Kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đồng thịnh huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 38)

- Giá trị tổng sản phẩm xã hội năm 2014 đạt 39.959,4 triệu đồng. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân đạt 12,8%.

+ Giá trị ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2014 đạt 26.419 triệu đồng.

+ Giá trị ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dưng cơ bản đạt 8.625,3 triệu đồng.

+ Giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 4.915,1 triệu đồng - Bình quân lương thực năm 2014 đạt 517 kg/người/năm. - Bình quân thu nhập đầu người năm 2014 đạt 5,54 triệu đồng/người/năm.

- Cơ cấu kinh tế: năm 2014 + Nông nghiệp: 75%

+ Xây dựng cơ bản - Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: 13,5% + Thương mại - dịch vụ: 11,5%

4.1.3.2. Sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của xã là sản lượng lương thực tăng hàng năm.

* Trồng trọt:

- Cây lúa: Diện tích gieo cấy là 520 ha. So với cùng kỳ đạt 100%; Bình quân năng suất cả năm ước đạt 53,6 tạ/ha; Sản lượng đạt: 2.788 tấn. Trong đó diện tích lúa lai:; 261 ha; so kế hoạch đạt 92%.

+ Thực hiện vụ chiêm: Diện tích gieo cấy 210 ha; so kế hoạch đạt 100%; so cùng kỳ đạt 100%; Năng suất: 56 tạ/ha; sản lượng: 1.176 tấn.

+ Thực hiện vụ mùa: Diện tích gieo cấy 310 ha; so cùng kỳ đạt: 100%; so kế hoạch đạt 100%; Năng suất: 52 tạ/ha; sản lượng 1.612 tấn.

- Cây ngô: Diện tích gieo cấy 310ha; so cùng kỳ đạt: 254,6%; so kế hoạch đạt 100%; Năng suất 38 tạ/ha; sản lượng 539,5 tấn.

- Cây đậu tương: Diện tích 8 ha; so kế hoạch tăng 100%; so cùng kỳ đạt 123%. Năng suất: 11 tạ/ha; sản lượng: 14,0 tấn.

- Cây lạc: Diện tích 12,4ha; so cùng kỳ đạt 58,2%; năng suất 17 tạ/ha; sản lượng 30,3 tấn.

- Cây sắn: Diện tích 43,2 ha; năng suất 120 tạ/ha; sản lượng 5.020 tấn. - Rau màu, đậu đỗ các loại: 56,1 ha, năng suất bình quân 54 tạ/ha, sản lượng đạt 30,3 tấn.

- Cây chè: Diện tích 147,4 ha. Diện tích chè cho sản phẩm là 130 ha, năng suất 80 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1190 tấn. Trong đó chè trồng mới, trồng lại là 9,0 ha.

* Chăn nuôi:

- Số lượng gia súc trong toàn xã như sau:

+ Tổng đàn trâu: 399 con so cùng kỳ 5%. So kế hoạch tăng 2,3%.

+ Tổng đàn bò: 179 con. So cùng kỳ đạt 95,2%. So kế hoạch đạt 94,2%. Trong đó, Bò lai sind 158 con.

+ Tổng đàn lợn: 7.145 con. So cùng kỳ tăng 32,7%. So kế hoạch tăng 38,4%. Trong đó, lợn nái 620 con.

+ Gia cầm: 60.000 con. So cùng kỳ đạt 100%. So kế hoạch đạt 100%. - Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 59 ha, sản lượng 146 tấn. So kế hoạch đạt 100%.

4.1.3.3. Sản xuất Lâm nghiệp.

- Trồng rừng mới tập trung: 45 ha; Trồng cây phân tán diện tích 6 ha = 12.000 cây; so kế hoạch đạt 100%. Chăm sóc rừng trồng khoanh nuôi bảo vệ 112 ha.

- Làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong năm trên địa bàn không để xảy ra vụ cháy rừng nào. Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng thường trực liên tục trong những ngày nắng khô hanh kéo dài, kiểm tra sâu sát đến các chủ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn xã không để xảy ra vụ vi phạm lâm luật nào, các chủ rừng làm tốt công tác kiểm tra bảo vệ, kịp thời xử lý các tình huống ngay từ cơ sở.

4.1.3.4. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Hiện trên địa bàn xã có 149 phương tiện và cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó: vận tải 15 chiếc, xe taxi - du lịch 6 chiếc, say sát 12 chiếc, sản xuất gạch không nung 7 cơ sở, may mặc 11 cơ sở, mộc dân dụng 6 cơ sở, chế biến sản xuất gỗ nguyên liệu: 5 cơ sở, photo coppy 1 cơ sở và nhiều hộ gia đình bán hàng tạp hóa.

4.1.4. Hiện trạng dân cư nông thôn

4.1.4.1. Dân số

Theo kết quả điều tra năm 2014 toàn xã có 7.238 người, 1.853 hộ. Trong đó nam 3474 người, nữ: 3764 người. Quy mô hộ khoảng 4 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%. Mật độ phân bố dân cư khoảng 330 người/km².

4.1.4.2. Lao động

Tổng lao động trên địa bàn xã là 3160 người, lao động qua đào tạo là 256 người (chiếm 8,1%). Trong đó lao động nữ 1600 người, lao động nam là 1560 người. Trong đó lao động trong nông nghiệp là 2370 người, chiếm tỷ lệ 75%.

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động xã Đồng Thịnh năm 2014 Số TT Hạng mục Đơn vị tính Năm 2014 I Dân số Ngƣời 1.1

Tổng dân số Người 7238

Nam Người 3524

Nữ Người 3714

1.2 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,9

1.3 Mật độ phân bố dân cư Người/Km2

330

II Lao động

2.1

Tổng số lao động Lao động 3160

- Lao động nữ Lao động 1600

- Lao động nam Lao động 1560

2.2 Lao động qua đào tạo Lao động 256

2.3 Tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm nghiệp. (%) 75

2.4 Tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, vận tải xây dựng. (%) 13,5 2.5 Tỷ lệ lao động trong ngành thương mại dịch vụ. (%) 11,5

(Nguồn: Báo cáo thống kết năm 2014 của UBND xã Đồng Thịnh)

Như vậy ta thấy được rằng lao động qua đào tạo của Đồng Thịnh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 8,1%. Tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông nghiệp còn cao 75%. Trong thời gian tới cần mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động, phát triển các ngành phi nông nghiệp để thu hút người lao động chuyển từ ngành nông nghiệp sang.

4.1.5. Hiện trạng về hạ tầng xã hội

4.1.5.1. Giáo dục

- Tổng số học sinh huy động ra lớp là 1.274 em; so kế hoạch đạt 100%; so cùng kỳ giảm 0,8%.

- Trường mầm non: 417 học sinh. Nhà trẻ 75 em; mẫu giáo 333 cháu; tỷ lệ bán trú đạt 100%; tổng số 14 lớp; trường có 50 cán bộ giáo viên.

- Tiểu học 539 em; với 21 lớp; so kế hoạch đạt 100%; toàn trường có 36 cán bộ giáo viên.

- Trung học cơ sở: 317 em; so kế hoạch đạt 100%; toàn trường có 11 lớp và 28 cán bộ giáo viên.

4.1.5.2. Trạm y tế

- Trạm y tế của xã có 8 giường bệnh và có 09 phòng: 01 phòng phụ sản, 01 phòng khám, 01 phòng trực, 01 phòng hậu sản, 01 phòng tiêm, 01 phòng họp, 01 phòng đông y, 01 phòng trực, 01 phòng bệnh nhân.

- Cán bộ trong trạm: Trạm có 6 cán bộ trong đó có 01 bác sỹ, 03 y sỹ, 01 điều dưỡng, 01 dược sỹ.

4.1.5.3. Thông tin liên lạc

- Bưu điện xã là nhà cấp III, xuống cấp. Diện tích đất là 500 m², diện tích sàn 50 m².

- Xã có 2 trạm truyền thanh.

4.1.5.4. Văn hoá thể thao

Trong những năm gần đây phong trào văn hóa, thể thao khá sôi động, được tổ chức từ cấp thôn và mọi tầng lớp nhân dân tham gia, cụ thể đã tổ chức được nhiều buổi văn nghệ, nhiều phong trào thể thao như hoạt động bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, cầu lông… Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật Nhà nước được chú trọng hơn, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các giá trị văn hoá truyền thống được khơi dậy, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá của khu dân cư được các cấp, các ngành quan tâm và được nhân dân ủng hộ.

4.1.5.5. Nhà ở dân cư

- Dân cư của xã phân bố theo 15 thôn.

- 3 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn rất ít khoảng 5%.

- Đất ở bình quân các hộ dân trên địa bàn xã khoảng 320 m²/hộ

- Hiện tại, xã còn nhiều nhà tạm 412 nhà (chiếm 10,2% tổng số nhà trên địa bàn xã).

4.1.6. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

4.1.6.1. Giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã hiện nay khá dày đặc, nhưng hầu hết các con đường trong xã đều nhỏ hẹp và nền đất, chưa được cứng hoá vì vậy chất lượng các con đường hiện nay rất xấu, nhất là vào mùa mưa. Mặt đường rất xấu, và nhỏ hẹp nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải và giao lưu hàng hóa của nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của xã còn gặp nhiều hạn chế.

4.1.6.2. Hệ thống cấp điện

Toàn xã có 15/15 thôn đã có điện, số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn là 1793 hộ, đạt tỷ lệ 96,76%. Một số trạm biến áp công suất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

* Trạm biến áp:

Xã có 7 trạm điện cung cấp điện cho toàn xã. Tuy nhiên do địa bàn xã rộng, và địa hình phức tạp nên một số khu vực trong xã chưa có đường điện đến hoặc đã có điện nhưng điện yếu, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

* Hệ thống đường dây: - Đường dây hạ thế: 7000 m - Đường dây trung thế: 3500 m.

4.1.6.3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt

Người dân trong xã chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng tự đào và sử dụng giếng nước khoan. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chỉ đạt khoảng 70%.

- Nước thải: Hiện xã không có rãnh thoát nước trong khu dân cư do dân ở thưa thớt và không tập trung. Nước thải sinh hoạt của bà con trong xã chủ yếu là tự thấm và chảy theo địa hình ra kênh mương, cánh đồng, sông suối.

4.2. Thực trạng nghèo đói của Xã Đồng Thịnh

4.2.1. Tỷ lệ nghèo đói của xã Đồng Thịnh qua 3 năm

Xã Đồng Thịnh năm 2014 có 1853 hộ, trong đó tổng số hộ nghèo trong toàn xã có 452 hộ. Hộ cận nghèo 731 hộ. Tỷ lệ nghèo đói của địa phương qua 3 năm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở xã Đồng Thịnh qua 3 năm 2012 - 2014 Hộ 2012 2013 2014 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Nghèo 530 31,44 496 28,6 452 24,39 Cận nghèo 524 31,07 629 36,29 731 39,45

(Nguồn: thống kê của UBND xã Đồng Thịnh)

Trong 3 năm gần đây nhìn chung số hộ nghèo đã giảm xuống. Năm 2012 có 530 hộ/1686 hộ, chiếm 31,44%. Đến năm 2014 còn 452 hộ (24,39%), giảm 7,05%. Số hộ cận nghèo tăng lên. Năm 2012 có 524 hộ/1686 hộ (31,07%). Đến năm 2014 có 731 hộ (39,45%), tăng 8,38%. Đây là một sự nỗ lực lớn của toàn bộ người dân cùng với các cấp các ban ngành liên quan. Tỷ lệ hộ nghèo được thống kê trên toàn xã năm 2014 được thống kê lại ở bảng sau:

Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo phân bố trên toàn xã giai đoạn 2012-2014 STT Tên xóm Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) 1 Hạ Bạc 92 21 22,83 2 Đồng Bài 103 34 33 3 Minh Tiến 137 32 23,35 4 Tân Lập 89 18 20,22 5 Lương Đẩu 146 37 25,34 6 Tâm Bưởi 128 32 17,19 7 Đồng Tiến 115 31 26,95 8 Lèn 165 28 16,96 9 Đồng Dân 112 46 41,07 10 Đồng Chát 87 27 31,03 11 Đồng Thanh 204 32 15,68 12 Thắng Quê 142 35 24,64 13 Thống Nhất 74 19 25,67 14 Bằng Thung 105 29 27,61 15 Tân Hoa 154 31 20,13

(Nguồn: Thống kê của UBND xã Đồng Thịnh năm 2014)

Qua bảng ta thấy: số hộ dân phân bố tại các xóm là không đều cao nhất là xóm Đồng Thanh với 204 hộ dân, ít nhất là xóm Thống Nhất với 74 hộ dân. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là xóm Đồng Dân với 41,07%, và có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là xóm Đồng Thanh 15,68%. Những hộ nghèo trong xã thường rơi vào những hộ có đất canh tác ít, khó canh tác, sức khỏe kém, trong nhà có người già neo đơn, có trình độ văn hóa, trình độ học vấn thấp, hay nhà có con cái khá đông, không đủ tiền nuôi dạy con cái. Hay có những hộ làm ăn thua lỗ, mất mùa, do bệnh dịch dẫn đến nghèo đói… không thể thoát nghèo được.

Hộ nghèo và cận nghèo là những hộ cần được địa phương, chính quyền, nhà nước và mọi người quan tâm. Có các chính sách đúng đắn, kịp thời giúp họ giảm nghèo bền vững vừa mang tính chất nhân văn, vừa mang tính chất xã hội.

4.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ điều tra

4.2.2.1. Thực trạng nghèo đa chiều - Giáo dục

Bảng 4.4: Bằng cấp cao nhất trong gia đình của các hộ điều tra năm 2014

Bằng cấp Khá và giàu Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Số hộ Tỷ lệ (% Tiểu học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 THCS 2 2,50 3 3,75 6 7,50 12 15 23 28,75 THPT 6 7,50 11 13,75 9 11,25 7 8,75 33 41,25 Cao đẳng 4 5,00 3 3,75 5 6,25 1 1,25 13 16,25 Đại học 8 10,00 3 3,75 0 0 0 0 11 13,75 Thạc sĩ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tiến sĩ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy, có 23 hộ có bằng cấp cao nhất là THCS chiếm 28,75% thì nhóm hộ nhèo đã chiếm đa số 15%. Nhóm hộ nghèo không có hộ nào có bằng cấp cao nhất là đại học, chỉ có 1 hộ nghèo có bằng cấp cao nhất là cao đẳng chiếm 1,25%. Bằng cấp cao nhất là THPT có 33 hộ chiếm 41,25%. Bằng cấp cao nhất là cao đẳng có 13 hộ chiếm 16,25%. Bằng cấp cao nhất là Đại học chiếm 13,75%, trong đó hộ khá, giàu đã chiếm 10%. Như vậy, sự chênh lệch về học vấn giữa người khá, giàu và người nghèo là khá cao, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.

Bảng 4.5: Thực trạng về giáo dục của các hộ điều tra năm 2014

STT Chỉ số đo lƣờng

Giàu và khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Trình độ giáo dục của người lớn 3 3,75 10 12,50 15 18,75 16 20,00 44 55,00 2 Tình trạng đi học của trẻ em 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 3 3,75 10 12,50 15 18,75 16 20,00 44 55,00

(Nguồn: số liệu điều tra)

Qua 80 hộ điều tra, ta thấy trình độ giáo dục của người lớn là có 44 hộ chiếm 55%, trong đó nhóm hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao nhất là 20% và nhóm hộ khám giàu chiếm tỉ lệ thấp là 3,75%.

Những hộ khá, giàu có điều kiện phát triển kinh tế nên họ có điều kiện để đầu tư cho con em đi học nên có tỷ lệ học vấn, bằng cấp cao hơn so với những hộ nghèo. Những hộ nghèo, thu nhập thấp tiền trang trải sinh hoạt trong gia đình còn khó khăn nên không có khả năng lo cho con cái đi học, nhiều gia đình vẫn có suy nghĩ chỉ cần cho con đi học để không mù chữ không cần phải học cao. Đây chính là nguyên nhân tạo nên cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói ở khu vực nông thôn hiện nay.

4.2.2.2. Thực trạng nghèo đa chiều - Y tế

Vấn đề chăm sóc sức khỏe hiện vẫn là vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, năng suất lao động giảm xuống, kéo theo thiếu thốn về điều kiện vật chất, người nghèo vẫn quanh quẩn trong vòng đói nghèo và không thoát ra được.

Bảng 4.6: Thực trạng về tiếp cận y tế và bảo hiểm y tế của các hộ điều tra năm 2014

STT

Chỉ số đo lƣờng

Giàu và

khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Tiếp cận các dịch vụ y tế 2 2.50 1 1,25 2 2,50 4 5,00 9 11,25 2 Bảo hiểm y tế 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 2 2,50 1 1,25 2 2,50 4 5,00 9 11,25

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đồng thịnh huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)