Điều kiện sống ···········································································

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đồng thịnh huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 30)

dân như thế nào. Tài sản về nguồn nước, nhà vệ sinh. Nó giúp ta thấy được bao quát hoàn cảnh sống của người dân. Rồi từ đó đưa ra được những phương hướng và giải pháp khắc phục.

2.2.1.5. Tiếp cận thông tin

Sử dụng thước đo tiếp cận thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và truyền thông cho người nghèo là rất quan trọng. Vì tình trạng tiếp cận thông tin của người nghèo còn rất hạn chế. Người nghèo vẫn chưa coi trọng việc tiếp cận thông tin, chưa nhận thấy được tầm quan trọng của nó.

2.2.2. Đặc điểm nghèo đói của nước ta

Việt Nam đã đạt được thành tựu rất ấn tượng trong công tác giảm nghèo những năm vừa qua; Tỷ lệ nghèo giảm liên tục ở tất cả các nhóm dân cư, cả ở thành thị và nông thôn, trong cả cộng đồng dân tộc Kinh và cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS), và trên mọi khu vực địa lý. Tỷ lệ nghèo chung giảm đáng kể từ 58,1% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2008, và xuống dưới 10% năm 2010 (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, 2012). Tỷ lệ

nghèo lương thực giảm hơn 2/3, từ 24,9% năm 1993 xuống còn 6,9% năm 2008, và thậm chí còn giảm nhiều hơn trong năm 2010. Tình trạng nghèo không chỉ giảm trên diện rộng mà còn giảm đáng kể về chiều sâu theo đo lường dựa trên chỉ số khoảng cách nghèo trên cả nước (từ 18,5% năm 1993 xuống còn 3,5% năm 2008) ở cả thành thị (từ 6,4% năm 1993 xuống 0,5% năm 2008) và nông thôn (từ 21,5% năm 1993 xuống 4,6% năm 2008), trong tất cả các nhóm dân tộc và vùng lãnh thổ địa lý.

Tuy đạt được thành tích đáng kể như trên nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối diện với nhiều thách thức để duy trì kết quả giảm nghèo đã đạt được; Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các khu vực và nhóm dân số khác nhau. Tỷ lệ nghèo vẫn khá cao ở vùng Tây Bắc (32,7%), vùng ven biển Bắc Trung Bộ (19,3%), Tây Bắc và Đông Bắc (17%), những nơi có tỷ lệ cao các dân tộc thiểu số. Sự không đồng đều đã trở thành vấn đề nổi bật, không chỉ với mức sống tiền tệ, mà còn ở sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, an sinh xã hội và những lĩnh vực khác của cuộc sống.

Nghèo cùng cực vẫn tồn tại, đặc biệt ở các nhóm dân tộc thiểu số và các khu vực khó khăn. Năm 2008, 50% dân số dân tọc thiểu số vẫn sống dưới chuẩn nghèo chung và có tới 31% rơi vào cảnh nghèo lương thực. Các nhóm dân tộc thiểu số (đặc biệt là Ba-na, Gia-rai, Ê đê, Co-ho, H’mông và Mường...) chiếm hơn một nửa tổng số người nghèo ở Việt Nam và có tốc độ giảm nghèo thấp hơn nhiều so với dân tộc Kinh. Nghèo cùng cực vẫn tồn tại trong nhóm dân tộc thiểu số (thiếu lương thực, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo và tiếp cận các dịch vụ xã hội hạn chế…)

Nghèo thành thị, nghèo của những lao động di cư, lao động khu vực không chính thức, v.v... đang hình thành những nhóm nghèo mới. Nghèo thành thị giảm từ 25,1% năm 1993 xuống 3,3% năm 2008 cho thấy rằng nghèo thu nhập không còn là hiện tượng lan rộng ở khu vực thành thị nữa. Tuy nhiên, đô

thị hóa nhanh và tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị những năm gần đây có liên quan với những vấn đề xã hội bức xúc, bao gồm nhà ở không đủ tiêu chuẩn, nước sạch và vệ sinh, ô nhiễm, hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và an sinh xã hội, v.v... đặc biệt ở nhóm lao động di cư nghèo và lao động khu vực không chính thức. Kết quả là, một tỷ lệ đang gia tăng trong các nhóm dân thành thị phải đối diện với thiếu thốn về nhiều mặt trong cuộc sống thay vì thu nhập thấp. Kết quả khảo sát nghèo đô thị năm 2009 chỉ ra rằng trong khi tỷ lệ nghèo thu nhập ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rất thấp (1,27% và 0,31%,), với tỷ lệ này thì có thể coi như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không còn nghèo về thu nhập hay chi tiêu, nhưng xét ở khía cạnh khác thì một bộ phận lớn người dân di cư ở hai thành phố này đang phải đối diện với nhiều thiếu thốn khác như vấn đề nhà ở tồi tàn, nước không bảo đảm vệ sinh hoặc thiếu, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe còn nhiều rào cản về cơ chế hành chính hoặc quá đắt đỏ so với thu nhập của họ… Thành phố Hồ Chí Minh đã "giàu hơn" Hà Nội về thu nhập nhưng lại "nghèo đa chiều” hơn Hà Nội. Phương pháp tiếp cận đa chiều rất quan trọng khi cho thấy khác biệt đáng kể giữa dân di cư và dân định cư, trong khi đó phương pháp tiếp cận dựa vào thu nhập lại ẩn đi chênh lệch này. Do vậy đánh giá nghèo đòi hỏi một phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm đảm bảo tính toàn diện và bền vững của giảm nghèo.

Nguy cơ tái nghèo cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự bất ổn kinh tế vĩ mô, những thảm họa thiên tai nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, và những cú sốc mang tính đặc thù như chi tiêu y tế trong những hoàn cảnh mặc bệnh hiểm nghèo. Tỷ lệ hộ thoát nghèo năm 2006 lại tái nghèo vào năm 2008 tăng lên 32% trong tổng số hộ nghèo năm 2008. Điều này mang hàm ý chính sách quan trọng: nỗ lực giảm nghèo cần một khung toàn diện hơn để mở rộng cơ hội và phát huy năng lực nắm bắt thời cơ giúp

người nghèo thoát nghèo bền vững, giảm rủi ro và bảo vệ người dân khỏi rơi vào nghèo đói trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng tốc chuyển dịch sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đều thống nhất rằng nghèo là một hiện tượng nhiều mặt trong đó thiếu thu nhập chỉ là một trong số những thiếu hụt mà người dân phải đối mặt. Họ cũng ngày càng nhận ra rằng các phương pháp đo lường nghèo cần bao trùm những thiếu hụt cấp thiết nhất và có liên hệ lẫn nhau mà người nghèo phải đối mặt, và rằng phương pháp đo lường nghèo đa chiều sẽ giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về tình trạng nghèo, từ đó cải thiện việc hoạch định và thực thi chính sách giảm nghèo hiệu quả hơn [2].

2.2.3. Ảnh hưởng của đói nghèo đến sự phát triển xã hội và con người

Đói nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Nó kìm hãm đi sự phát triển, họ luôn phải sống trong tâm trạng lo âu, lo cơm ăn, áo mặc, việc làm và các hoạt động thiết yếu cần có trong cuộc sống.

Nghèo khó không chỉ ở khía cạnh vật chất mà nó còn nghèo về mặt tinh thần. Tâm trạng không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, hiệu quả sản xuất. Làm giảm khả năng tham gia các hoạt động cộng đồng, khiến cho người nghèo ngày càng trở nên rụt rè, lánh xa cộng đồng. Thiếu đi niềm tin và hoài bão trong cuộc sống. Thêm vào đó, người nghèo lại rất sợ rủi ro, vì rủi ro sẽ lại càng đem đến cho họ những phiền não và không thể nào thoát ra được cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Làm giảm đi hạnh phúc gia đình, con cái không được đến lớp vì bố mẹ không có khả năng tri trả tiền học phí, tiền sách vở,.. Làm giảm đi số lượng người lao động trong gia đình [10].

Ảnh hưởng đến sức khỏe của người nghèo, vì thu nhập thấp, công việc thì bấp bênh, không ổn định, khi bị ốm thì không dám đến viện khám vì sợ phải đóng tiền viện phí. Do trình độ hiểu biết kém, không biết tu chí làm ăn nên vẫn không thoát được tình trạng nghèo đói.

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các chiều nghèo của các hộ dân trong cộng đồng xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, gồm 4 xóm Hạ Bạc, Tâm Bưởi, Đồng Dân, Đồng Thanh.

3.1.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu

Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 3 năm 2012- 2013- 2014. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2014. Đề tài thực hiện từ tháng 01 đến 05 năm 2015.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều so với đơn chiều của xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

- So sánh được thực trạng nghèo đa chiều theo các phương án được nêu trong đề án giảm nghèo đa chiều của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội.

- Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn tới nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững tại địa bàn nghiên cứu.

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập từ các nguồn có sẵn được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước và các báo cáo đánh giá tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông huyện Yên Lập, của UBND xã Đồng Thịnh. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân và các tổ chức KT - XH, tình hình nghèo đói của xã trong những năm 2012-2014, mạng internet,...

3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ gia đình trên địa bàn xã Đồng Thịnh. Để thu thập được số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ bằng bảng phiếu điều tra được lập sẵn.

Quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức các hộ gia đình để biết được tình hình nghèo đói và tình hình của địa phương. Vai trò giảm nghèo bền vững đối với phát triển kinh tế của hộ. Từ đó nắm được một cách tương đối thông tin về tình hình cơ bản như thu nhập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi phí sản xuất, tài sản, nguồn vốn... của hộ, những thuận lợi và khó khăn, những dự định trong tương lai để giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

- Lấy 4 xóm trong tổng số 15 xóm của xã. Trong đó:

+ Chọn một xóm có tình hình kinh tế phát triển nhất (xóm Đồng Thanh) + Chọn hai xóm có tình hình phát triển kinh tế thuộc loại trung bình (xóm Tâm Bưởi, xóm Hạ Bạc)

+ Chọn một xóm có tình hình phát triển kinh tế thuộc loại kém phát triển (xóm Đồng Dân)

Chọn 4 xóm trong 15 xóm nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của xóm.

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.3.3.1. Phương pháp so sánh

Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu nhập để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

3.3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo, để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đồng Thịnh là một xã trung du miền núi của huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ, bao quanh là đồi núi. Vị trí giáp ranh như sau: Phía Bắc giáp thị trấn Yên Lập; phía Nam giáp xã Phúc Khánh; phía Đông giáp xã Đồng Lạc; phía Tây giáp xã Thượng Long.

4.1.2. Điều kiện tự nhiên

4.1.2.1. Điều kiện khí hậu

Khí hậu của xã mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm.

- Nhiệt độ trung bình năm của xã khoảng 20 - 25ºC. Vào mùa đông nhiệt độ dưới 15ºC, tháng lạnh nhất là tháng 1 thường dưới 10ºC. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình trên 30ºC, tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7, nhiệt độ từ 31,5 - 38ºC. Biên độ giao động nhiệt ngày và đêm 6-7ºC.

- Độ ẩm trung bình/năm: 70%. Độ ẩm cao nhất 90%, độ ẩm thấp nhất 60%. - Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1500 mm.

- Tốc độ gió trung bình 2,20 m/s, hướng gió Tây Bắc, Đông Nam.

4.1.2.2. Thuỷ văn

- Trên địa bàn xã Đồng Thịnh có mạng lưới sông suối, hồ nhỏ bắt nguồn từ khe núi chảy ra.

- Lượng nước:

+ Về mùa mưa cung cấp đủ lượng nước cho sản xuất.

+ Về mùa khô lượng nước cung cấp cho sản xuất không đảm bảo

4.1.2.3. Cảnh quan thiên nhiên

có một cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Đặc biệt trên địa bàn xã còn có trên 70% dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc mường, nên văn hoá địa phương mang đậm bản sắc văn hoá nông thôn vùng cao.

4.1.3. Hiện trạng về kinh tế

4.3.1.1. Kinh tế

- Giá trị tổng sản phẩm xã hội năm 2014 đạt 39.959,4 triệu đồng. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt 12,8%.

+ Giá trị ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2014 đạt 26.419 triệu đồng.

+ Giá trị ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dưng cơ bản đạt 8.625,3 triệu đồng.

+ Giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 4.915,1 triệu đồng - Bình quân lương thực năm 2014 đạt 517 kg/người/năm. - Bình quân thu nhập đầu người năm 2014 đạt 5,54 triệu đồng/người/năm.

- Cơ cấu kinh tế: năm 2014 + Nông nghiệp: 75%

+ Xây dựng cơ bản - Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: 13,5% + Thương mại - dịch vụ: 11,5%

4.1.3.2. Sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của xã là sản lượng lương thực tăng hàng năm.

* Trồng trọt:

- Cây lúa: Diện tích gieo cấy là 520 ha. So với cùng kỳ đạt 100%; Bình quân năng suất cả năm ước đạt 53,6 tạ/ha; Sản lượng đạt: 2.788 tấn. Trong đó diện tích lúa lai:; 261 ha; so kế hoạch đạt 92%.

+ Thực hiện vụ chiêm: Diện tích gieo cấy 210 ha; so kế hoạch đạt 100%; so cùng kỳ đạt 100%; Năng suất: 56 tạ/ha; sản lượng: 1.176 tấn.

+ Thực hiện vụ mùa: Diện tích gieo cấy 310 ha; so cùng kỳ đạt: 100%; so kế hoạch đạt 100%; Năng suất: 52 tạ/ha; sản lượng 1.612 tấn.

- Cây ngô: Diện tích gieo cấy 310ha; so cùng kỳ đạt: 254,6%; so kế hoạch đạt 100%; Năng suất 38 tạ/ha; sản lượng 539,5 tấn.

- Cây đậu tương: Diện tích 8 ha; so kế hoạch tăng 100%; so cùng kỳ đạt 123%. Năng suất: 11 tạ/ha; sản lượng: 14,0 tấn.

- Cây lạc: Diện tích 12,4ha; so cùng kỳ đạt 58,2%; năng suất 17 tạ/ha; sản lượng 30,3 tấn.

- Cây sắn: Diện tích 43,2 ha; năng suất 120 tạ/ha; sản lượng 5.020 tấn. - Rau màu, đậu đỗ các loại: 56,1 ha, năng suất bình quân 54 tạ/ha, sản lượng đạt 30,3 tấn.

- Cây chè: Diện tích 147,4 ha. Diện tích chè cho sản phẩm là 130 ha,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đồng thịnh huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)