Vốn ························································································

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đồng thịnh huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 60)

công việc mang tính chất an toàn, không thu lợi nhuận dẫn đến nghèo đói. Hộ có vốn vay nhưng không biết cách sử dụng vốn hợp lý, lạm dụng vốn vào những hoạt động không đem lại lợi nhuận.

- Do hộ nghèo ỉ lại, không muốn thoát nghèo, vì hộ nghèo nhận được rất nhiều chính sách của nhà nước. Do đó, tâm lý không muốn thoát nghèo của người dân rất phổ biến.

- Sức khỏe kém, chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe làm giảm sức lao động và làm giảm thu nhập dẫn đến nghèo.

- Do ăn tiêu lãng phí, mắc tệ nạn xã hội.

- Do gia đình có người tàn tật, ốm yếu mất khả năng lao động, không có tiếng nói trong gia đình và cộng đồng. Thực tế, một hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ dễ ràng rơi vào nghèo đói.

- Thiếu tài sản sản xuất vẫn phải đi mượn đi thuê làm cản trở sự phát

triển kinh tế gia đình.

4.4.2. Nguyên nhân khách quan

- Do điều kiện tự nhiên, môi trường ô nhiễm, thời tiết không thuận lợi,

dẫn đến mất mùa, bệnh dịch, sảy ra.

- Do thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh thay đổi liên tục.

- Do giao thông đi lại khó khăn nên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của các hộ dân.

4.4.3. Nguyên nhân do cơ chế chính sách của nhà nước

- Áp dụng các chính sách cứng nhắc từ trên xuống, không phù hợp và không phù hợp với từng đối tượng.

- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kém, chưa hoàn thiện và đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và sản xuất phát triển.

- Chưa hoàn thiện về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo (thuế, tín dụng ưu đãi), thiếu chính sách trợ giúp đối với gia đình và xã hội, cũng như chính sách tệ nạn xã hội.

- Thiếu sự quan tâm chặt chẽ từ chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, các chính sách giáo dục, y tế, việc làm chưa đồng bộ và chồng chéo.

4.5. Giảm nghèo bền vững

4.5.1. Giải pháp về các chiều nghèo

4.5.1.1. Giáo dục

Để nâng cao kiến thức, cũng như tay nghề của người lao động cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương. Sau đây là một số giải pháp:

- Khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đi học tới trường bằng cách giáo dục nhận thức cho cha mẹ chúng về tầm quan trọng của tri thức, rằng đó là một cách nỗ lực để tự thoát nghèo của chính bản thân họ.

- Thực hiện miễn giảm học phí cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con thương binh liệt sỹ, con em gia đình chính sách...

- Cải thiện phương pháp tiếp cận với giáo dục phù hợp với khả năng của học sinh.

- Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn hoặc chung hạn cho người lao động và khuyến khích họ đi học ngay chính tại huyện hoặc xã. Hướng nghiệp cho thanh niên trong độ tuổi lao động có định hướng trước về ngành nghề của mình, để chủ động trong việc rèn luyện và học tập.

- Khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đầy sản xuất phát triển. Hiện nay còn nhiều hộ dân trong xã chưa biết lập kế hoạch sản xuất cho gia đình mình, thiếu kiến thức trong sản xuất. Cán bộ xã, cùng chính quyền địa phương cần tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý sử dụng vốn nhiều hơn nữa cho người dân. Tuy nhiên, việc hướng dẫn hộ nông dân phải cụ thể, phù hợp với trình độ của người dân, để họ thấy được lợi ích của việc học hỏi kinh nghiệm làm ăn và lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nếu không họ sẽ không muốn tham gia. Mặt khác sản xuất hộ nông dân chủ yếu là tự cấp, tự túc với trình độ lạc hậu nên kỹ thuật đưa vào phải thích ứng với điều kiện sản xuất của của các hộ dân.

4.5.1.2. Y tế

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tại địa phương nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.

- Tăng cường chất lượng dịch vụ y tế.

- Giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe.

- Xây dựng mô hình trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyên truyền, vận động người dân tham gia khám sức khỏe định kì và giúp họ thay đổi hận thức về vấn đề sức khỏe là rất quan trọng. Có sức khỏe thì năng suất lao động tang và cuộc sống của người dân mới được cải thiện.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để có thể khám chữa bệnh cho người dân được chính xác hơn.

- Tiếp tục thực hiện quyết liệt các chính sách tạo việc làm và đóng bảo hiểm y tế cho người dân khó khăn.

- Tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo và chính sách nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ.

4.5.1.3. Nhà ở

- Thực hiện những chính sách xóa bỏ những ngôi nhà tạm, nhà đơn sơ. Thay thế vào đó là những ngôi nhà tình thương, giúp cho người nghèo có được nơi ở vững chắc.

- Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho các hộ gia đình khó khăn.

4.5.1.4. Điều kiện sống

- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và hợp vệ sinh. - Nhà nước hỗ trợ, chuyển giao khoa học kĩ thuật mới đến người dân, nhằm cho họ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Các hộ nghèo chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp. Mà sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian dài và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian quay vòng vốn chậm. Do đó tín dụng cho các hộ nghèo phải có đủ thời gian để họ thu hồi được vốn. Tạo vốn luân chuyển tín dụng là biện pháp cần thiết đối với hộ nghèo bởi họ không thể đầu tư khi họ thiếu ăn. Đồng thời tạo mọi điều kiện để người nghèo vay vốn với mức vốn vay, lãi suất và thời hạn vay ưu đãi để khuyến khích họ đầu tư sản xuất.

- Mở lớp tập huấn về sử dụng vốn và kỹ thuật canh tác cho người dân để họ sử dụng vốn đúng mục đích.

- Có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón… để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục đích khi vay. Ngoài ra ta nên gắn việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các chương trình (hoặc dự án) tín dụng có mục tiêu.

4.5.1.5. Tiếp cận thông tin.

- Bổ sung thêm nhân lực về thông tin và truyền thông cơ sở, có đầu tư về chuyên môn.

- Đầu tư xây nhà trạm phát thanh và truyền hình.

- Hỗ trợ thiết bị thu tín hiệu, thiết bị nghe - xem các thiết bị phụ trợ. - Khắc phục những hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin: phải tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ khai thác nội lực trong nhân dân đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Vì thế, cần động viên cho các hộ khá về kinh tế, có kinh nghiệm làm ăn, có tinh thần giúp đỡ, bồi dưỡng họ trở thành động lực tại chỗ tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuật mới và họ được giao trách nhiệm giúp đỡ các hộ nghèo xung quanh. Để hộ nông dân giúp đỡ nhau tại chỗ thì việc xóa đói giảm nghèo sẽ tốn chi phí thấp, hiệu quả cao.

4.5.2. Giải pháp về các nhóm hộ

Phân loại các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và xây dựng các chính sách cho từng nhóm đối tượng sau:

- Nhóm 1: Đối với nhóm đối tượng có thu nhập dưới mức sống tối thiểu và thiếu hụt ít nhất 33,33% các chỉ số có trọng số, sẽ áp dụng 1 số chính sách về an sinh xã hội như:

+ Đối với nhóm hộ thiếu hụt chỉ số về sức khỏe: Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Khuyến khích người nghèo đi khám bệnh khi ốm đau.

+ Đối với nhóm hộ thiếu hụt các chỉ số về mức sống bao gồm các chiều thiếu hụt là: nhà vệ sinh, nhà ở, nước sạch không đảm bảo, chưa đạt tiêu chuẩn, thông tin tiếp cận ít, thiếu những tài sản tiêu dùng thiết yếu. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, để cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, nước sạch; cấp, hỗ trợ thêm tài sản tiêu dùng và tài sản sản xuất cho hộ nghèo.

+ Đối với nhóm hộ thiếu hụt các chỉ số về giáo dục: Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối

với học sinh nghèo ở các cấp học; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo.

+ Vì đây là nhóm hộ có mức thu nhập dưới mức tối thiểu nên sẽ thực hiện những chính sách giúp tăng thu nhập cho hộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn với lãi xuất ưu đãi thấp để hỗ trợ sản xuất. Đồng thời gắn với việc dạy nghề, tạo việc làm, giới thiệu việc làm, nâng cao tay nghề hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao KT - CN vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả nguồn vốn giúp tăng thu nhập.

Ngoài ra, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

- Nhóm 2: Đối với nhóm đối tượng có thu nhập cao hơn chuẩn mực sống tối thiểu nhưng thiếu hụt ít nhất 33,33% chỉ số có trọng số trở lên. Là các hộ có thu nhập trên mức tối thiểu nhưng chưa giải quyết được vấn đề con cái đến trường, sức khỏe, nhu cầu sống. Sẽ có các chính sách hỗ trợ để bù đắp chỉ số thiếu hụt. Thực hiện các chính sách bù đắp các chiều thiếu hụt như ở nhóm 1. Bên cạnh đó ở nhóm này, số hộ nghèo chủ yếu là những hộ ở mức độ cận nghèo theo tiếp cận đơn chiều, đây là những hộ có thu nhập tương đối thấp, chỉ cao hơn mức tối thiểu và dễ rơi vào nghèo đói, do vậy bổ sung thêm chính sách làm tăng thu nhập cho hộ gia đình như tiếp cận vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm tăng thêm thu nhập.

- Nhóm 3: Đối với nhóm đối tượng được tiếp cận đầy đủ các chiều, nhưng thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu. Đây là hộ thuộc diện nghèo đơn chiều theo thu nhập, nhưng không thuộc hộ nghèo đa chiều, nguyên nhân là hộ

thất nghiệp tạm thời, vì vậy sẽ sử dụng các chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ giúp như đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm tạo thu nhập cho người lao động giúp hộ tăng thu nhập và giúp thoát nghèo.

- Nhóm 4: Đối với nhóm đối tượng có thu nhập trên mức sống tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều, sẽ sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để tác động, không thuộc đối tượng giảm nghèo và an sinh xã hội. Các hộ này, xây dựng các chính sách gây quỹ ủng hộ người nghèo, thực hiện các buổi chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kiến thức xã hội, kiến thức KH - KT áp dụng vào sản xuất, tay nghề chuyên môn với các hộ nghèo giúp người nghèo định hướng tương lai và có cơ hội thoát nghèo bền vững, tự giác cập nhật những thông tin mới va chính xác nhất.

Ngoài ra, cần thực hiện một số chính sách giúp địa phương giảm nghèo như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ người nghèo cần phải có tính ràng buộc, để người nghèo tự có ý thức vươn lên thoát nghèo.

- Hỗ trợ đúng mức cho con em hộ nghèo sau khi có công việc ổn định. - Có chính sách hỗ trợ những hộ có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.

- Cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở địa phương như các cơ sở chế biến thực phẩm. Thu mua sản phẩm cho người nghèo. Liên kết giữa 4 nhà: Nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà nông chặt chẽ hơn.

- Đầu tư vào Y tế, Trang thiết bị phải đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ và đào tạo bác sĩ giỏi. Miễn tri trả 100% viện phí cho người nghèo.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, thủy lợi, chợ,… ngày càng hoàn thiện hơn.

- Chính sách vay vốn ưu đãi hơn, quan tâm tới những người mới thoát nghèo. - Tạo các chính sách nghề nghiệp mới giúp cho người dân ít phụ thuộc vào nông nghiệp.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

- Qua đánh giá thực trạng nghèo qua hướng tiếp cận đa chiều tại xã Đồng Thịnh - Huyện Yên Lập - Tỉnh Phú Thọ cho thấy: trong 80 hộ nghiên cứu có 5 hộ (6,25%) thuộc hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng nằm trong nhóm hộ nghèo đơn chiều. 31 hộ (35%) thuộc hộ nghèo đa chiều, trong đó: có 12 hộ (15%) trong số những hộ nghèo đơn chiều,10 hộ (12,5%) trong nhóm hộ cận nghèo đơn chiều, 8 hộ (10,00%) trong nhóm trung bình và 1 hộ (1,25%) trong nhóm khá giàu của đơn chiều. Có 18 hộ (22,50%) thuộc hộ cận nghèo đa chiều, trong đó có 3 hộ (3,75%) trong nhóm hộ nghèo đơn chiều,có 8 hộ (10%) trong nhóm hộ cận nghèo đơn chiều, 5 hộ (6,25%) trong nhóm hộ trung bình của đơn chiều và 2 hộ (2,50%) trong nhóm hộ khá và giàu. Cho thấy, hộ nghèo đa chiều không chỉ có ở các hộ nghèo đơn chiều, mà còn ở các hộ trung bình, cận nghèo, khá và giàu. Tình Trạng nghèo còn phổ biến rộng rãi.

- So sánh được tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều so với tiếp cận đơn chiều theo thu nhập cho thấy: có 20 hộ thuộc nghèo đơn chiều thì có 36 hộ là nghèo đa chiều. Coi số hộ nghèo đơn chiều là 100%, vậy tỷ lệ số hộ nghèo đa chiều tăng 55,55%.

- Qua 2 phương án 1 và 2 thì theo tôi phương án 1 có tính khả thi hơn. - Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn tới nghèo đa chiều của xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo: Phân loại các đối tượng nghèo đa chiều và đề xuất các chính sách giảm nghèo áp dụng cho từng nhóm hộ nghèo và đối tượng nghèo. Ngoài các chính sách tăng thu nhập, ta phải quan tâm đến các

chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin nhằm góp phần giảm nghèo bền vững cho xã Đồng Thịnh.

5.2. Kiến nghị

- Cần tiến hành thêm nhiều đề tài nghiên cứu chi tiết về nghèo đa chiều cho toàn xã, mở rộng địa bàn nghiên cứu, chú ý đến sức khỏe, giáo dục và nhu cầu sống của người dân, bên cạnh đó kết hợp các chính sách kinh tế, tăng thu nhập cho người dân để giảm nghèo hiệu quả và bền vững.

- Cần nghiên cứu mức độ thiếu hụt các nhu cầu thiết yếu cho từng hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã đồng thịnh huyện yên lập tỉnh phú thọ (Trang 60)