực.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tại địa phương tôi nhận thấy xã Trực Đại đã triển khai khá tốt hoạt động xây dựng nông thôn mới. Kết quả khả quan như về ruộng đất hầu hết đã được thực hiện quy hoạch dồn điền đổi thửa giúp người nông dân địa phương thuận lợi hơn trong việc sản xuất nông nghiệp. Hay về giao thông phần lớn đường trục đã được nâng cấp cải thiện với chất lượng tốt đảm bảo cho sự di chuyển, vận tải của người dân địa phương. Các hoạt động về an ninh xã hội, công tác quản lý, quy hoạch tại địa phương đều đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới của Nghị quyết. Mô hình nông thôn mới được áp dụng tại địa phương đã mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân như về giáo dục đã xây được nhiều phòng học mới, thiết bị, chức năng học tập đầy đủ phục vụ con em địa phương. Điện, đường được cải thiện rõ rệt, 100% các hộ dân được sử dụng điện đầy đủ. Văn hóa xã hội cũng được chú ý hơn tại hầu hết các xóm đã được xây mới và mở rộng nhà văn hóa, tạo khu vui chơi, giao lưu cho mọi người. Nhìn chung xã đã thực hiện tốt công tác quản lý thực hiện mô hình nông thôn mới. Để kinh tế xã Trực Đại ngày càng phát triển hơn nữa, cuộc sống người dân nâng cao bên cạnh phát huy những mặt tốt của công tác cần khắc phục hạn chế như về công tác quản lý, triển khai dự án, trình độ của đội ngũ cán bộ nông thôn. Xã cần chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật áp dụng vào nuôi trồng sản xuất nông nghiệp và tăng cường thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp bên ngoài tạo công ăn việc làm cho người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm 2011-2014.
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản
pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao
động – xã hội.
3. Chính phủ (2009), Bộ tiêu chí Nông thôn mới do Chính phủ ban
hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg Chính phủ ngày 16 tháng 4 năm 2009,
Hà Nội.
4. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015.
5. Giáp thị Dậu, “Thực trạng và giải pháp nhằm xây dựng nông
thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2015’’.
6. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và
nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia.
7.Thủ tướng chính phủ (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/08/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn’’, Hà Nội.
8. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày
16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới kèm theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí áp dụng riêng cho từng vùng ở Việt Nam.
9. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.